Đậu tương Brazil khiến Trung Quốc khó hoàn tất thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung?
Xuất khẩu đậu tương của Brazil sang Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục vào tháng 4/2020 với hơn 9 triệu tấn. Theo trang mạng Financial Times, đậu tương là mặt hàng trọng tâm trong giao thương nông nghiệp Mỹ-Trung, chiếm gần 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc vào năm 2017 – thời điểm trước khi diễn ra cuộc chiến thương mại song phương.
Trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một được thông qua vào tháng 1/2020, Bắc Kinh cam kết sẽ mua ít nhất 80 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ trong vòng hai năm, bao gồm 36,5 tỷ USD trong năm 2020 – nhiều hơn mức 12,5 tỷ USD mà nước này chi trả trong năm 2017.
Tuy nhiên, theo Liên đoàn Nông nghiệp Mỹ (AFBF) đại diện cho nông dân Mỹ, Trung Quốc cho đến nay mới chỉ mua hơn 3 tỷ USD hàng hóa nông nghiệp Mỹ.
Seth Meyer, Giáo sư nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu chính sách nông nghiệp và thực phẩm tại Đại học Missouri và là cựu cố vấn kinh tế cấp cao tại Bộ Nông nghiệp Mỹ, cho biết việc đáp ứng mục tiêu mua 36,5 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ trong năm nay sẽ là một "nhiệm vụ hết sức nặng nề" đối với Trung Quốc.Giáo sư Meyer nói: "Giá hàng hóa đang có chiều hướng thấp hơn và đây là một thỏa thuận về giá trị chứ không phải một thỏa thuận về khối lượng. Do đó, họ (Trung Quốc) sẽ phải mua rất nhiều đậu tương (để đạt được mục tiêu)".Giá đậu tương trong các hợp đồng giao tương lai trên Sàn giao dịch Chicago đang được mua bán ở mức 8,57 USD/bushel (1 bushel đậu tương = 27,2 kg), thấp hơn 12% so với mức trung bình của năm 2017.Tuy nhiên, khu vực tư nhân của Trung Quốc hiện vẫn "thờ ơ" với đậu tương Mỹ.Mặc dù Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết có một số giao dịch thu mua đậu tương đáng chú ý của Trung Quốc được công bố trong tuần qua, nhưng theo các nhà phân tích, đây chỉ là những giao dịch của những các công ty nhập khẩu được nhà nước hậu thuẫn, bao gồm công ty chuyên về ngũ cốc Sinograin và doanh nghiệp nông nghiệp "khổng lồ" Cofco.
Trong khi đó, các dữ liệu theo dõi hàng hóa sơ bộ của hãng dịch vụ môi giới tàu biển Braemar ACM cho thấy khoảng 9,3 triệu tấn đậu tương đã được vận chuyển từ các bến cảng của Brazil tới Trung Quốc trong tháng 4/2020.Nhà phân tích Nick Ristic thuộc Braemar ACM nhận định: "Cho đến nay, Trung Quốc dường như đang cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của họ thông qua Brazil. Đó cũng là điều chúng tôi nhận thấy vào năm ngoái".
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc, việc mua đậu tương Brazil mang lại hiệu quả cao hơn về kinh tế.Sự kết hợp của ba yếu tố là vụ thu hoạch đậu tương đạt mức kỷ lục 125 triệu tấn của Brazil trong năm nay, đồng real của Brazil suy yếu so với đồng USD và giá cước vận chuyển thấp hơn đối với hàng hóa số lượng lớn đã giúp Trung Quốc có thể nhập khẩu loại hạt giàu chất dinh dưỡng này từ Brazil với giá rẻ hơn khoảng 23% so với nhập từ Mỹ.
Theo nhà phân tích Andy Allan thuộc công ty Agricallel, vụ thu hoạch đậu tương bội thu của Brazil giúp xuất khẩu mặt hàng này kéo dài đến tận tháng Tám.Ngoài ra, theo nhà máy xay xát đậu tương Bunge (Mỹ), giá bột đậu tương khá cao của Trung Quốc giúp quá trình gia công nguyên liệu đạt lợi nhuận, thúc đẩy việc nhập khẩu nguyên liệu thô từ Brazil vào Trung Quốc.
Các nhà xuất khẩu Mỹ cũng đã hy vọng Trung Quốc sẽ gia tăng việc mua thịt bởi nước này vẫn đang phải hứng chịu dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất thịt ở Mỹ phải đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến việc cung cấp thịt ngay trong nước Mỹ cũng trở nên khó khăn.Nhà phân tích Darin Friedrich thuộc tổ chức dịch vụ tài chính INTL FCStone nhận định "thật khó để tưởng tượng (thịt) sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu chính". Ông nói: "Thực tế là các công ty xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc sẽ gặp rủi ro nếu thị trường nội địa Mỹ không được cung cấp đầy đủ".Một nhà vận động hành lang giấu tên trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng vụ mùa trồng ngũ cốc và hạt có dầu của Mỹ trong năm nay hiện đang được tiến hành, và việc Trung Quốc không chắc chắn về khả năng mua hàng hóa nông sản gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho nông dân Mỹ./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Huawei chỉ trích việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chất bán dẫn
19:21' - 18/05/2020
Ngày 18/5, tập đoàn công nghệ Huawei đã chỉ trích việc Mỹ cắt đứt nguồn cung cấp chất bán dẫn cho Huawei, cho rằng động thái này sẽ gây bất ổn với lĩnh vực công nghệ cũng như các lĩnh vực khác.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed: Mỹ sẽ mất một thời gian để phục hồi kinh tế
09:44' - 18/05/2020
Ngày 17/5, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell khẳng định sẽ phải mất một thời gian để Mỹ có thể phục hồi sau những thiệt hại kinh tế mà đại dịch COVID-19 gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ khó có thể phục hồi nhanh chóng
13:30' - 16/05/2020
Các số liệu kinh tế mới công bố cho thấy kinh tế Mỹ đang đối mặt với những khó khăn lớn và có thể không phục hồi nhanh chóng.
-
Ý kiến và Bình luận
Những xu hướng kinh tế mới hậu COVID-19
18:16' - 02/04/2020
Ngày 1/4, tờ StraitsTimes của Singapore đã đăng tải bài bình luận của tác giả Vikram Khanna về những xu hướng kinh tế trong tương lai sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.