Đầu Xuân nói chuyện trang phục đi lễ
Bởi vậy, người Việt thường rất cẩn thận trong việc chọn trang phục, chỉn chu trong hành xử khi đi lễ, nhất là những ngày đầu Xuân, năm mới.
*Đi lễ cũng cần phải có văn hóa Từ xa xưa, người Việt nói chung và người theo đạo Phật nói riêng thường xuất hành ngày đầu Xuân bằng việc đi lễ chùa, cầu sức khỏe, bình an cho gia đình trong một năm mới.Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Lễ xong, người đi lễ thường xin nhà chùa một thứ gì đó về làm lộc đầu năm như là gạo, muối, diêm...
Nhà nghiên cứu dân tộc học, âm nhạc Dương Đình Minh Sơn cho biết: “Trước kia, người đến chùa, đi lễ, đặc biệt nữ giới, thể hiện bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc bằng những bộ trang phục như: Áo tứ thân, tay cầm chiếc nón quai thao, chân đi guốc mộc. Nam giới, các anh khóa và thanh niên vận bộ đồ trắng, chân đi guốc.Các cụ già mặc áo kép (trong áo trắng ngoài áo lương màu xanh lam), quần trắng tay kẹp ô, chân đi guốc. Đó là tâm thức trong việc khởi đầu về văn hóa của người Kinh trong những dịp đi lễ đầu Xuân năm mới của dân tộc".
Ngày nay, việc đi lễ đầu năm đã không còn giữ được nét đẹp mà ít nhiều đã bị "thương mại hóa", làm mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có của việc đi lễ đầu Xuân, vãn cảnh chùa, hay du Xuân. Nhiều người đi lễ không mang tâm thức, tâm linh, linh thiêng mà chỉ nghĩ đến việc mưu cầu đạt được thành tựu cho riêng mình bằng cái tâm "sân si".Thậm chí, có người "sân hận", việc đi lễ đầu năm không còn mang ý nghĩa và nét đẹp của truyền thống văn hóa Việt. Đáng chú ý là phần trang phục nhiều người mặc khi đến chùa không được nghiêm trang.
Cùng chung quan điểm trên, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội Lương Ngọc Đức chia sẻ: Ngày xưa, các cụ ta đi lễ chỉ là đi lễ, không đi đâu nữa vì “du tất hữu phương” (đã đi là phải có phương hướng). Nhưng hiện nay, người Việt thường kết hợp đi lễ với nhiều việc khác nữa nên thiếu mất chất văn hóa tâm linh. Ông Lương Ngọc Đức trông nom 3 ngôi đền ở Hà Nội là đền Hàng Hành, đền Hàng Trống, đền Thủy Chung Tiên Từ (thờ mẫu Thoải). Trong những ngày Tết, nhiều người trẻ tuổi đến lễ và còn đó những hình ảnh phản cảm trong trang phục khi đến chốn linh thiêng.Để giảm bớt những hình ảnh chưa đẹp này, tại nhiều ngôi đền, nơi thờ tự, những người trông nom, quản lý đã chuẩn bị một số áo lễ đơn giản, thông tin đến người đi lễ để họ cẩn thận trong việc lựa chọn, sử dụng y phục tại những nơi tôn nghiêm.
Bên cạnh việc chuẩn bị áo lễ, nhiều đền, chùa cũng thông báo nội quy ở nơi dễ nhìn thấy để nhắc nhở những người “thạo việc đời, không quen việc đạo” bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Nhờ đó, ý thức của nhiều người đi lễ đã thay đổi, bớt dần những cảnh ăn mặc không chuẩn chỉ, thậm chí là phản cảm khi tới nơi thờ tự. Ông Lương Ngọc Đức khẳng định, trang phục được chuẩn bị ở đền, chùa là một bước tiến quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy lối sống văn hóa của người Việt nơi tôn nghiêm. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người khi đi lễ. Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ ngày nay: Để giữ được nề nếp của cha ông xưa và phù hợp nếp sống văn minh, hiện đại ngày nay, khi đi lễ cần chọn trang phục cho trang nghiêm.Có thể mặc quần áo bình trường, không nhất thiết phải mặc các hoại sắc phục (màu lam hoặc nâu sòng), nhưng cũng không nên chọn áo váy lòe xòe, cầu kì... Đã y phục trang nghiêm rồi, đến đền, chùa, các hành vi ứng xử với mọi người, với di tích cũng nên có văn hóa.
*Tôn vinh văn hóa Việt Cha ông ta vốn là nông dân thuần chất, quanh năm vất vả chân lấm tay bùn nhưng khi đi lễ đình, chùa đầu năm luôn chỉn chu trong trang phục và cần trọng trong lời ăn tiếng nói ở chốn linh thiêng. Đó là một nét văn hóa đẹp của người Việt. Xuất phát từ sự tôn trọng và muốn tôn vinh những nét đẹp văn hóa của người Việt khi đi lễ, Nhà thiết kế thời trang Xuân Thu đã cho ra mắt những bộ sưu tập chuẩn mực nhất, đậm chất Việt.Theo Nhà thiết kế Xuân Thu, các bà, các mẹ xưa đi lễ chùa đầu năm hay chọn trang phục màu nâu đất. Khi cuộc sống phát triển, đi lễ đầu năm, không nhất thiết phải chọn gam màu đất nữa mà có thể mặc những bộ áo dài nhiều màu, với thiết kế hoa đào, hoa sen, vừa tôn vóc dáng, lại làm đẹp khung cảnh chung.
Nam ăn mặc lịch sự, khăn đóng áo dài hoặc vest lịch lãm, còn nữ diện áo dài. Điều cơ bản đó từ lâu đã trở thành căn cốt, dấu ấn văn hóa. Do vậy, việc ăn mặc không chuẩn mực, thậm chí phản cảm khi vào chốn tôn nghiêm, thờ phụng là hoàn toàn không nên và không thể xuề xòa chấp nhận.
Thương hiệu Thiện Phát Design mùa Xuân này cũng giới thiệu bộ sưu tập “Ban mai” với hàng trăm thiết kế giản dị, kín đáo, thể hiện sự tôn nghiêm nơi cửa chùa với những gam màu cơ bản chủ đạo như nâu, lam.Các thiết kế đều tôn thêm nét đẹp cho người đi lễ hay vào những nơi trang nghiêm với họa tiết là những bông hoa cùng tông màu điểm xuyết duyên dáng nơi ngực áo hay chiếc khăn buộc nhẹ trên vai áo.
Chia sẻ về ý tưởng thiết kế bộ sưu tập "Ban mai", Nhà thiết kế Kim Ngọc cho hay: Tết đến, Xuân về luôn là khoảng thời gian mỗi người Việt lắng tâm hướng về tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cội nguồn tâm linh và cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình, người thân.Mặc một bộ trang phục nghiêm trang, đúng đạo, đứng lễ trước ban thờ gia tiên hay đi lễ chùa cầu an vào những ngày đầu Xuân, năm mới, sẽ khiến mọi người tự tin, thành kính hơn trong giây phút nguyện cầu linh thiêng ấy.
“Ban mai” là bộ sưu tập thứ 3 của thương hiệu Thiện Phát Design do Kim Ngọc thiết kế. Sau bộ sưu tập này, chị Kim Ngọc muốn dành mọi tâm huyết thiết kế những trang phục cho Đại lễ Phật đản của Liên hợp quốc 2019 (Vesak) diễn ra vào tháng 5/2019 tại Việt Nam. Bởi theo chị, đây là tâm thế của quốc gia, là hình ảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các phật tử của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Thật vui là dịp Tết Kỷ Hợi này, cùng với việc ra mắt bộ sưu tập “Ban mai”, thương hiệu Thiện Phát Design còn tổ chức thành công show diễn thời trang "Giác" giới thiệu các trang phục đi lễ, mở thêm một showroom nữa tại Khu Di tích danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).Đặc biệt, logo thiết kế cho Đại lễ Phật đản của Liên hợp quốc 2019 của Thiện Phát Design đã được chấp thuận. Đây những là duyên lành đầu năm để nhà thiết kế Kim Ngọc nỗ lực hơn nữa trong công việc, tiếp tục sáng tạo ra nhiều mẫu trang phục mới, góp phần tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt mỗi độ Tết đến, Xuân về./.
Xem thêm:>>Xử lý cán bộ, giáo viên Trường Trung học cơ sở Mỹ Lương đi lễ đền trong giờ hành chính
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ họp báo thường kỳ: Thực hiện nghiêm quy định trong sử dụng xe công
20:02' - 31/01/2019
Nhiều nội dung về sử dụng xe công và chỉ thị cấm chúc Tết cấp trên đã được lãnh đạo các bộ, ngành trả lời, giải đáp trong Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2019 được tổ chức tại Hà Nội, chiều 31/1.
-
Đời sống
Sáng mùng 1 Tết và tục kiêng quét nhà đầu năm
19:28' - 31/01/2019
Từ xưa tới nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau những điều nên và không nên làm trong ngày đầu năm mới để mong cả năm được may mắn, thuận lợi, tránh được những tai ương, xui xẻo.
-
Đời sống
Nét đẹp thư pháp tại Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019
20:02' - 29/01/2019
Chiều 29/1, Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 diễn ra tại khu vực hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội trong không gian ngập tràn sắc màu văn hóa truyền thống.
-
Đời sống
Du lịch ở đâu trong dịp Tết Nguyên Đán 2019?
07:02' - 27/01/2019
Nếu không về quê dịp Tết Nguyên đán, gia đình bạn có thể tham khảo những địa điểm đi chơi Tết Dương lịch ở miền Bắc trong bài viết dưới đây.
-
Xe & Công nghệ
Những địa điểm du xuân tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán 2019
10:10' - 23/01/2019
Những điểm du xuân tại Hà Nội dưới đây sẽ là lựa chọn hấp dẫn dành cho mọi gia đình cùng nhau trong những ngày Tết yên bình sắp tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 30/11
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 30/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 30/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Đà Lạt giảm giá, miễn phí dịch vụ dịp Festival hoa
19:08' - 29/11/2024
Theo thống kê, hiện 22 điểm tham quan, du lịch, cà phê check-in trên địa bàn thành phố công bố miễn phí, tặng vé vào cổng hoặc giảm 50% giá vé dịch vụ cho du khách trong ngày khai mạc Festival 5/12.
-
Đời sống
Bến Tre vận động xây dựng 782 nhà Nghĩa tình đồng đội
16:53' - 29/11/2024
Cựu chiến binh các cấp đã hiến gần 129.000 m2 đất mở rộng đường nông thôn; xây mới 374 cây cầu; vận động xây dựng 782 nhà nghĩa tình đồng đội, với số tiền hơn 65 tỷ đồng.
-
Đời sống
Hội Chữ thập đỏ các tỉnh Tây Nam Bộ phát huy các mô hình tiêu biểu
16:04' - 29/11/2024
Ngày 29/11, tại Sóc Trăng, Cụm thi đua số 8 - Hội Chữ thập đỏ các tỉnh Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ năm 2024.
-
Đời sống
Cụ ông người Brazil được công nhận là Người đàn ông sống thọ nhất thế giới
14:57' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Sách Kỷ lục thế giới Guinness đã vinh danh cụ ông João Marinho Neto ở Brazil là “người đàn ông sống thọ nhất thế giới”.
-
Đời sống
Ai là người sưu tầm báo giấy với số lượng nhiều nhất tại Việt Nam?
13:53' - 29/11/2024
Ngày 29/11, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận xác lập kỷ lục cho ông Nguyễn Phi Dũng, nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nay với số lượng nhiều nhất.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 29/11
05:00' - 29/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 29/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 29/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Đồng Tháp tuyên truyền về bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ
19:38' - 28/11/2024
Từ lâu, sếu đầu đỏ là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Tuy nhiên, số lượng sếu đầu đỏ tìm về Vườn Quốc gia Tràm Chim ngày càng giảm.
-
Đời sống
Vinamilk tiếp tục đồng hành cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TPHCM
15:59' - 28/11/2024
Đã có gần 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo cần phẫu thuật tim và mắt đã được hỗ trợ từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TPHCM với tổng kinh phí là hơn 8,2 tỷ đồng.