Dịch COVID-19: Khơi thông dòng chảy kinh doanh để tái khởi động nền kinh tế
Bảo vệ nền kinh tế, bảo vệ sinh kế của người dân trước đại dịch COVID-19, Chính phủ đã có những giải pháp khá đồng bộ về tài khoá, tín dụng và an sinh xã hội được cộng đồng doanh nghiệp cùng toàn dân ghi nhận và đánh giá cao.
Từng bước đại dịch đang dần được đầy lùi và Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đã khống chế thành công sự lây nhiễm của dịch bệnh, tạo điều kiện để dỡ bỏ sớm các biện pháp cách ly nhằm tái khởi động nền kinh tế, thực hiện việc kinh doanh an toàn và sống chung với dịch bệnh.
Đánh giá những nỗ lực của toàn hệ thống chính trị để có được những thành công bước đầu như hiện nay và bàn việc chọn giải pháp hiệu quả để vực dậy nền kinh tế và giải vây cho các doanh nghiệp trước những khó khăn, thách thức đặt ra do dịch bệnh, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.
Phóng viên: Ông bình luận như thế nào về những giải pháp mà Chính phủ, các bộ, ngành đang triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp?
Ông Vũ Tiến Lộc: Chúng ta đang có cơ hội để bước ra khỏi đà suy giảm kinh tế xuất phát từ đại dịch sớm hơn so với nhiều nền kinh tế khác. Mặc dù, trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, Chính phủ đã có những giải pháp khá đồng bộ về tài khoá, tín dụng và an sinh xã hội để hỗ trợ cho doanh nghiệp cùng người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đó là những nỗ lực lớn, rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải tổ chức việc hỗ trợ và triển khai các chủ trương, chính sách hỗ trợ sao cho thật khẩn trương và hiệu quả. Doanh nghiệp hiện đang rất khó khăn.
Nhanh một ngày thì doanh nghiệp sống, chậm một ngày thì có thể doanh nghiệp đã “băng hà” thì việc có được Nhà nước “hà hơi tiếp sức” cũng chỉ bằng không. Nếu “chống dịch như chống giặc” thì việc “giải cứu doanh nghiệp” cũng cần khẩn trương để bảo vệ nền kinh tế và bảo vệ sinh kế cho nhân dân.
Phóng viên: Diễn biến của dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu chưa có nhiều dấu hiệu lạc quan, trong khi Việt Nam lại là quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu và tăng trưởng. Ông đánh giá như thế nào về tình hình này?
Ông Vũ Tiến Lộc: Trong điều kiện chưa thể phục hồi thị trường quốc tế do nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, tôi cho rằng, việc mở cửa thị trường nội địa sẽ là cứu cánh cho doanh nghiệp lúc này và gói kích thích kinh tế lớn nhất có hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại là cần sớm xóa bỏ việc “ngăn sông cấm chợ” để mở cửa lại thị trường nội địa nhằm giải vây cho doanh nghiệp.
Hiện nay, các nhà máy sản xuất đã được tiếp tục, công trường đã mở cửa trở lại, nhưng nếu việc lưu thông hàng hóa vẫn bị hạn chế, các cửa hàng, cửa hiệu không được mở, hoạt động giao thông vận tải vẫn ách tắc thì chuỗi cung ứng vẫn bị đứt đoạn và nền kinh tế vẫn trì trệ.
Do đó, tôi đề nghị cần cho phép các cửa hàng, cửa hiệu được mở lại, khôi phục lại phần lớn các hoạt động dịch vụ, tái tục lại hoạt động du lịch nội địa, khơi thông tình hình giao thông nội địa, nhất là cho hoạt động trở lại các tuyến, đường bay nội địa… trên cơ sở bảo đảm các điều kiện giãn cách xã hội theo quy định của ngành y tế như là người dân tham gia cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
Chậm dỡ bỏ các biện pháp “ngăn sông, cấm chợ” chẳng khác nào chúng ta một tay bơm tiền giải cứu còn tay kia vẫn hạn chế thị trường và hệ quả là các chính sách không đồng hướng, triệt tiêu nhau và doanh nghiệp không thể trở lại hoạt động kinh doanh như kỳ vọng. Dòng chảy kinh doanh cần được khai thông khẩn trương để sớm trở lại trạng thái bình thường.
Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi các nền kinh tế khác trên toàn cầu đang chật vật đối phó với dịch bệnh COVID-19, Việt Nam cần “tranh thủ” những diễn biến tích cực trong việc ứng phó với dịch bệnh để làm bước đột phá cho nền kinh tế, nếu không, ít nhất cũng phải nhanh chóng thoát ra tình trạng đóng băng như hiện nay, ông nghĩ sao về ý kiến này?
Ông Vũ Tiến Lộc: Việt Nam đã có 268 bệnh nhân lây nhiễm COVID-19, nhưng đã có gần 800.000 doanh nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh cùng người dân chịu ảnh hưởng và lĩnh đủ hậu quả trước những tác động của dịch bệnh này.
Rất nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã phải đóng cửa, giải thể hay thu hẹp quy mô sản xuất; không ít trong số đó buộc phải chuyển sang trạng thái “ngủ đông”. Tôi thấy rằng, tình hình đang rất nghiêm trọng.
50% doanh nghiệp sẽ khó có thể tiếp tục trụ vững sau nửa năm tới đây nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Hàng triệu người lao động đã và đang bị mất việc làm hoặc có nguy cơ bị mất việc làm trong thời gian tới.
Mở cửa sớm thị trường, trước hết là thị trường trong nước - vốn là không gian kinh tế mà chúng ta có thể chủ động điều tiết trong bối cảnh dịch bệnh đang được kiểm soát tốt như hiện nay, sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện việc tái khởi động, mà trong nhiều trường hợp sẽ không cần đến các “máy trợ thở” về tài chính của Chính phủ.
Đây là yêu cầu cấp bách và cũng là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam đi trước trong cuộc chiến này để đón đầu cơ hội phục hồi nền kinh tế. Đi trước là một lợi thế không nên bỏ lỡ.
Dù các nền kinh tế trên thế giới đang chật vật trong công cuộc phòng chống dịch bệnh và khống chế việc lây nhiễm, nhưng họ cũng đang khẩn trương chuyển sang trạng thái sẵn sàng để mở cửa lại thị trường. Đừng để mất cơ hội khi chúng ta đã đi trước trong phòng chống dịch nhưng có thể lại là “người đến sau” trong việc tái khởi động và phục hồi nền kinh tế.
Thêm một lần nữa tôi xin khuyến nghị Chính phủ, cần phát động ngay Tháng cao điểm Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hay “Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam”… Với nguồn lực của gần 100 triệu đồng bào sẽ là niềm tin, là bệ đỡ vững chắc cho những nỗ lực “đứng lên” của cộng đồng doanh nghiệp từ thị trường sân nhà.
Chúng ta đang chiến thắng COVID-19 về y tế, hy vọng rằng chúng ta sẽ tiếp tục chiến thắng COVID-19 về kinh tế. Để sự phối hợp được thống nhất và hài hoà giữa các nỗ lực của các ngành, các cấp và của cộng đồng doanh nghiệp trên chiến trận kinh tế rất gian nan này, tôi đề nghị thành lập ngay Ban chỉ đạo và Tổ công tác Tái khởi động nền kinh tế và phục hồi doanh nghiệp của Chính phủ do Thủ tướng là “Tư lệnh mặt trận” - Trưởng ban chỉ đạo.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
>>>Nhiều tập đoàn "hụt hơi" do dịch bệnh COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các hiệp hội khẩn trương báo cáo tình hình doanh nghiệp
19:00' - 22/04/2020
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn gửi tới các Hiệp hội doanh nghiệp đề nghị các Hiệp hội báo cáo về tình hình các doanh nghiệp hội viên trước ngày 24/4/2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID -19
20:49' - 21/04/2020
Theo ước tính của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh có khoảng 530 doanh nghiệp với trên 15.000 người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch bệnh COVID-19
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Vi phạm khai thác khoáng sản, một công ty ở Lâm Đồng bị xử phạt
11:22' - 27/06/2022
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Song Long Đà Lạt (trụ sở tại thôn 1, xã Rô Men, huyện Đam Rông) 164 triệu đồng.
-
Chuyển động DN
Nhật Bản thử nghiệm dùng robot tự hành để giao hàng cho khách
09:54' - 27/06/2022
Ba tập đoàn lớn của Nhật Bản, gồm Rakuten Group Inc., Panasonic Holdings Corp. và Seiyu Co., đang hợp tác để thử nghiệm dịch vụ sử dụng robot tự hành giao hàng cho khách.
-
Chuyển động DN
Vinaconex dự kiến đưa Thủy điện ĐăkBa hòa lưới quốc gia vào tháng 12/2022
09:08' - 27/06/2022
Tổng công ty Vinaconex chỉ mất 18 tháng để chinh phục "dòng sông năng lượng" ĐăkBa (Quảng Ngãi) và dự kiến hòa lưới điện quốc gia vào tháng 12/2022.
-
Chuyển động DN
Công ty tài chính tập trung đẩy lùi tín dụng đen tại các khu công nghiệp
20:42' - 26/06/2022
Nhiều công ty tài chính đã cam kết cung cấp những khoản vay tiêu dùng với lãi suất chỉ bằng 50% lãi suất thị trường đến người công nhân khi có nhu cầu vay chính đáng.
-
Chuyển động DN
Thiên đường sữa Mộc Châu - dự án của 2 ông lớn ngành sữa có gì đặc biệt?
16:38' - 26/06/2022
Được chính thức khởi công vào cuối tháng 5/2022, “Tổ hợp Thiên đường Sữa Mộc Châu” sẽ thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng bởi sự đẹp mắt của “Kỳ quan Tây Bắc”.
-
Chuyển động DN
Trao giải các bộ sưu tập tem dự triển lãm Tem bưu chính Quốc gia
15:29' - 26/06/2022
Ngày 26/6, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức bế mạc và trao giải cho các tác giả đạt giải các bộ sưu tập tem dự triển lãm Tem bưu chính Quốc gia - Vietstampex 2020.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn dầu khí Mexico thắng lớn nhờ giá dầu tăng cao
13:52' - 26/06/2022
Tập đoàn dầu khí quốc gia Mexico Pemex mới đây báo cáo, doanh thu từ xuất khẩu dầu thô trong 5 tháng đầu năm đã đạt 13,3 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Chuyển động DN
Đóng điện trạm biến áp 220kV An Phước (Đồng Nai)
11:54' - 26/06/2022
Vào lúc 21h30 phút, ngày 25/6, Ban Quản lý Dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện trạm biến áp (TBA) 220kV An Phước và đường dây đấu nối.
-
Chuyển động DN
Pine Labs mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính Setu
08:13' - 26/06/2022
Nền tảng thương mại hàng hóa Pine Labs cho biết đang tiến hành mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính (fintech) có giao diện lập trình ứng dụng (API) Setu với giá khoảng 70 -75 triệu USD.