Điểm mới của Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016
Hội nghị đề ra các giải pháp về xây dựng thể chế nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.
Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 29/4, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh theo hai hình thức, trực tiếp (khoảng 500 đại biểu tham dự) và trực tuyến với 63 điểm cầu (gồm đại biểu là lãnh đạo địa phương và doanh nghiệp). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng sẽ chủ trì Hội nghị này. Dư luận và cộng đồng doanh nghiệp rất hưởng ứng cuộc gặp gỡ này – ông Lê Mạnh Hà cho hay. Theo ông Lê Mạnh Hà, tham dự Hội nghị có các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các hiệp hội (300 đại biểu), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hiệp hội nước ngoài (như phòng thương mại Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc…), doanh nghiệp cổ phần hóa và doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã. Hội nghị tập trung hướng về doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.Hội nghị tập trung vào hai nội dung chính là các giải pháp về thể chế nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, xác định các rào cản do cơ chế, chính sách tạo ra và giải quyết các kiến nghị, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh do việc thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước, sự nhũng nhiễu, những rào cản do chính quyền và cán bộ gây ra.
Sau phiên làm việc buổi sáng, nghe về tình hình doanh nghiệp, các hiến kế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và bình đẳng, kiến nghị và giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp, chứng kiến Chủ tịch UBND hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhằm môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp trên địa bàn.
Buổi chiều, Thủ tướng sẽ họp với các Bộ, ngành, địa phương để giải quyết các kiến nghị chưa được giải quyết trước Hội nghị và ngay tại Hội nghị. Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết chuyên đề về doanh nghiệp với tên gọi “Nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trở thành động lực phát triển kinh tế của đất nước”. Nghị quyết sẽ được trình Chính phủ thảo luận thông tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2016.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà cho biết điểm đáng chú ý là chủ đề của Hội nghị là doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khẳng định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của doanh nghiệp Việt Nam, thể hiện sự đối xử bình đẳng, sự quan tâm của Chính phủ với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Tên gọi “Doanh nghiệp Việt Nam - động lực phát triển kinh tế của đất nước” đã thể hiện tinh thần Nghị quyết của Đại hội XII.
Điểm mới của Hội nghị, theo ông Lê Mạnh Hà, đó là lần đầu tiên tổ chức theo hình thức vừa trực tuyến, vừa trực tiếp. Thủ tướng đích thân mời doanh nghiệp tham dự Hội nghị.Việc Thủ tướng sẽ họp với các Bộ, ngành ngay sau Hội nghị để giải quyết ngay các kiến nghị chưa được giải quyết, thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt của Chính phủ trong giải quyết triệt để các vấn đề của doanh nghiệp.
Cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với VCCI sẽ phải mang tính định lượng rõ ràng, không chung chung. Sản phẩm của hội nghị - Nghị quyết chuyên đề sẽ được chia ra các nhóm lĩnh vực như nhóm về chính sách, nhóm về thuế, hải quan, nhóm về đất đai, xây dựng, vốn… và đặc biệt là việc một bộ phận báo chí gây nhũng nhiễu, khó khăn, áp lực cho doanh nghiệp, các chi phí không chính thức của doanh nghiệp, các hình thức quyên góp, vận động doanh nghiệp…
Không để chuột sa chĩnh gạo Đánh giá cao quyết định đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị người đứng đầu Chính phủ là quyết định gặp doanh nghiệp vào cuối tháng 4/2016, cùng với việc ngày 21/4, Thủ tướng đã chỉ đạo ngừng hình sự hóa vụ chủ quán cà phê Xin Chào (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) bị khởi tố do chậm đăng ký kinh doanh, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng điều này thể hiện thông điệp rất quan trọng là Chính phủ sẽ bảo vệ doanh nghiệp.“Một việc tưởng chừng nhỏ nhưng chứa đựng việc lớn, phát đi thông điệp về sự an toàn của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp và người dân sẽ được bảo vệ” – ông Lộc nói.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, hiện môi trường kinh doanh của Việt Nam không chỉ có nhiều trở ngại, nhiều điều kiện chưa thuận lợi mà còn kém an toàn, sự an toàn của môi trường kinh doanh đang là yêu cầu quan trọng được đặt ra. Niềm tin của doanh nghiệp được khẳng định trước hết bởi tính an toàn của môi trường kinh doanh và sự thuận lợi. Nói về việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo ngòi nổ cho vụ việc này, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà cho biết Thủ tướng rất quan tâm đến vụ việc. “Nếu vụ này ông bán phở bị thua sẽ đưa ra một thông điệp rất xấu cho môi trường kinh doanh, có nghĩa rằng mọi doanh nghiệp, mọi người kinh doanh đều có thể bị đi tù” – ông Hà bày tỏ.Ông Lê Mạnh Hà nhận định các điều kiện kinh doanh hiện nay chỉ có thể đưa vào Nghị định, nhưng các Bộ đang làm rất chậm. Từ 1/7, Luật doanh nghiệp có hiệu lực, sẽ rất khó nếu không ban hành được các điều kiện kinh doanh trong các Nghị định, doanh nghiệp khó khăn, công tác quản lý cũng rất khó khăn. Khi các quy định pháp luật đan chéo nhau và chưa rõ ràng, bao giờ bất lợi cũng thuộc về doanh nghiệp.
“Tôi mong Chính phủ cương quyết với các Bộ trưởng, báo chí cũng lên tiếng để Bộ trưởng không thực hiện đúng luật, không tạo điều kiện cho kinh doanh thì Quốc hội sắp tới sẽ không bầu nữa, không làm được thì đừng bầu, đó là chế tài tốt nhất” – ông Hà quả quyết. Trả lời báo giới về việc hiện có gần 7.000 giấy phép con trong đó có trên một nửa là không còn tính pháp lý để tồn tại bởi được quy định bằng các Thông tư mà theo Luật, các thông tư không được hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc cho biết từ 1/7, những điều kiện kinh doanh đó được thực hiện bởi thông tư sẽ không còn giá trị.Hiện có một số Bộ, ngành vẫn tiếp tục ban hành giấy phép con, điều kiện kinh doanh trong thông tư, phớt lờ Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, do đó cần phải được rà soát thường xuyên để đảm bảo tính nhất quán.
Còn theo bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chính sách có nhiều nhưng còn phân tán, thiếu minh bạch, doanh nghiệp khó tiếp cận, thực thi không đi vào cuộc sống. Rà soát các loại giấy phép con cho thấy với doanh nghiệp là rừng văn bản pháp lý, bản thân cơ quan nhà nước còn thấy khó. Nói về chi phí không chính thức – gánh nặng của doanh nghiệp, một nội dung sẽ được đề cập tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp tới đây, ông Lê Mạnh Hà cho rằng chi phí không chính thức sẽ không ngừng tăng lên nếu còn tình trạng xin cho, còn nhiều giấy phép, nhiều điều kiện phải xin.Ông mong muốn trong nội dung cải cách thể chế đưa ra thảo luận tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp cũng như Nghị quyết của Chính phủ về doanh nghiệp và các chính sách đi theo giảm tối thiểu giấy phép. “Khi còn giấy phép, còn xin, rất khó để loại trừ…
Con chuột mà sa chĩnh gạo chắc chắn nó ăn, không thể để hũ gạo hớ hênh để con chuột rơi vào” – ông Lê Mạnh Hà ví von./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp sẽ diễn ra ngày 29/4
18:45' - 19/04/2016
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định sẽ tổ chức Hội nghị với doanh nghiệp năm 2016 vào ngày 29/4/2016 với tên gọi: “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”.
-
DN cần biết
Sắp tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp tư nhân lần đầu tiên
14:50' - 08/04/2016
Cuối tháng 4/2016, Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp tư nhân dự kiến sẽ được tổ chức tại Dinh Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, theo chủ trương đã được Chính phủ thông qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư "vênh" với Luật chuyên ngành
07:02' - 04/04/2016
Hoạt động đăng ký doanh nghiệp (DN) đã chuyển biến tích cực với số lượng DN thành lập mới và số vốn đăng ký tăng sau khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực.
-
DN cần biết
Hỗ trợ doanh nghiệp XNK thông qua dịch vụ thu thuế và bảo lãnh thuế điện tử
17:17' - 18/01/2016
Thỏa thuận hợp tác cung cấp Dịch vụ thu thuế, bảo lãnh thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) bằng phương thức điện tử mang lại nhiều ưu điểm vượt trội về thời gian và công nghệ cho các bên sử dụng.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp thiếu chủ động tham gia xây dựng chính sách pháp luật
16:41' - 12/01/2016
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI): Nhiều doanh nghiệp hiện phó mặc vấn đề xây dựng pháp luật cho Nhà nước và coi đó là “việc của mấy ông Trung ương”
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13' - 02/07/2025
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.