"Điểm nóng" trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung
Mặc dù động thái này của Mỹ bắt nguồn từ lý do an ninh quốc gia và không liên quan đến thương mại, nhưng chúng có mối liên hệ với nhau. Nó diễn ra sau đợt tăng thuế 100% hồi tháng Năm vừa qua đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến tháng 8/2024, Canada cũng tăng thuế lên 100%. Sau đó vào tháng 9/2024, Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu để tăng mức thuế tạm thời lên 35,3%, ngoài mức thuế 10% hiện có.
Vẫn còn phải xem các công ty của Mỹ như Ford và Tesla sẽ phản ứng ra sao khi họ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Hoạt động sản xuất sử dụng linh kiện Trung Quốc ở những nơi như Thái Lan và Mexico có vẻ cũng sẽ bị cấm. Tác động đối với các quốc gia không có ngành công nghiệp xe điện như Australia ít rõ ràng hơn, nhưng có thể rủi ro vẫn hiện hữu do lượng xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc tăng.Bất chấp nỗ lực đa dạng hóa, giảm rủi ro và tách rời chuỗi cung ứng, hệ sinh thái công nghệ vẫn phụ thuộc và gắn bó với nhau. Việc giảm thiểu các lỗ hổng sẽ gây tổn thất lớn cho chính phủ, người tiêu dùng và tương lai kỹ thuật số. Việc tách rời về công nghệ - hay việc hủy bỏ thương mại xuyên biên giới đối với hàng hóa và dịch vụ công nghệ cao – thường gắn liền với những lo ngại về bảo vệ sở hữu trí tuệ, quyền riêng tư dữ liệu và rủi ro an ninh quốc gia, cũng như sự tái tập trung vào các chính sách công nghiệp.Bất chấp những tác động toàn cầu, vẫn còn rất ít thông tin về ảnh hưởng của điều này đối với nền kinh tế kỹ thuật số. Một nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, xu hướng tách rời công nghệ làm giảm tăng trưởng của kinh tế thế giới thông qua giảm dòng chảy thương mại toàn cầu, phân bổ sai nguồn lực và hạn chế phổ biến kiến thức xuyên biên giới hơn.Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, họ đang nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực mang tính quyết định mà Trung Quốc đang muốn thống trị như trí tuệ nhân tạo (AI). Năm 2023, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã dựa vào lời của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen để nói rằng Mỹ ủng hộ việc giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa, thay vì tách rời. Ông đã lặp lại những quan điểm này ở Trung Quốc vào tháng Tám năm nay.Những người khác sẽ lập luận ngược lại - rằng một loạt sáng kiến mới, từ Đạo luật Khoa học và CHIPS đến Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, 25 dự luật của “Tuần lễ Trung Quốc” tại Quốc hội Mỹ vào tuần trước, đã tạo nên một lộ trình tách rời. Các biện pháp này áp dụng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm chất bán dẫn, AI và năng lượng sạch đang gây ra “cuộc chạy đua trợ cấp giữa Trung Quốc và Mỹ”. Những nỗ lực của Mỹ nhằm hợp pháp hóa vấn đề an toàn sinh học được coi là sự tiếp nối của những nỗ lực này.Gần đây, người ta đã thấy những hạn chế xung quanh dữ liệu cá nhân của người Mỹ, luật an toàn sinh học của Mỹ cũng như phản ứng của Australia đối với sự can thiệp của nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ và các trường đại học.Việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho công nghệ cũng trở nên mang tính chính trị hơn, khi cạnh tranh công nghệ ngày càng gia tăng. Mỹ, Trung Quốc và EU cùng với các nước khác đang tạo thêm không gian để chính phủ xác định và đặt ra các ưu tiên về tiêu chuẩn hóa, điều phối hành động và đầu tư trực tiếp.Chuỗi cung ứng phần mềm không chỉ bao gồm hàng hóa hữu hình như trong sự cố CrowdStrike khiến hàng loạt hệ thống máy tính ngừng hoạt động. Cần có một quy trình để đánh giá rủi ro về chuỗi cung ứng và phần mềm cũng như phần cứng từ góc độ an ninh và an toàn quốc gia.Trong khi một số người cho rằng việc tách rời công nghệ là không thể tránh khỏi, việc hình dung ra những lĩnh vực mà sự đổi mới và hợp tác có thể được thực hiện đang trở nên khó khăn. Điều này đúng với chính phủ, khu vực tư nhân và hoạt động nghiên cứu.Ngay cả khi các chính phủ hành động vì lý do an ninh quốc gia, điều quan trọng là phải tiếp tục nỗ lực ngoại giao và khuyến khích các mối quan hệ văn hóa và giao lưu cá nhân. Chúng ta cần tích cực thu hút tất cả các quốc gia vào việc giảm thiểu tác hại của công nghệ, cải thiện sự an toàn của AI và chống biến đổi khí hậu.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Lãi suất hạ giúp vực dậy thị trường nhà đất Hong Kong (Trung Quốc)
10:53' - 10/10/2024
Thị trường bất động sản đang suy giảm của Hong Kong (Trung Quốc) đã nhận được cú hích từ việc cắt giảm lãi suất và thị trường chứng khoán phục hồi.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh trước mùa bầu cử
18:21' - 09/10/2024
Lạm phát hạ nhiệt, tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Kinh tế Mỹ liên tục đón nhận những tín hiệu đầy lạc quan. Nhưng vì sao cử tri Mỹ vẫn lo lắng?
-
Hàng hoá
Chờ đợi “đòn bẩy” từ Trung Quốc, giá dầu tăng nhẹ
15:26' - 09/10/2024
Giá dầu tại châu Á tăng trong phiên giao dịch ngày 9/10, khi thị trường đang hướng sự chú ý đến những diễn biến ở Trung Đông và chờ đợi thêm các biện pháp kích thích từ Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc sẽ dẫn đầu cuộc cách mạng năng lượng xanh toàn cầu đến năm 2030
15:20' - 09/10/2024
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm gần 60% tổng công suất năng lượng tái tạo được lắp đặt trên toàn thế giới từ nay đến năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất hiện tín hiệu tích cực về tăng trưởng GDP của Mỹ
07:45' - 09/10/2024
Theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 8/10, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 8/2024 đã giảm mạnh nhờ xuất khẩu tăng lên mức cao kỷ lục và nhập khẩu giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30'
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30'
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.