Điểm tên các “nạn nhân” mới của đại dịch COVID-19
Các cửa hàng đóng cửa, dây chuyền sản xuất không hoạt động, máy bay “đắp chiếu” ở các sân bay - đại dịch COVID-19 đã tàn phá một loạt ngành công nghiệp, không chỉ ngành hàng không và ô tô mà còn cả ngành bán lẻ và năng lượng.
Hãy cùng điểm tên những “nạn nhân” mới của đại dịch COVID-19, trong bối cảnh các công ty phải thông báo sa thải bớt nhân viên, nộp đơn phá sản và kêu gọi các Chính phủ tiến hành các kế hoạch giải cứu. Ngành hàng không “hạ cánh” khó khăn Trong số những “ông lớn” đang gặp khủng hoảng trong lĩnh vực vận tải hàng không có hai hãng vận tải Mỹ Latinh, bao gồm hãng hàng không lớn nhất khu vực LATAM và Avianca của Colombia. Cả hai đều đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ. Hãng hàng không Virgin Australia đã sụp đổ, bắt đầu quá trình cho phép các chủ nợ tiếp quản hoạt động tại đây. Các hãng hàng không nhỏ hơn cũng rơi vào tình cảnh tương tự, bao gồm Comair và South African Airways (SAA) của Nam Phi, Flybe của nước Anh và 4 công ty con thuộc Norwegian Air Shuttle của Na Uy. Những hãng hàng không khác may mắn vẫn sống sót, nhưng họ buộc phải sa thải nhân viên hàng loạt. Tại Mỹ, American Airlines đã thông báo cắt giảm hơn 41.000 việc làm, với United Airlines là 36.000 việc làm, còn tại American Delta Air Lines là 10.000 việc làm.Lufthansa của Đức cũng cho 22.000 nhân viên thôi việc, trong khi ít nhất 19.000 việc làm tại Air Canada bị cắt giảm. 12.000 nhân viên tại British Airways, 6.000 tại Qantas của Australia (Ốt-xtrây-li-a), và 4.500 tại EasyJet của nước Anh cũng bị cho nghỉ.
Về phía các nhà sản xuất máy bay, Boeing của Mỹ đã thông báo sa thải 16.000 nhân viên, trong khi Bombardier của Canada là 2.500 nhân viên. Trong lĩnh vực sản xuất động cơ, General Electric và Rolls-Royce của Anh cũng đã cắt giảm lần lượt 12.600 và 9.000 việc làm. Giữa bối cảnh đó, một số chính phủ đã vào cuộc để hạn chế thiệt hại cho ngành hàng không. Chính phủ Đức đã chấp nhận giải cứu cho Lufthansa và Condor, Pháp và Hà Lan cũng làm điều tương tự đối với liên doanh Air France-KLM, trong khi Italy (I-tali-a) quyết định quốc hữu hóa Alitalia.Con đường gập ghềnh của ngành ô tô
Ngành công nghiệp ô tô cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Một trong những dấu hiệu khủng hoảng lớn nhất của ngành này là nhà sản xuất ô tô Renault của Pháp phải sa thải 15.000 việc làm, còn “người khổng lồ” cho thuê xe hơi Hertz đã nộp đơn phá sản. BMW của Đức sẽ cắt giảm 6.000 việc làm, trong khi Nissan (Nhật Bản) dự kiến đóng cửa một nhà máy ở Barcelona (Tây Ban Nha) với 3.000 lao động. Công ty sản xuất xe tải hạng nặng Volvo của Thụy Điển cũng thông báo sẽ cắt giảm 4.100 việc làm trên toàn thế giới. Còn ở Anh, hơn 6.000 vị trí tại Jaguar Land Rover, Aston Martin, Bentley và McLaren cũng sẽ bị sa thải.>>>Tốc độ phá sản của các công ty Mỹ cao nhất trong 10 năm
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không LATAM sa thải ít nhất 2.700 nhân viên tại Brazil
08:02' - 04/08/2020
Hãng hàng không LATAM Airlines ngày 3/8 cho biết đang thực hiện kế hoạch sa thải ít nhất 2.700 nhân viên tại chi nhánh Brazil.
-
Doanh nghiệp
Giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ phá sản trong ngành hàng không
14:33' - 21/07/2020
Hy vọng cho sự phục hồi nhanh chóng trong lĩnh vực hàng không toàn cầu đã trở nên mờ mịt hơn nữa với tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng trở nên tồi tệ hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48'
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56'
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34'
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.