Di dân - câu chuyện nhức nhối của ĐBSCL
Đây là công trình nghiên cứu được hợp tác bởi VCCI và Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright sau hơn 1 năm triển khai thực hiện.
Tham dự lễ công bố có đại diện lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý các viện, trường đại học và lãnh đạo của 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 lần đầu tiên được thực hiện bởi nhóm các chuyên gia kinh tế, chính sách hàng đầu Việt Nam dưới sự chủ trì, điều phối của VCCI và chịu trách nhiệm chuyên môn của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright.
Đây là Báo cáo nghiên cứu trên phạm vi vùng kinh tế đầu tiên trong cả nước và ĐBSCL được chọn như là một sự điển hình về tính liên kết, sự nhất quán để hình thành một thiết chế vùng kinh tế trong tương lai.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Cải cách Hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Báo cáo kinh tế ĐBSCL, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng và khu vực ĐBSCL là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cả nước và trên thế giới.
Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều nghị quyết, các chủ trương để phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các chủ trương chính sách này vẫn còn hạn chế.
Một trong những nguyên nhân hạn chế chủ yếu là thiếu một định hướng phát triển vùng, quy chế điều phối đảm bảo sự phối hợp giữa các tỉnh trong vùng.
TS. Vũ Tiến Lộc cũng cho biết, Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 là báo cáo kinh tế vùng đầu tiên của Việt Nam và là báo cáo kinh tế vùng mang tính toàn diện, tổng thể và sâu sắc nhất đến giờ phút này ở khu vực ĐBSCL.
TS. Vũ Tiến Lộc mong rằng trong thời gian tới, các bộ ban ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành trong khu vực sẽ tăng cường phối hợp và tiến tới thành lập một Hội đồng tư vấn Vùng để điều phối, tạo sự liên kết chặt chẽ giúp đưa cả vùng cùng phát triển.
Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững”.
Nội dung báo cáo bao gồm 5 chương, trong đó tập trung vào các vấn đề then chốt như: Tổng quan nền kinh tế Việt Nam; Nhìn lại 10 năm phát triển kinh tế ĐBSCL; Năng lực cạnh tranh của ĐBSCL dựa trên phân tích tiềm năng điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh của địa phương, của các cụm ngành thế mạnh và tiềm năng của vùng như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng và logistics.
Từ những phân tích trên, báo cáo tập trung bàn luận những hạn chế còn tồn tại, xác định các thách thức, cản trở sự phát triển của vùng, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách để tiếp cận trong thời gian tới.
Kết quả báo cáo cho thấy, vai trò kinh tế của vùng ĐBSCL đang giảm dần so với các vùng khác trong cả nước, đóng góp của ĐBSCL vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 3 thập kỷ qua giảm mạnh.
Nếu năm 1990, GDP của thành phố Hồ Chí Minh chỉ bằng 2/3 của vùng ĐBSCL thì sau 2 thập niên, GDP của ĐBSCL chỉ bằng 2/3 GDP của thành phố Hồ Chí Minh và kéo dài đến hiện tại.
Nguyên nhân chủ yếu được các chuyên gia đưa ra đó là do ĐBSCL được giao sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, chỉ tập trung vào nông nghiệp và sản xuất lúa gạo, chậm chuyển dịch sang các ngành có năng suất cao hơn.
Di dân cũng là câu chuyện nhức nhối của ĐBSCL. Tình trạng di dân từ ĐBSCL lên thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ thời gian qua là đáng báo động.Hiện ĐBSCL có tỷ lệ nhập cư thấp nhất cả nước là 4,9% trong giai đoạn 2009-2019 và tỷ lệ di cư cao nhất 44,8%, làm cho dân số của vùng giảm.
Cơ cấu kinh tế của vùng giai đoạn 2009-2019 đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Tỷ trọng khu vực I đã giảm từ 39,6% năm 2010 xuống còn 28,3% trong năm 2019, nhanh hơn tốc độ dịch chuyển cơ cấu trong 2 thập niên trước đó.
Tương tự, cơ cấu công nghiệp- xây dựng và thương mại dịch vụ cũng đang thay đổi mạnh mẽ, ngày càng gần hơn với cơ cấu kinh tế của cả nước.
Báo cáo cũng cho thấy năng suất lao động của ĐBSCL là khá thấp do thiếu đầu tư của khu vực FDI, các hoạt động sản xuất công nghiệp còn trầm lắng do hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế. ĐBSCL cũng là “vùng trũng” của cả nước về đô thị hóa.
Tỷ lệ đô thị hóa của vùng sau 10 năm chỉ tăng nhẹ từ 22,8% lên 25,1%, trong khi cả nước tăng từ 29,6% lên 34,4%...
Những kết luận được các chuyên gia rút ra từ nghiên cứu này là trong hơn 3 thập kỷ qua, mô hình kinh tế truyền thống tập trung vào sản xuất nông nghiệp thay vì kinh tế nông nghiệp, số lượng thay vì chất lượng, manh mún hơn là tích tụ ruộng đất, phân mành thay vì liên kết thành chuỗi cung ứng…
Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị mang tính tổng kết, đặc biệt là gợi ý mô hình phát triển mới cho kinh tế ĐBSCL với 15 luận điểm được thiết lập, trong đó đáng lưu ý là: Mô hình phát triển mới của ĐBSCL phải được định hình từ chính thực trạng và phải đưa ra được lời giải cho những bài toán kinh tế- xã hội- môi trường nóng bỏng vùng ĐBSCL; Thị trường hóa hoạt động nông nghiệp, công nghiệp hóa và công nghệ hoá nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng, dịch vụ hóa nông nghiệp để tăng cường chuyên môn hóa và cải thiện hiệu quả; Cần thay thế các hệ thống thâm canh nông nghiệp (sản xuất lúa 3 vụ/năm) bằng các hệ thống canh tác hiệu quả và thân thiện với môi trường; ĐBSCL cần chuyển đổi thứ bậc cơ cấu từ lúa gạo- thủy sản- cây ăn trái sang thủy sản- trái cây- lúa gạo…/.
- Từ khóa :
- ĐBSCL
- Đồng bằng sông Cửu Long
- di dân
- cần thơ
- vcci
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách đối với vùng ĐBSCL
16:45' - 02/12/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1832/QĐ-TTg ban hành Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế & Xã hội
Năng lực cảnh báo sớm lũ tại ĐBSCL được cải thiện
17:07' - 24/11/2020
Ngày 24/11, tại Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức tổng kết Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Định hình sự phát triển của vùng ĐBSCL với tầm nhìn đến năm 2050
18:43' - 23/11/2020
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, quy hoạch vùng ĐBSCL là bản quy hoạch vùng đầu tiên được xây dựng dựa trên cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Toyota công bố quyết định xây dựng nhà máy xe điện tại Thượng Hải
17:57'
Toyota của Nhật Bản cho biết sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện tại Thượng Hải (Trung Quốc) cho thương hiệu hạng sang Lexus của mình, đồng thời nâng dự báo lợi nhuận năm nay lên gần 30 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Tập trung hoàn thành Dự án Trạm biến áp 220kV Vũ Thư và đấu nối trước ngày 30/4
17:37'
Ngày 5/2, tại Thái Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) – Phạm Lê Phú và đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũ Thư và đấu nối.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp lớn ở Đồng Nai ổn định đơn hàng đến quý II/2025
17:02'
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn trên địa bàn Đồng Nai đã đẩy mạnh sản xuất, ổn định đơn hàng đến quý II/2025.
-
Doanh nghiệp
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 hòa lưới điện quốc gia
16:55'
Vào lúc 11 giờ 11 phút ngày 5/2/2025, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam, đã hòa lưới điện quốc gia, đạt công suất 50MW.
-
Doanh nghiệp
Doanh số của Tesla giảm mạnh tại 5 thị trường lớn ở châu Âu
15:47'
Hãng xe điện Tesla đã khởi đầu năm 2025 không mấy suôn sẻ khi doanh số giảm mạnh tại 5 thị trường lớn ở châu Âu, bao gồm Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy và Hà Lan.
-
Doanh nghiệp
Các "ông lớn" rầm rộ cắt giảm nhân sự trong năm 2025
15:43'
Sau hai năm chứng kiến tình trạng cắt giảm việc làm đáng kể trong nhiều lĩnh vực, 2025 tiếp tục chứng kiến làn sóng sa thải và giảm biên chế lan rộng do sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Doanh nghiệp
Doanh thu quý IV/2024 của Alphabet Inc đạt gần 100 tỷ USD
14:43'
Ngày 4/2, tập đoàn Alphabet Inc. - công ty mẹ của Google - đã công bố báo cáo kinh doanh quý IV/2024 cho thấy doanh thu đạt 96,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn BP dự định đầu tư 25 tỷ USD vào ngành dầu khí Iraq
08:46'
Tập đoàn dầu khí BP của Anh dự định đầu tư 25 tỷ USD để tái phát triển 4 mỏ dầu khí ở Iraq, trong bối cảnh Baghdad đang tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển hạ tầng ngành dầu khí.
-
Doanh nghiệp
Chi khủng cho AI, công ty mẹ của Google khuấy động cuộc đua mới
07:58'
Dự kiến mức đầu tư cho Google khoảng 75 tỷ USD vào tài sản cố định trong năm 2025.