Điều chỉnh quy hoạch ngành da giày phù hợp với thực tế
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025, sự tăng trưởng nhanh về đầu tư, gia tăng quy mô, đưa da giày trở thành ngành có đóng góp lớn về xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu tăng dần theo các năm và đạt hơn 16 tỷ USD vào năm 2016.
Mặc dù vậy, đến nay nhiều nhân tố chủ quan và khách quan đã xuất hiện tác động lớn đến sự phát triển của ngành và đặt ra yêu cầu có sự điều chỉnh quy hoạch phù hợp với thực tiễn sản xuất cũng như quá trình hội nhập sâu rộng.Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp da - giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025 được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt năm 2010 tại Quyết định số 6209/QĐ-BCT ngày 25 tháng 10 năm 2010, đến nay, một số mục tiêu và chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch đã và đang được thực hiện khá tốt. Đó là cơ bản hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Việc liên doanh, liên kết với mọi thành phần kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển mạnh.
Ngành đã tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, xây dựng các nhà máy mới với quy mô lớn, thiết bị, công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực sản xuất của ngành. Hầu hết các doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Ông Nguyễn Mạnh Khôi, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu da giày cho biết, một trong những nguyên nhân tác động thúc đẩy sự phát triển của ngành da giày là do sự chuyển dịch sản xuất da giày sang các nước có nhân công rẻ; có các ưu đãi đầu tư và tranh thủ cơ hội do các Hiệp định thương mại (FTA) mang lại. Việc này diễn ra mạnh mẽ trong 5 năm qua và Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, quan trọng hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, góp phần quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Tuy nhiên, đi cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành là sự xuất hiện những trở lực đến từ các yếu tố khách quan, chủ quan.
Trước hết là quá trình hội nhập sâu rộng đi kèm với các rào cản kỹ thuật áp đặt từ phía các nhà nhập khẩu và khách hàng tiêu dùng quốc tế, cũng như các yêu cầu trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường và đảm bảo các điều kiện phúc lợi cho người lao động. Điều này đang tạo những khó khăn và làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Về chủ quan, do sản xuất theo hình thức gia công là chủ yếu (trên 70%) đã hạn chế hiệu quả và sự năng động của các doanh nghiệp. Hiện tại, phần giá trị mà ngành da giày Việt Nam có được mới chỉ chiếm từ 25-30% chuỗi giá trị, chủ yếu là chi phí sản xuất gia công. Trong khi giá trị lớn hơn nằm ở lĩnh vực thiết kế, thương hiệu, phân phối sản phẩm thì doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
Ngoài ra theo ông Khôi, doanh nghiệp trong nước thiếu vốn, thiếu công nghệ tiên tiến và đội ngũ kỹ thuật cao cấp và năng lực quản trị chưa cao. Một bộ phận lớn các doanh nghiệp trong nước chưa chủ động tiếp cận được thị trường xuất khẩu mà vẫn phải gia công xuất khẩu qua trung gian nên hiệu quả sản xuất kinh doanh bị hạn chế và dễ bị biến động do lệ thuộc vào khách hàng.
Ngành cũng chưa phát triển đồng bộ giữa công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu (cả thuộc da) với sản xuất giày dép. Nhiều loại nguyên phụ liệu vẫn phải nhập khẩu, đặc biệt các nguyên liệu làm mũ giày.
Giá trị gia tăng từ tỷ lệ nội địa hóa trên sản phẩm giày dép, túi xách vẫn còn thấp (khoảng 35-40%); trong đó, chủ yếu gồm các phụ liệu thứ yếu là đế giày, chỉ khâu, keo, phom...
Còn nguyên liệu quan trọng nhất trong sản xuất giày dép là da thuộc và da nhân tạo vẫn đang phải nhập khẩu tới 60-70%. Các ngành chế tạo máy, cơ khí chính xác tại Việt Nam chưa có khả năng sản xuất máy móc, thiết bị, khuôn mẫu cho sản xuất da - giày, nên các doanh nghiệp phải tốn chi phí lớn để nhập khẩu máy móc, phụ tùng từ nước ngoài. Đó là những yếu tố dẫn tới năng suất lao động ngành giày Việt Nam còn thấp.
Từ các tồn tại trên, hiện nay Bộ Công Thương đang tập hợp, lấy ý kiến điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp da giày Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Nội dung chủ yếu điều chỉnh quy hoạch lần này, nhằm phân tích, đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng phát triển và các tiềm năng, lợi thế của ngành da giày. Đồng thời, tìm ra những khó khăn, hạn chế, thách thức cần chỉnh sửa và khắc phục trong thời kỳ quy hoạch.
Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Bộ Công Thương cho biết, Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035, ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu từ 35 - 38 tỷ USD vào năm 2025 và nâng lên 50 - 60 tỷ USD vào năm 2035.
Theo mục tiêu của Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035, ngành da giày sẽ phát triển với tốc độ cao, giữ vững vị trí ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực quan trọng của nền kinh tế.
Cụ thể, về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành da giày giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đạt 11,62%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8,87%/năm; bổ sung giai đoạn 2026 - 2035 đạt 6,04%/năm.
Chỉ số phát triển công nghiệp trung bình của ngành giai đoạn 2016-2020 đạt mức tăng trưởng 10,51%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt 8,02%/năm và giai đoạn 2026-2035 đạt 5,46%/năm. Ngành da giày phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2020 từ 24-26 tỷ USD; năm 2025 từ 35-38 tỷ USD và năm 2035 đạt từ 50-60 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong các giai đoạn này lần lượt là 10-11%/năm; 8-9%/năm và 4-5%/năm. Tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm phấn đấu năm 2020 đạt 45%, năm 2025 đạt 47% và năm 2035 đạt 55%.
Như vậy so với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025 được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt năm 2010, quy hoạch được điều chỉnh đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành da giày giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tăng khoảng 2,82%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 tăng thêm 0,67%/năm và bổ sung giai đoạn 2026 - 2035 đạt 6,04%/năm.../.
Xem thêm:
>>>Dệt may, da giày Việt Nam trước thách thức gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng bảng Anh suy yếu không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu của Việt Nam
17:06' - 13/06/2017
Đồng bảng Anh suy yếu sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh bởi đây chỉ là hiện tượng ngắn hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Giải đáp nhiều vấn đề báo giới quan tâm
20:55' - 03/06/2017
Chiều 3/6, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, nhiều vấn đề được báo giới quan tâm đã được các ngành chức năng giải đáp.
-
Kinh tế Việt Nam
Mạng phân phối nước ngoài: Có một hướng đi mới để tiếp cận
16:41' - 31/05/2017
Ngày 31/5, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Hà Nội đã tổ chức thông báo về Chương trình Tuần hàng Việt Nam-Hà Nội năm 2017 tại Nhật Bản diễn ra từ ngày 5/6 đến 11/6/2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ rõ điểm nghẽn tái cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam
14:28' - 31/05/2017
Phải có kế hoạch thật rõ ràng hơn nữa, chỉ rõ điểm nghẽn quan trọng, tái cơ cấu để tập trung nguồn lực vào đâu, từ đó giải quyết, tạo chuyển biến.
-
Chuyển động DN
Công nghiệp 4.0 - cơ hội mới cho ngành dệt may Việt Nam
20:32' - 23/05/2017
Công nghiệp 4.0 sẽ là thách thức lớn với ngành dệt may Việt Nam bởi đây là ngành sử dụng nhiều lao động ở mức độ đào tạo đơn giản.
-
Doanh nghiệp
Cơ hội cho doanh nghiệp da giày tiếp xúc các bạn hàng lớn
11:43' - 10/03/2017
Hội nghị Xúc tiến Xuất khẩu ngành da giày 2017 với chủ đề nâng cao năng lực kinh doanh, xuất khẩu cho các doanh nghiệp da giày Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày 15/3/2017 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" công nghiệp châu Á đạt thỏa thuận về dự án sản xuất khí hóa lỏng
09:02'
Công ty công nghiệp nặng Samsung Heavy Industries của Hàn Quốc ngày 7/7 cho biết đã đạt được thỏa thuận trị giá 637 triệu USD để xây dựng một cơ sở sản xuất ngoài khơi tại Mozambique.
-
Doanh nghiệp
Sân bay Thọ Xuân hoàn thành cải tạo, hãng hàng không mở đường bay mới
17:36' - 07/07/2025
Trong thời gian sân bay Vinh đóng cửa sửa chữa từ 1/7 đến 31/12/2025, các đường bay tại Thanh Hoá từ sân bay Thọ Xuân sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong vùng.
-
Doanh nghiệp
Vietjet mở đường bay mới đến Tây An (Trung Quốc)
16:44' - 07/07/2025
Đường bay mới tiếp tục đánh dấu bước phát triển mạng bay quốc tế mạnh mẽ của Vietjet, nối dài danh sách các điểm đến hấp dẫn tại thị trường Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Foxconn lập kỷ lục doanh thu quý II/2025
09:02' - 07/07/2025
Foxconn của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới vừa báo cáo doanh thu quý II/2025 đạt mức cao kỷ lục nhờ nhu cầu lớn về các sản phẩm AI.
-
Doanh nghiệp
Nhà sản xuất ô tô nổi tiếng chinh phục khách hàng qua… ẩm thực
15:01' - 06/07/2025
Suzuki Motor Corp., cái tên gắn liền với những mẫu xe nhỏ gọn và bền bỉ tại Ấn Độ, đang lấn sân sang một lĩnh vực mới: đó là ẩm thực.
-
Doanh nghiệp
Kỳ vọng liên kết phát triển đồng bộ logistics vùng Đông Nam Bộ
10:44' - 06/07/2025
Nằm tại cửa ngõ phía Nam, vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực trọng điểm với tiềm năng phát triển kinh tế biển rất đa dạng.
-
Doanh nghiệp
Microsoft triển khai vùng dịch vụ điện toán đám mây tại Áo
07:29' - 06/07/2025
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) triển khai vùng dịch vụ điện toán đám mây mới đặt ở ngoại ô thành phố Vienna (Áo).
-
Doanh nghiệp
Tăng trưởng ổn định trong 6 tháng đầu năm, Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn
18:34' - 05/07/2025
Với kết quả tăng trưởng ổn định trong 6 tháng qua, Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tạo được động lực quan trọng cho chiến lược tăng trưởng dài hạn.
-
Doanh nghiệp
Niềm tin được củng cố, số doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng hơn 91%
16:47' - 05/07/2025
Tháng 6/2025, hơn 24.400 doanh nghiệp thành lập mới, tăng mạnh so với tháng trước và cùng kỳ. Số doanh nghiệp quay lại hoạt động cũng vượt doanh nghiệp rút lui, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét.