Đề xuất tháo gỡ tình trạng ván ghép thanh bị ùn tắc tại các cảng biển
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) vừa có đơn khẩn cấp gửi Bộ Tài chính cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương về tình trạng gỗ ván ghép thanh bị ùn tắc tại các cảng biển.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, sản phẩm ván ghép thanh bị ùn tắc tại nhiều cảng và nhiều doanh nghiệp bị đối tác thương mại phạt chậm giao hàng do Tổng cục Hải quan ban hành văn bản số 4250/TB-TCHQ (ký ngày 24/6/2020).
Với văn bản này, ván ghép thanh, chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ keo rừng trồng và gỗ cao su, bị áp mã HS 4407 “Gỗ đã cưa và xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dày trên 6 mm” thuộc phân nhóm HS 440729.97.90 và bị coi là sản phẩm sơ chế, như gỗ xẻ thanh, bị áp thuế xuất khẩu 25% để hạn chế, thậm chí ngăn chặn xuất khẩu vì không tạo nhiều giá trị gia tăng và phải dành nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước. Trong khi trước đó, gỗ ghép thanh đã được áp mã HS 4418 (đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả tấm gỗ có lõi xốp, tấm lát sàn đã lắp ghép và ván lợp - shingles and shakes), nằm trong phân nhóm HS 4418.90.99. Tại văn bản số 9365/BTC-CST, ngày 1/7/2019, về việc thuế xuất khẩu tấm gỗ ghép thanh thành tấm, Vụ Chính sách thuế của Bộ Tài chính cũng đã khẳng định: gỗ ván ghép thanh là “Mặt hàng tấm gỗ (panel) làm từ các thanh gỗ (kể cả loại đã được ghép theo chiều dọc để làm tăng chiều dài của gỗ như mô tả tại nhóm 4407) được tiếp tục ghép theo chiều ngang thành các tấm bản lớn bằng keo và lực ghép, bào bốn mặt, quét keo, chà nhám, tề đầu rong cạnh thành tấm gỗ dùng để sản xuất bàn, tủ, giường, cánh tủ… thuộc các nhóm từ 44.18 đến 44.21, thuế xuất khẩu bằng 0%.”. Ngoài ra, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh (văn bản số 959/HQTPHCM-TXNK ngày 10/4/2015) và Chi cục Kiểm định Hải quan 4 (văn bản số 337/TB-KĐ4, ngày 13/3/2019), cũng đã khẳng định mã HS 4418 của mặt hàng gỗ ván ghép thanh. Về quy chuẩn và thông lệ quốc tế, Malaysia và Indonesia là hai nước thành viên ASEAN, đều kê khai gỗ ván ghép thanh vào mã HS 4418. Tại Chương 44 của Biểu thuế quan hài hòa, Vương quốc Anh cũng quy định ván ghép thanh thuộc mã HS 4418. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, với quyết định áp mã HS 4407 và áp thuế 25%, các doanh nghiệp công nghiệp gỗ ván ghép thanh đối diện nguy cơ vỡ nợ, phá sản. Trước tình hình trên, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính xem xét và thông báo ngay để hải quan ở các địa phương cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ghép thanh với thuế suất bằng 0%. Đồng thời, xem xét và hủy bỏ ngay Thông báo số 4250, để mặt hàng gỗ ván ghép thanh trở lại mã HS 4418 như đã được khẳng định tại văn bản số 9365/BTC-CST của Bộ Tài chính. Về kiến nghị trên của Hiệp hội, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đánh giá, trước thời điểm ngày 24/6/2020, ván ghép thanh xuất khẩu được áp mã 4418 (thuế suất bằng 0%), với quy định mới của Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp không thể điều chỉnh ngay được giá xuất khẩu vì các hợp đồng đã ký từ trước. Đây chính là nguyên nhân xảy ra tình trạng tồn đọng ván và các sản phẩm sử dụng ván ghép thanh ở các bến cảng biển. Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Theo ông Cao Chí Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, quá trình sản xuất ván ghép thanh đã làm thay đổi hoàn toàn kết cấu của thanh gỗ xẻ cơ sở ban đầu (mã HS 4407) thông qua các công đoạn chế biến sâu tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy, việc áp dụng mã hàng hóa của ván ghép thanh theo mã HS 4407 là không phù hợp với Thông tư 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, cũng như ý kiến của Bộ Tài chính tại Văn bản số 9365/BTC và sẽ không khuyến khích được doanh nghiệp trong nước sản xuất chế biến sâu để hạn chế nhập khẩu đối với loại ván này.Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết thêm, việc phân loại ván ghép thanh vào loại gỗ xẻ và chịu thuế 25% là không đúng. Bởi sản xuất ván ghép thanh với nguyên liệu đầu vào là gỗ xẻ. Ván ghép thanh được ghép từ rất nhiều mảnh gỗ nhỏ (do bị lỗi) với bản từ 3-5 cm để tạo thành ván lớn nhằm tăng sức chịu đựng.
Phát triển sản xuất gỗ ghép, góp phần giảm chi phí vận chuyển gỗ tròn về vùng có các nhà máy chế biến gỗ và mang lại giá trị gia tăng cho ngành chế biến gỗ. Đồng thời sản xuất mặt hàng này còn giúp giải quyết vấn đề nguyên liệu lãng phí trong ngành gỗ, tận dụng được tối đa nguyên liệu và giải bài toán cây gỗ lớn đối với ngành lâm nghiệp. “Nếu không chế biến, tạo ra được ván ghép thanh thì nguyên liệu đầu vào của sản phẩm này sẽ chỉ quay về làm được dăm hoặc ván ép”, ông Đỗ Xuân Lập cho hay. Về quy trình sản xuất, gỗ xẻ (xẻ ván, xẻ theo quy cách) được tạo ra từ gỗ tròn, cắt khúc, rồi cưa. Trong khi đó, ván ghép thanh là sau khi xẻ ván còn phải sấy, xẻ thanh, gia công thanh, cắt ngắn, phay ngón, tráng keo, ép dọc, phay cạnh, tiếp tục tráng keo, xếp, ghép và phải xử lý sản phẩm. Với quy trình sản xuất trên, ván ghép thanh là một một mặt hàng đã qua chế biến, không phải là sản phẩm đơn giản. Gỗ ghép thanh được ứng dụng rất đa dạng, được sử dụng làm đồ gỗ xây dựng và đồ gỗ nội ngoại thất, mặt bàn, ván sàn… Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện cả nước có 146 doanh nghiệp sản xuất ván ghép thanh, với công suất khoảng 570.000 m3 phẩm/năm; nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh là các loại gỗ rừng trồng trong nước, chủ yếu là gỗ keo, cao su, bạch đàn. Trên thị trường, ván ghép thanh có giá xuất khẩu cao gấp 3-4 lần giá gỗ xẻ (gỗ xẻ giá từ 3,4-3,6 triệu đồng/m3; ván ghép thanh giá từ 10-14 triệu đồng/m3). Trong khi đó, để làm ra 1m3 ván ghép thanh cần sử dụng 1,7-1,8 m3 gỗ xẻ. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu ván ghép thanh năm 2019 đạt 332,7 triệu USD, chiếm 2,9 % tổng giá trị xuất khẩu lâm sản, tăng 16,7 % so với năm 2018. Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặt hàng này xuất khẩu đạt 181,5 triệu USD, chiếm 3,4% giá trị xuất khẩu, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2019./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo xuất khẩu gỗ vẫn đạt 12 tỷ USD
14:03' - 27/07/2020
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch toàn cầu COVID-19, nhưng dự báo xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn đạt được mục tiêu 12 tỷ USD năm 2020.
-
DN cần biết
Gỗ dán Việt Nam đối mặt với rủi ro thương mại
21:09' - 06/07/2020
Gỗ dán Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc bán phá giá và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại từ hai thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
-
Thời sự
Bốn nhóm giải pháp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu gỗ và lâm sản
13:13' - 15/05/2020
Dự báo giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 sẽ đạt khoảng 11,75 tỷ USD, tăng 3,9% so với 2019, giảm 6,6% so với mục tiêu tăng trưởng đầu năm đề ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: Bước chuyển mình chiến lược trong kỷ nguyên mới
20:27' - 24/04/2025
Theo Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mang định danh mới Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam chính là bước chuyển mình chiến lược trong kỷ nguyên mới.
-
Doanh nghiệp
PTC3 đảm bảo an toàn lưới điện truyền tải dịp lễ 30/4 và 1/5
18:06' - 24/04/2025
Mục tiêu cao nhất là cung cấp điện ổn định, liên tục, phục vụ cho các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội và sinh hoạt của nhân dân khu vực các tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên, cũng như cả nước.
-
Doanh nghiệp
Gen Green Platform phát động cuộc thi sáng tạo nội dung về lối sống xanh
14:36' - 24/04/2025
Sáng 24/4, Gen Green Platform - nền tảng số dành cho thế hệ sống xanh chính thức phát động cuộc thi sáng tạo nội dung về lối sống xanh, diễn ra từ nay đến 22/5/2025 trên creator.gen-green.global.
-
Doanh nghiệp
Hết năm 2025, Điện lực miền Bắc sẽ trở thành doanh nghiệp số
13:20' - 24/04/2025
Giai đoạn 2025-2030 là thời kỳ bứt phá, đưa Tổng công ty vươn lên mạnh mẽ, trở thành lực lượng nòng cốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và chuyển đổi số ngành điện.
-
Doanh nghiệp
PC Nghệ An sẵn sàng cung ứng điện dịp lễ 30/4 - 1/5
10:15' - 24/04/2025
Công ty Điện lực Nghệ An (PC Nghệ An) đã sẵn sàng các phương án vận hành hệ thống điện thông suốt nhằm cung ứng điện ổn định trong thời gian nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Các hãng bay tăng kiểm tra hành lý dịp cao điểm 30/4 và 1/5
10:13' - 24/04/2025
Kể từ ngày 28/4/2025, Vietnam Airlines sẽ chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất sang khai thác tại nhà ga T3 mới.
-
Doanh nghiệp
Công bố Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
10:04' - 24/04/2025
Đây là năm thứ 15 liên tiếp Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) được công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng của SK hynix tăng gấp 4 lần
09:03' - 24/04/2025
SK hynix - “ông lớn” về sản xuất chip của Hàn Quốc, nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ hai thế giới, hôm 24/4 cho biết lợi nhuận ròng quý đầu tiên năm nay đã tăng gấp 4 lần năm trước.
-
Doanh nghiệp
Bảo hiểm Agribank Kiên Giang chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng
09:00' - 24/04/2025
Bảo hiểm Agribank Kiên Giang phối hợp cùng Agribank Chi nhánh tỉnh An Giang vừa tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng cho đại diện gia đình 2 khách hàng trên địa bàn tỉnh An Giang.