Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, cơ cấu năng lượng của Trung Quốc tiếp tục được tối ưu hóa, quá trình chuyển đổi xanh và ít carbon đã đạt được những tiến bộ tích cực, đồng thời bước vào con đường chuyển đổi năng lượng phù hợp với điều kiện quốc gia, thích ứng với xu hướng phát triển toàn cầu, phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Ông Bạch Vân Sinh (Bai Yunsheng), thành viên Ủy ban Cố vấn Chiến lược của Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc, cho biết trong quá trình chuyển đổi năng lượng carbon thấp, năng lượng hạt nhân hiện là một lựa chọn thực tế có thể đạt được sự phát triển quy mô lớn và hỗ trợ chuyển đổi carbon thấp với chi phí thấp. Thế giới không thể đạt được trạng thái trung hòa carbon nếu không có sự đóng góp của năng lượng hạt nhân.
Theo số liệu thống kê, năm 2023, sản lượng điện hạt nhân toàn cầu đạt 2.700 tỷ KWH, chiếm khoảng 9% tổng sản lượng điện của thế giới, chiếm 23% sản lượng điện phát thải carbon thấp của thế giới. Từ năm 1971-2023, việc sản xuất điện hạt nhân toàn cầu đã góp phần giảm khoảng 70 tỷ tấn khí thải carbon dioxide.
Tại Trung Quốc, năm 2023, sản lượng điện năng lượng sạch của nước này đạt khoảng 3.100 tỷ KWH, trong đó điện hạt nhân đạt 430 tỷ KWH, chiếm hơn 13%. Ngoài ra, tại các khu vực trung tâm phụ tải điện như Quảng Đông, Chiết Giang, Phúc Kiến…, tỷ lệ sản xuất điện hạt nhân đã đạt gần hoặc vượt 20%, phát huy hiệu quả vai trò của điện hạt nhân trong việc đảm bảo cung cấp điện, hỗ trợ lưới điện và giảm lượng khí thải carbon.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tổ máy điện hạt nhân đã đưa vào vận hành và đang xây dựng trên toàn quốc đạt 102 tổ. Trong đó, công suất của các tổ máy đã đưa vào vận hành đạt 58,08 triệu KW; công suất của các tổ máy đang xây dựng đạt 55,05 triệu KW, vươn lên đứng đầu thế giới về số tổ máy đã đưa vào vận hành và số tổ máy đang lắp đặt.
Việc xây dựng các tổ máy điện hạt nhân của Trung Quốc đang tiến triển ổn định. Năm 2023, nước này đã phê chuẩn 5 dự án điện hạt nhân mới và khởi công xây dựng 5 tổ máy điện hạt nhân mới.
Từ những dữ liệu và thông tin trên cho thấy, Trung Quốc đang đạt được bước phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực điện hạt nhân, không chỉ đứng đầu thế giới về công suất lắp đặt, mà còn đóng vai trò quan trọng trong đổi mới công nghệ và cung cấp năng lượng sạch.
Theo ông Hàn Thủy (Han Shui), Chủ tịch Ban Giám sát - Hiệp hội Nghiên cứu Năng lượng Trung Quốc, sau nhiều thập kỷ phát triển, ngành năng lượng hạt nhân Trung Quốc đã thành công đạt được bước nhảy vọt lịch sử từ đi sau sang phát triển song song đến dẫn đầu một phần.
Các dự án điện hạt nhân với quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn độc lập của Trung Quốc, điển hình là các lò phản ứng làm mát bằng khí ở nhiệt độ cao “Hoa Long 1” và “Quốc Hòa 1” đã trở thành một bước tiến nhảy vọt trong việc thúc đẩy nâng cấp công nghệ năng lượng hạt nhân, giúp chiến lược công nghệ cao của nước này đạt được những bước đột phá hàng đầu; là một lực lượng quan trọng giúp nước này từ một nước lớn về năng lượng hạt nhân trở thành cường quốc về năng lượng hạt nhân.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tổ máy điện hạt nhân
11:11' - 01/12/2024
Số tổ máy điện hạt nhân đã vào vận hành và số tổ máy điện hạt nhân đang xây dựng của Trung Quốc đang đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Đảm bảo nhiệm vụ kép
16:44' - 29/11/2024
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Cứu hộ chạy đua với thời gian sau “72 giờ vàng”
16:35'
Tại thành phố Mandalay, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều người vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tăng hỗ trợ doanh nghiệp trước sức ép thuế quan từ Mỹ
16:26'
Hàn Quốc đang dốc toàn lực để chuẩn bị ứng phó với các mức thuế đối ứng mà Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến áp dụng từ ngày 2/4.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Chính quyền quân sự tuyên bố quốc tang 1 tuần
16:02'
Trong thông báo, chính quyền quân sự Myanmar cho biết thời gian để tang chính thức kéo dài từ ngày 31/3 đến ngày 6/4, đồng thời nước này sẽ treo cờ rủ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh bắt buộc Giấy phép Du lịch điện tử với du khách châu Âu từ ngày 2/4
15:04'
Từ ngày 2/4 tới, công dân các nước châu Âu đến Anh sẽ bắt buộc phải có Giấy phép Du lịch điện tử (ETA). Quyết định này được Chính phủ Anh đưa ra nhằm tăng cường an ninh biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Ukraine rút khỏi thỏa thuận đất hiếm có thể đối mặt rủi ro lớn
14:57'
Thỏa thuận khoáng sản đất hiếm nhằm cấp cho Mỹ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine. Trước đó, ngày 20/3, ông Trump tuyên bố thỏa thuận sẽ được ký kết "rất sớm",
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ lo ngại Tổng thống Donald Trump chưa ưu tiên kiểm soát chi phí
14:25'
Theo kết quả một cuộc khảo sát, hầu hết người Mỹ cho rằng Tổng thống Donald Trump không tập trung đủ vào việc giảm chi phí.
-
Kinh tế Thế giới
Trái phiếu Mỹ trở nên hấp dẫn khi căng thẳng thương mại leo thang
10:38'
Việc chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang đang làm gia tăng rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và đảo lộn danh mục của giới đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia
08:55'
Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế đối ứng mà ông công bố trong tuần này sẽ được áp dụng đối với "tất cả các quốc gia", không phải chỉ liên quan một nhóm nhỏ từ 10-15 nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thu hồi giấy phép cấp cho các đối tác nước ngoài của công ty dầu khí PDVSA
08:52'
Mỹ đã thông báo cho các đối tác nước ngoài của công ty dầu khí nhà nước PDVSA của Venezuela về việc sắp hủy bỏ các giấy phép cho phép họ xuất khẩu dầu và các sản phẩm phụ từ dầu mỏ của Venezuela.