Đỉnh cao của chính sách thương mại "Nước Mỹ trên hết"
Tất cả các mặt hàng thép và nhôm, ô tô và phụ tùng ô tô của nước ngoài khi vào thị trường Mỹ cũng bị áp thuế. Ông Trump đồng thời đã đe dọa một số quốc gia khác, bao gồm cả các đồng minh truyền thống trong Liên minh châu Âu (EU), về khả năng áp dụng các mức thuế quan cao.
Tổng thống Mỹ coi ngày 2/4/2025 là "đỉnh cao" của chính sách thương mại "Nước Mỹ trên hết" của mình, khi ông nỗ lực thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước bằng cách khiến các doanh nghiệp phải trả nhiều chi phí hơn để đưa hàng hoá vào thị trường Mỹ.Theo kế hoạch, vào ngày 2/4/2025, Tổng thống Trump sẽ công bố mức thuế quan đối ứng, sẽ áp dụng đối với các quốc gia "đóng góp" lớn nhất vào khoản thâm hụt thương mại 1.200 tỷ USD của Mỹ. Chính sách thuế quan này có thể sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 3/4/2025.
Thuế quan đối ứng
Tổng thống Trump đã tiết lộ rằng thuế quan đối ứng - hay còn gọi là thuế quan "có đi có lại" - sẽ tương ứng với mức thuế quan mà các nước áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Mỹ. Vào ngày 13/2, ông Trump đã ký một bản ghi nhớ chỉ đạo các quan chức thương mại Mỹ rà soát từng đối tác thương mại để đưa ra mức thuế quan phù hợp. Tổng thống Mỹ từng phàn nàn rằng Mỹ đã cho phép các quốc gia khác áp thuế đối với hàng xuất khẩu của Mỹ mà không phải chịu bất kỳ hậu quả nào.
Liên quan đến chính sách thuế quan đối ứng, tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là nhóm 15% các đối tác "đóng góp" nhiều nhất vào thâm hụt thương mại của Mỹ và áp đặt mức thuế quan lớn nhất đối với hàng hoá Mỹ.Bộ trưởng Bessent nhấn mạnh rằng nhóm "Dirty 15'" này đã áp dụng mức thuế quan cao và dựng lên các rào cản thương mại không công bằng khác đối với hàng hoá xuất khẩu của Mỹ. Nhà Trắng chưa công bố danh sách 'Dirty 15'". Tuy nhiên, có thể "điểm danh" các đối tác có thâm hụt thương mại lớn nhất với Mỹ là Trung Quốc, EU, Mexico, Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Ấn Độ, Thái Lan, Thụy Sĩ,...... , theo tờ Wall Street Journal.
Theo giới quan sát, những bình luận của Bộ trưởng Bessent cho thấy chính quyền Mỹ có thể thu hẹp phạm vi áp dụng thuế quan "có đi có lại" so với những gì ông Trump đề xuất ban đầu.Trong bối cảnh gia tăng quan ngại về môi trường kinh tế ở cả trong và ngoài nước Mỹ, ông Trump mới đây đã hạ thấp quy mô của mức thuế quan dành cho các quốc gia khác. Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nói với các phóng viên rằng, "Tổng thống Mỹ nghĩ rằng một số trong các mức thuế quan này sẽ thận trọng hơn nhiều so với dự đoán của nhiều người".
Liệu chính sách thuế quan có đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái?
Các nhà kinh tế lo ngại rằng thuế quan "có đi có lại" trên diện rộng có thể gây tổn hại thêm cho nền kinh tế đang suy yếu và dẫn đến giá cả cao hơn đối với người tiêu dùng.
Ông Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody's nhận định rằng thuế quan đối ứng trên diện rộng sẽ dẫn đến những hậu quả như: chi phí sinh hoạt cao hơn đối với những người có thu nhập thấp và trung bình; mức thuế quan mới đối với các doanh nghiệp Mỹ; thuế trả đũa từ các quốc gia khác; và những khó khăn trên thị trường chứng khoán sẽ xóa sổ khối tài sản đáng kể của những người có thu nhập cao. Đồng thời, ông Zandi thừa nhận thật khó để dự đoán vì chính sách thuế quan "lúc lên lúc xuống" của Tổng thống Trump, nhưng theo ông, kinh tế Mỹ có thể cận kề kịch bản suy thoái vì chính sách thuế quan này. Phố Wall phản ứng thế nào với kế hoạch thuế quan mà Tổng thống Mỹ gọi là 'Ngày Giải phóng'? Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ đã lao dốc khi các nhà đầu tư bán tháo để phản ứng với chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ và lo ngại về lạm phát.Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm hơn 700 điểm, tương đương khoảng 1,7%. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ ngày 10/3/2025. Chỉ số S&P 500 đã giảm hơn 100 điểm. Các mức tăng của thị trường chứng khoán sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 11/2024 đã bị xóa sạch khi ông Trump triển khai chính sách thương mại của mình.
Các nước khác sẽ phản ứng thế nào với chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ? Theo các chuyên gia phân tích, các mức thuế quan đối ứng của ông Trump có khả năng sẽ làm leo thang một cuộc chiến thương mại toàn cầu vốn đã diễn ra ngay cả trước khi có thông báo về chính sách này.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài cuối: “Ngày Giải phóng”
06:30' - 01/04/2025
Quan chức Mỹ gợi ý họ sẽ dựa trên một số biện pháp để áp dụng thuế quan "có đi có lại", bao gồm thuế suất của các quốc gia khác, chính sách thuế và quản lý tiền tệ. Nhưng chưa có biện pháp rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài 1: Ngã ba đường
05:30' - 01/04/2025
Theo bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gấp rút xác định các chi tiết cụ thể của chương trình thuế quan mới trước thời hạn ngày 2/4.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tăng hỗ trợ doanh nghiệp trước sức ép thuế quan từ Mỹ
16:26' - 31/03/2025
Hàn Quốc đang dốc toàn lực để chuẩn bị ứng phó với các mức thuế đối ứng mà Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến áp dụng từ ngày 2/4.
-
Chuyển động DN
Tesla có thực sự miễn nhiễm trước thuế ô tô mới của Mỹ?
16:25' - 31/03/2025
Xe Tesla được sản xuất tại Mỹ có thể phần nào bảo vệ công ty khỏi các mức thuế ô tô mới, mà theo các chuyên gia trong ngành sẽ làm tăng giá xe bán ra thêm hàng nghìn USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37'
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08'
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37'
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57'
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52'
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02'
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11'
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34'
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15'
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.