Để Biên Hòa trở thành trung tâm logistics vùng Đông Nam Bộ
Chuyển đổi từ mô hình cấu trúc “đô thị công nghiệp” sang mô hình “đô thị dịch vụ và công nghiệp”, hướng tới phát triển đô thị thông minh, bền vững; phát triển thành phố Biên Hòa trở thành một trong các cực tăng trưởng trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò quan trọng trong vùng đô thị Tp. Hồ Chí Minh; phát huy thế mạnh kết nối vùng và quốc tế về hạ tầng giao thông, dịch vụ thương mại, logistics, công nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo. Đây là nhấn mạnh của các chuyên gia, nhà khoa học nêu ra tại Hội thảo khoa học “Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2045” tổ chức ngày 20/9.
Ông Hồ Văn Nam – Bí thư Thành ủy Biên Hòa cho biết: Biên Hòa là trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn nhất của tỉnh Đồng Nai và là một trong những đô thị chiến lược của khu vực phía Nam. Thành phố có vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Đồng Nai, đồng thời đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của cả vùng. Vì vậy, việc lập điều chỉnh quy hoạch thành phố Biên Hòa đến năm 2045 không chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ riêng thành phố Biên Hòa mà là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Đồng Nai. Theo ông Nguyễn Xuân Thanh – Phó Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa, hiện nay Biên Hòa là đô thị có mật độ dân số lớn nhất trong số 22 đô thị loại I của cả nước. Theo đó, Biên Hòa có diện tích hơn 263 km2, dân số gần 1,2 triệu người; mật độ dân số 4.000 người/km2. Biên Hòa có tỷ lệ lao động chiếm gần 50% tổng dân số, trong đó trên 420.000 lao động trong các doanh nghiệp. “Quá trình phát triển, thành phố Biên Hòa luôn gắn kết giữa đô thị và công nghiệp; trong đó, công nghiệp chiếm gần 65%, dịch vụ chiếm gần 35%, còn lại là nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện trạng đô thị Biên Hòa hiện nay hạ tầng kỹ thuật bị quá tải, giao thông chật hẹp; tốc độ xây dựng nhanh, hệ thống thoát nước đầu tư chậm nên khi xuất hiện mưa lớn, triều cường thường gây ngập úng cục bộ ở nhiều khu vực; hạ tầng xã hội còn thiếu, đặc biệt là các công trình công cộng… Những điều này đang tạo sức ép rất lớn đối với công tác quản lý, phát triển đô thị Biên Hòa”, ông Thanh cho biết. Để phát triển Biên Hòa trở thành đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các chuyên gia cho rằng quy hoạch phải đi trước một bước; đặt Biên Hòa trong quy hoạch chung của tỉnh Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ; kết nối hạ tầng giao thông thừa hưởng từ hệ thống giao thông của quốc gia, của vùng làm trọng tâm để phát triển các trung tâm dịch vụ, đô thị, logistics hiện đại của vùng. “Định hướng phát triển hạ tầng xanh, thông minh hướng đến mục tiêu net-zero 2050, xác định phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Biên Hòa theo định hướng hạ tầng xanh, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo nền tảng cho phát triển bền vững của tỉnh và của quốc gia phù hợp với mục tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật xanh cho thành phố Biên Hòa”, Tiến sĩ Trần Anh Tuấn - nguyên Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng nhận định. Tiến sĩ Trần Anh Tuấn cho rằng thành phố Biên Hòa hiện đang có lợi thế bởi tiếp cận với 2 tuyến vành đai của vùng Tp. Hồ Chí Minh là vành đai 3 và vành đai 4. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm Tp. Hồ Chí Minh và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục Quốc lộ 22, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, Quốc lộ 51 qua các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; đầu mối logistics quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Nam và vùng Đông Nam Bộ. “Với tuyến đường sắt Biêu Hòa - Vũng Tàu và 5 tuyến đường sắt đô thị được quy hoạch, sẽ đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn có hướng tuyến kết nối Biên Hòa và các khu vực lân cận giáp ranh trong vùng. Ngoài ra, Thủ tướng đã quyết định quy hoạch sân bay Biên Hòa thành cảng hàng không quốc nội để khai thác lưỡng dụng, quy mô sân bay cấp 4E, công suất thiết kế đến năm 2030 dự kiến 10 triệu hành khách/năm. Đây là những lợi thế lớn để Biên Hòa trở thành đô thị trung tâm của kết nối giao thông và logistics của toàn vùng”, tiến sĩ Trần Anh Tuấn cho biết. Theo UBND thành phố Biên Hòa, thành phố định hướng chuyển đổi mô hình các khu công nghiệp, phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ tổng hợp về chuyên ngành; phát triển không gian xanh lấy sông Đồng Nai là trọng tâm; tăng cường vai trò của vùng đô thị trung tâm Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai và là một đầu mối cụ thể thành vùng công nghiệp đô thị Đông Nam bộ. Đặc biệt, thành phố Biên Hòa sẽ trở thành đầu mối giao thông quan trọng và trung tâm logistics phía Đông của Vùng khi các tuyến giao thông quan trọng của vùng kết nối trực tiếp như Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường vành đai 3, vành đai 4; hệ thống cảng biển, tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu. “Đối với trục kết nối sân bay Long Thành, liên tuyến đô thị sân bay cũng là một cơ hội và là thách thức không nhỏ. Ở đây đòi hỏi quy hoạch phải đặt trong mối quan hệ tổng hòa, hội tụ cho Biên Hòa. Ví dụ như giải pháp tập trung phát triển vùng nén, nhấn trọng tâm, cao tầng ở hướng này một cách hợp lý, không ảnh hưởng phễu bay, để góp phần làm nên sự vượt trội và đối trọng của đô thị Biên Hòa”, tiến sĩ, kiến trúc sư Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ Ông Sơn cho rằng Biên Hòa cần chú trọng quy hoạch không gian kiến trúc cửa ngõ có sức đương đầu ngang hàng và tạo sức hút đối với đô thị ở vùng cửa ngõ giáp Tp. Hồ chí Minh, Bình Dương, kể cả ở dọc tuyến giao thông liên vùng và dọc bờ bắc sông Đồng Nai, để từ đó dành quỹ đất và xác lập chức năng đô thị phù hợp.Tin liên quan
-
DN cần biết
Thích ứng Logistics xanh - Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
19:37' - 09/09/2024
Ngành logistics Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng từ 13 - 15%/năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Cam Ranh thành đô thị du lịch – logistics
10:52' - 26/07/2024
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cam Ranh đến năm 2045, định hướng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật của khu vực phía Nam tỉnh này.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển hệ thống logistics đồng bộ kết nối cảng biển, hàng không
08:06' - 26/07/2024
Kết quả giám sát của HĐND tỉnh Đồng Nai trong thực hiện lĩnh vực đột phá về phát triển thương mại dịch vụ tổng hợp, trọng tâm là dịch vụ logistics cho thấy việc triển khai còn chậm, còn nhiều tồn tại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và doanh nghiệp
13:00'
Với mong muốn tạo môi trường cởi mở với tinh thần cầu thị, gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và doanh nhân, nhà đầu tư trên địa bàn, tỉnh Bắc Ninh đã chọn 1 ngày trong tháng là ngày doanh nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẳng định vai trò thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường
12:58'
Kinh tế nhà nước luôn khẳng định vai trò, sứ mệnh giữ định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường, phát huy vai trò trong phát triển các lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước như chiến dịch
11:38'
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước tổ chức như chiến dịch để thúc đẩy đạt mục tiêu, với tất cả tâm, đức của mình vì người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với bão TORAJI gần biển Đông
11:20'
Ngày 10/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện số gửi các bộ ngành và địa phương liên quan về việc ứng phó với bão TORAJI gần biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước sớm hơn 5 năm
10:00'
Cả nước quyết tâm phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu: hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, sớm hơn 5 năm so với mục tiêu ban đầu đề.
-
Kinh tế Việt Nam
Thích ứng để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Halal
09:54'
Theo các chuyên gia, thị trường Halal với quy mô khổng lồ và nhu cầu ngày càng tăng, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 4 của Quốc hội: Trọng tâm là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
08:49'
Tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 11-13/11/2024) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó điểm nhấn nổi bật là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa sản phẩm truyền thống vào siêu thị
19:55' - 09/11/2024
Chương trình kết nối giữa các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống của Cố đô Huế với siêu thị ở thị trường tiêu dùng rộng lớn như Thành phố Hồ Chí Minh mang lại nhiều kết quả thiết thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc trở lại: Tự tin vượt mục tiêu 10 tỷ USD
19:24' - 09/11/2024
Xuất khẩu thủy sản đang tự tin sẽ đạt và vượt mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2024.