Dịch COVID-19: “Liệu pháp” tiền tệ có đủ để kích thích tăng trưởng?
Mở đầu bài viết đăng tải trên Thời báo kinh tế Australia, nhà báo Karen Maley đặt câu hỏi liệu các ngân hàng trung ương có đủ khả năng để bù đắp những thiệt hại kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang gây ra.
Câu hỏi này đã khiến các nhà đầu tư trên toàn cầu lo ngại, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh bắt đầu lan rộng ra các quốc gia khác ngoài Trung Quốc như Hàn Quốc, Iran và Italy. Nỗi lo lắng đã khiến các nhà đầu tư đổ xô tìm kiếm các “nơi trú ẩn” an toàn truyền thống như trái phiếu chất lượng cao và vàng. Ngày càng nhiều người nghi ngờ rằng các nhà chức trách đã bất lực trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, các nhà đầu tư đã tự an ủi với suy nghĩ rằng nếu COVID-19 làm giảm hoạt động kinh tế toàn cầu, thì các ngân hàng trung ương sẽ buộc phải giảm tỷ lệ lãi suất hơn nữa. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ lãi suất sẽ tiếp tục giữ ở mức thấp hơn trong một khoảng thời gian dài sắp tới.
Thực tế cho thấy các ngân hàng trung ương Thái Lan, Philippines và Indonesia đã tiến hành hạ lãi suất cơ bản để đối phó với tình hình dịch bệnh.
Mới đây nhất, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) cũng tiết lộ đang chuẩn bị cho một kế hoạch tương tự, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Moon Jae-in, vào tuần trước đã nói rằng nền kinh tế quốc gia đang trong tình trạng khẩn cấp, cần có sự kích thích để tăng nhu cầu nội địa.
Tuy nhiên, kỳ vọng về biện pháp kích thích tiền tệ bổ sung không cho thấy hiệu quả đối với các quốc gia có vị trí địa lý gần với Trung Quốc, hoặc có liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng sản xuất.
Thị trường tài chính thế giới dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất hai lần trong năm nay, và dự kiến Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA, ngân hàng trung ương) cũng sẽ giảm lãi suất ít nhất một lần.
Thậm chí, trong trường hợp cần một cú hích cho tăng trưởng kinh tế để đối phó với COVID-19, các ngân hàng trung ương hầu như đều sẵn lòng hỗ trợ về chính sách tiền tệ cho nền kinh tế quốc gia.
Phạm vi cắt giảm lãi suất hẹp
Vấn đề là hầu hết các ngân hàng trung ương đều còn rất ít phạm vi để cắt giảm lãi suất, trong nỗ lực giảm thiểu thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra.
Cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 càng kéo dài, tác động đến tăng trưởng toàn cầu càng lớn hơn. Dịch bệnh khiến các chính phủ đưa ra chính sách tài khóa, cũng như hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Nhưng diễn biến này cũng không dễ thuyết phục các chính trị gia, những người đặc biệt quan tâm tới thặng dư ngân sách, rằng họ cần phải làm nhiều hơn để chống lại một tiến trình suy giảm kinh tế.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đã từ chối kiến nghị hỗ trợ cho các trường đại học, ngành du lịch và các ngành công nghiệp khác những khoản tài chính đền bù cho thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra. Theo ông Morrison, người nộp thuế không phải đóng vai trò như các công ty bảo hiểm, chống lại suy thoái kinh tế.
Thái độ thận trọng của người đứng đầu chính phủ Australia hoàn toàn phù hợp với cách tiếp cận của một số nền kinh tế lớn khác. Tại một cuộc họp vừa diễn ra ở Riyadh vào cuối tuần trước, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã đồng tình với ý kiến cho rằng dịch COVID-19 là nguy cơ lớn nhất đối với tăng trưởng toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo G20 nhất trí cần phải hành động nếu tác động từ bệnh dịch trở nên tồi tệ hơn, nhưng không đưa ra một phương án hành động cụ thể. Mặc dù vậy, điều này gần như chắc chắn liên quan tới việc các chính phủ sẽ sẵn lòng cung cấp những biện pháp hỗ trợ tài chính “hào phóng”.
Cùng thời điểm đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sử dụng nhiều hơn nữa các giải pháp kích thích tài chính và tiền tệ, bao gồm cả việc các ngân hàng nội địa nới lỏng điều kiện cho vay, với lý do COVID-19 đã gây hại cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống mức 5,6% trong năm nay, thấp hơn 0,4% so với dự báo trước đó vào tháng 1/2020.
Sự gián đoạn nghiêm trọng
Các nhà đầu tư hiện vẫn lo lắng rằng các biện pháp kích thích tài khóa đáng kể nếu có thì cũng không đủ để làm giảm bớt những thiệt hại mà các công ty toàn cầu như Apple, Nike, Adidas và Fiat phải gánh chịu. Các doanh nghiệp này đã tuyên bố về việc dịch COVID-19 đã gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động kinh doanh.
Một tháng sau khi dịch bệnh làm tê liệt hoạt động của các nhà máy Trung Quốc kể từ trước Tết Nguyên đán 2020, chỉ một số ít được mở cửa trở lại. Điều này đã đẩy nhanh nỗi lo ngại rằng việc Trung Quốc đóng cửa các nhà máy trong thời gian dài sẽ khiến ngành sản xuất toàn cầu ngừng trệ và gây tổn thất lên tới 1.500 tỷ USD giá trị sản lượng bị mất.
Những tổn thất này không chỉ vì các doanh nghiệp toàn cầu đang phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy Trung Quốc để sản xuất sản phẩm của mình, mà còn do khách hàng Trung Quốc, nguồn tiêu dùng chủ lực của thế giới, đã giảm chi tiêu.
Các hiệu ứng lan tỏa của dịch bệnh cũng đang phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, Và khi các liên kết trong những chuỗi cung ứng ngày càng trở nên chuyên biệt hơn, thì việc tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế cũng trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, Trung Quốc không chỉ biến mình thành phân xưởng của thế giới, quốc gia này còn trở thành một nhà cung cấp khổng lồ cho ngành công nghiệp dược phẩm toàn cầu.
Trung Quốc chiếm tới 60% nguồn cung các sản phẩm paracetamol toàn cầu và khoảng 50% đầu ra của mặt hàng thuốc ibuprofen trên thế giới. Mặc dù các công ty dược phẩm lớn đã có đủ nguồn cung cho vài tháng tới, nhưng vẫn có những lo ngại về tình trạng thiếu hụt nếu sản xuất của Trung Quốc bị gián đoạn lâu hơn.
Các công ty công nghệ lớn, vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, cả trong lĩnh vực cung cấp linh kiện lẫn lắp ráp các sản phẩm cuối cùng. Hầu hết các hãng đều lo sợ Trung Quốc sẽ đóng cửa các nhà máy lâu hơn nữa.
Trung Quốc chịu trách nhiệm cung cấp tới 70% các sản phẩm điện thoại thông minh toàn cầu. Quốc gia này là quê hương của nhà sản xuất màn hình điện thoại lớn nhất thế giới, BOE Display.
Sự gián đoạn hoạt động của các nhà máy tại Trung Quốc đã giáng một đòn mạnh vào các tập đoàn điện tử, như người khổng lồ điện tử Đài Loan Foxconn. Foxconn, công ty lắp ráp điện thoại iPhone, cảnh báo rằng lợi nhuận trong năm nay của tập đoàn sẽ sụt giảm do sự gián đoạn hoạt động tại nhà máy đóng ở Trung Quốc.
Tương tự, tập đoàn Phần Lan Nokia cảnh báo doanh nghiệp có thể phải đối mặt với sự gián đoạn tạm thời trong chuỗi cung ứng do hậu quả của dịch COVID-19.
Trong khi đó, dịch bệnh cũng đang gây ra sự tàn phá trên thị trường hàng hóa, khiến giá dầu giảm mạnh do các nhà đầu tư đặt cược rằng tăng trưởng toàn cầu yếu hơn sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng.
Dù vậy, kỳ vọng về một gói kích thích khổng lồ của Trung Quốc, bao gồm tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng, đã giúp hỗ trợ giá cho các mặt hàng như quặng sắt.
Vào cuối tuần trước, Giám đốc điều hành BHP Mike Henry cho biết COVID-19 vẫn chưa ảnh hưởng đến "nhu cầu, giá cả cũng như điều khoản thanh toán'', nhưng những điều này có thể sẽ xảy ra nếu bệnh dịch không được kiểm soát vào cuối tháng Ba.
Dấu hỏi về nhu cầu của Trung Quốc khiến BHP áp dụng cách tiếp cận thận trọng hơn qua việc chi trả cổ tức tạm thời của công ty, thấp hơn so với mức mà các nhà phân tích dự kiến./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Asiana Airlines cắt giảm chi phí để vượt "bão" dịch COVID-19
12:21' - 02/03/2020
Asiana Airlines Inc. ngày 2/3 đã đề xuất kéo dài thời gian nghỉ không lương cho nhân viên và cắt giảm lương của các giám đốc điều hành lên tới 50% bởi dịch do virus corona.
-
Xe & Công nghệ
Cú hích hâm nóng thị trường bất động sản sau “cơn bão” COVID-19
11:36' - 02/03/2020
Chương trình khuyến mại đến 200 triệu đồng/giao dịch không chỉ làm thị trường bất động sản “dậy sóng” sau chuỗi ngày “lao đao” vì dịch bệnh mà còn có cơ hội sở hữu cùng lúc bộ đôi “nhà xịn, xe sang”.
-
Kinh tế Thế giới
Australia họp khẩn về tác động kinh tế của dịch COVID-19
11:34' - 02/03/2020
Các cơ quan quản lý tài chính Australia dự kiến tổ chức một cuộc họp khẩn trong ngày 2/3 về tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế trị giá 1.300 tỷ USD của nước này.
-
Chứng khoán
Nỗi lo COVID-19 lan rộng chi phối các sàn châu Á phiên sáng 2/3
11:04' - 02/03/2020
Các thị trường chứng khoán ở châu Á diễn biến trái chiều khi bước vào ngày giao dịch 2/3 trước những quan ngại kéo dài về sự lan rộng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Chứng khoán
Các sàn châu Á diễn biến trái chiều trước quan ngại về COVID-19
10:56' - 02/03/2020
Các nhà đầu tư đang theo dõi những số liệu về trường hợp nhiễm dịch COVID-19 trong khi giới chức của các nước và vùng lãnh thổ đang sẵn sàng tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó.
-
Phân tích doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Eximbank khuyến khích khách hàng giao dịch trực tuyến
10:11' - 02/03/2020
Nhằm chia sẻ nỗi lo tài chính khi bị nhiễm COVID-19, Generali Việt Nam - đối tác bảo hiểm độc quyền của Eximbank sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ đặc biệt cho khách hàng Eximbank.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu trước mối nguy chệch hướng vì COVID-19
10:11' - 02/03/2020
Những rủi ro nổi lên trong năm 2019 có dấu hiệu lắng dịu, dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát, trở thành mối nguy lớn nhất thời điểm hiện nay, đe dọa làm chệch hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.