Đề xuất bổ sung Thanglong Wind vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
Trong bối cảnh nguồn cung điện quốc gia đang gặp khó khăn, việc sớm bổ sung các dự án điện gió có tiềm năng khai thác vào quy hoạch phát triển điện quốc gia là vô cùng cần thiết, tạo cơ sở cho các cơ quan cập nhật quy hoạch đấu nối dự án vào hệ thống điện, đảm bảo truyền tải công suất dự án và khả năng hấp thụ hệ thống điện khu vực dự án.
Đây là nội dung được nhiều đại biểu nêu ra tại Hội thảo Thanglong Wind - Sự cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam do Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cùng Tập đoàn Enterprize Energy tổ chức ngày 6/12, tại Hà Nội.
* Tạo bước đột phá Việt Nam có tiềm năng gió lớn với tổng công suất gió ước tính đạt khoảng 513.360 MW, lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Dù vậy, Việt Nam mới chỉ đưa vào một số dự án điện gió với tổng công suất hơn 300 MW, còn chậm so với mức 800 MW vào năm 2020 được đưa ra trong Quy hoạch Điện VII (hiệu chỉnh).Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi nhận định, sau điện mặt trời, điện gió trong những năm tới sẽ là giải pháp năng lượng sạch cho Việt Nam bởi tiềm năng trong lĩnh vực này rất lớn. Thời gian gần đây, xu hướng phát triển năng lượng điện gió ngoài khơi rất được quan tâm.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã đồng ý chủ trương cho Tập đoàn Enterprize Energy nghiên cứu khảo sát dự án điện gió Thanglong Wind - khu vực ngoài khơi mũi Kê Gà, tỉnh Bình Thuận, với công suất 3.400MW, tổng số vốn lên đến 11,9 tỷ USD. Hiện nay, nhà đầu tư đã hoàn thành lập quy hoạch điện lực bổ sung, trình Bộ Công Thương thẩm định.
Dự án điện gió Thanglong Wind nếu được triển khai thành công sẽ cung cấp một lượng điện năng sạch rất lớn cho hệ thống điện Việt Nam, góp phần bù đắp lượng năng lượng thiếu hụt, đặc biệt tại khu vực phía Nam. “Việc sớm bổ sung các dự án điện gió có tiềm năng khai thác vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia là vô cùng cần thiết bởi ngoài việc tạo thuận lợi cho dự án bước vào giai đoạn ký kết các hợp đồng điện và đầu tư, còn giúp phân định rõ việc đầu tư hệ thống truyền tải điện, đường dây, các trạm điện...”, ông Trần Viết Ngãi nêu rõ. Ông Hà Lê Thành Chung, Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận cho rằng, thời gian gần đây, với sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, Chính phủ và Bộ Công Thương đã đồng ý chủ trương cho Enterprize Energy nghiên cứu khảo sát dự án này.Tỉnh Bình Thuận ủng hộ và thống nhất chủ trương bổ sung dự án điện gió Thanglong Wind vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Việc đầu tư dự án điện gió là phù hợp với định hướng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch; phù hợp với các Quyết định về việc đưa Bình Thuận trở thành Trung tâm năng lượng.
“Do vậy, UBND tỉnh đề nghị Bộ Công Thương thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án điện gió Thanglong Wind vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Ngoài ra, với các dự án điện sạch nói chung, Bộ Công Thương sớm nghiên cứu ban hành các quy định liên quan để các nhà đầu tư và địa phương có cơ sở nghiên cứu, đầu tư... ”, ông Chung nói. Đại diện doanh nghiệp Việt Nam tham gia xây dựng dự án, ông Vũ Mai Khanh, Phó Tổng giám đốc VietsovPetro cho hay, dự án này sẽ có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 50% và điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn. VietsovPetro và PVC-MS có nhiệm vụ đảm nhiệm toàn bộ công việc thiết kế thi công, chế tạo, hạ thủy, vận chuyển, lắp đặt các chân đế ngoài khơi và các phần việc khác liên quan có thể đảm nhận. Qua việc này, Việt Nam có thể trở thành quốc gia đi đầu Đông Nam Á về phát triển điện gió ngoài khơi. * Gỡ vướng cho điện gió Theo thông tin từ Tập đoàn Enterprize Energy, dự án này có vốn đầu tư khoảng 11,9 tỷ USD; trong đó, khoảng 70 - 75% là vốn vay, còn lại 25 - 30% là vốn đối ứng. Đồng tình với việc cần sớm đưa dự án này vào Quy hoạch vì hiệu quả kinh tế mang lại, song nhiều chuyên gia cho rằng, với số vốn vay khoảng hơn 8 tỷ USD sẽ là con số không dễ để các nhà đầu tư thu xếp trong bối cảnh đầu tư cho năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn còn nhiều cản trở.Theo chuyên gia Nguyễn Minh Duệ, Chủ tịch Hội đồng khoa học Hiệp hội năng lượng Việt Nam, nhà đầu tư đã tính tới việc chi phí đầu tư sẽ tăng lên do nhiều yếu tố phát sinh trong quá trình triển khai thi công hay chưa, việc thu xếp vốn có thể đạt được và đây là điều phải tính đến.
Đại diện Ngân hàng Societe Generala tại Việt Nam, đơn vị thực hiện tư vấn, thu xếp vốn vay cho dự án cho rằng, về phía các ngân hàng, khi cho vay dự án năng lượng tái tạo phải trả lời 3 câu hỏi: làm sao để thu xếp vốn; làm sao để thu xếp vốn lớn và làm sao có được vốn vay với chi phí hợp lý. Ở Việt Nam, các dự án năng lượng tái tạo hiện vẫn còn ở “size” rất nhỏ với số vốn ít nên việc thu xếp vốn cũng không đơn giản. Hiện việc thu xếp vốn cho các dự án điện sạch ở Việt Nam còn gặp trở ngại ở hợp đồng mua bán điện (PPA), truyền tải... “Có thể kể đến như rủi ro về đấu nối điện, truyền tải điện. Có một số nhà máy dù đã hoàn thành, nhưng khi đấu nối phải giảm phát lên tới 50 - 60%. Ngoài ra, PPA quy định trọng tài tại Việt Nam, trong khi các chủ đầu tư và Ngân hàng quốc tế thì cần theo thông lệ quốc tế. Đó là chưa nói đến rủi ro về ngoại tệ khi đầu tư, xây dựng theo đồng đô la, nhưng chủ đầu tư nhận về là tiền Việt thì liệu có hợp lý?. Do vậy, PPA phải được sớm chuẩn hóa, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và được các tổ chức tài chính chấp nhận”, đại diện Societe Generala nói. Theo bà Liming Qiao, Giám đốc khu vực châu Á, Hiệp hội Điện gió toàn cầu, với tiềm năng về điện gió rất lớn, Việt Nam sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn nếu có được các khung pháp lý ổn định và lâu dài. Việt Nam cần nỗ lực hơn để cải thiện tính hiệu quả và minh bạch trong các quy định của thị trường cũng như quy trình đấu thầu mua sắm. Bên cạnh đó, các hợp đồng mua bán điện phải được chuẩn hóa; quy trình phê duyệt dự án cần đơn giản, rõ ràng hơn để có thể thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia vào thị trường này. Ông Bùi Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đã nhận được đề nghị của địa phương, chủ đầu tư và Bộ đang tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành; trong đó, có cả tỉnh Bình Thuận và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).../. Xem thêm:>>Phát điện dự án điện gió Trung Nam giai đoạn II công suất 64 MW
>>Ninh Thuận sẽ thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Điện mặt trời và điện gió sẽ bổ sung nhu cầu điện tại Việt Nam
19:53' - 06/11/2019
Điện mặt trời và điện tái tạo, điện gió được coi là nguồn năng lượng bổ sung để đáp ứng được yêu cầu phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Yêu cầu sớm trình quy hoạch điều chỉnh điện mặt trời, điện gió
15:30' - 17/10/2019
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương và các ngành sớm trình quy hoạch điều chỉnh điện mặt trời, điện gió cũng như quy hoạch điện VIII lên Chính phủ.
-
Chuyển động DN
Sắp xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới
17:20' - 20/09/2019
Tổng vốn đầu tư cho công trình trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới khoảng 10,2 tỉ euro (11,3 tỉ USD).
-
Doanh nghiệp
Quảng Bình kêu gọi doanh nghiệp Đức đầu tư vào lĩnh vực điện gió, điện mặt trời
18:09' - 18/09/2019
Bên cạnh các dự án sản xuất điện gió, điện mặt trời, tỉnh Quảng Bình còn quan tâm và kêu gọi các đối tác nghiên cứu, xây dựng các nhà máy sản xuất thiết bị, linh kiện, phụ tùng phục vụ các dự án điện.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
SCG mở rộng sản xuất xi măng các bon thấp và công bố nhận diện mới cho STARMAX
15:24'
Tập đoàn chuyên về vật liệu xây dựng SCG của Thái Lan đã mở rộng sản xuất dòng xi măng các bon thấp (SCG Low Carbon) tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời công bố nhận diện thương hiệu mới của xi măng STARMAX.
-
Doanh nghiệp
Apple gần như dậm chân tại chỗ khi thị trường smartphone toàn cầu phục hồi
15:10'
Doanh số điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 sau hai năm sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, Apple Inc. lại gần như dậm chân tại chỗ.
-
Doanh nghiệp
Hyundai Motor ra mắt robot đeo hỗ trợ sức mạnh cơ bắp cho công nhân
14:34'
Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Hàn Quốc Hyundai Motor đã giới thiệu thiết bị robot đeo người, giúp tăng cường hiệu quả làm việc và giảm nguy cơ chấn thương xương khớp cho công nhân nhà máy.
-
Doanh nghiệp
Các nhà bán lẻ Mỹ "tung chiêu" thu hút khách mùa mua sắm cuối năm
14:32'
Các chuỗi bán lẻ lớn như Best Buy hay Nordstrom đang sẽ triển khai nhiều sản phẩm và trải nghiệm tương tác hấp dẫn để thu hút khách hàng dịp Black Friday.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt Nam - Phần Lan thắt chặt hợp tác vì chuyển đổi xanh
13:34'
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Phần Lan, chiều 27/11, tại trụ sở Tập đoàn Wärtsilä ở thủ đô Helsinki đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp Phần Lan và Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn viễn thông Pháp ký thỏa thuận trải nghiệm sớm sản phẩm của OpenAI
08:55'
Tập đoàn viễn thông Orange (Pháp) vừa ký thỏa thuận hợp tác với Công ty OpenAI, theo đó Orange sẽ được quyền tiếp cận các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty này trước khi phát hành chính thức.
-
Doanh nghiệp
Microsoft đối mặt điều tra chống độc quyền quy mô lớn
08:33'
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) ngày 27/11 đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền quy mô lớn đối với Microsoft.
-
Doanh nghiệp
Bố trí tái định cư trước Tết cho người dân bị ảnh hưởng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
18:57' - 27/11/2024
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng việc tái định cư trong giai đoạn đầu nếu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi.
-
Doanh nghiệp
EVN và NSMO ký kết thỏa thuận phối hợp
18:29' - 27/11/2024
EVN và NSMO đã cùng xây dựng nội dung thỏa thuận phối hợp nhằm tiếp tục duy trì và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vận hành, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho đất nước và nhân dân.