Đồ chơi Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường dù được khuyến cáo
Thời gian gần đây, tại các thị trường Mỹ và châu Âu, những sản phẩm đồ chơi trẻ em mà cụ thể là đồ chơi Trung Quốc có chứa chất hóa dẻo gốc phthalate đang dần bị loại khỏi thị trường do tính độc hại của chúng.
Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng trong nước cũng đã khuyến cáo không nên cho trẻ em dùng những đồ chơi Trung Quốc nhưng loại hàng này trên thị trường vẫn được bày bán tràn lan.
Qua khảo sát tại thị trường Hà Nội, các sản phẩm đồ chơi có xuất xứ Trung Quốc lại được bán khá phổ biến từ các quán nhỏ cho tới các cửa hàng lớn, các chợ nội ngoài thành cho tới các chợ đầu mối Chợ Đồng Xuân, Ninh Hiệp và rất nguy hại là nó xâm nhập vào cả các trường học, nhất là các trường tiểu học.
Tại các cổng trường hay ngay cả trong các căngtin của nhiều trường tiểu học tại Hà Nội vẫn tràn lan bày bán đồ chơi Trung Quốc. Cứ giờ tan học, học sinh xúm đen, xúm đỏ vào các quán đồ chơi “thúng mẹt”.
Những miếng dán hoạt hình nhiều màu sắc, đồ chơi siêu nhân, Yoyo... được nhiều phụ huynh và cả học sinh vô tư mua chơi vì hình mẫu đa dạng, giá rẻ. Giá mỗi miếng dán từ 3.000 - 5.000 đồng; Yoyo từ 15.000 -20.000 đồng/cái (tùy loại), siêu nhân có giá 10.000 - 15.000 đồng.
Cầm trên tay tấm hình dán pikachu Trung Quốc sau giờ tan học, một học sinh Trường tiểu học Quang Trung, quận Hoàn Kiếm cho biết, em đã đổi một hộp sữa là phần quà chiều trường phát mà em không uống, để đổi cho bác bán hàng đồ chơi ngoài cổng trường lấy hình dán này vì em rất thích các hình pikachu.
Khi được hỏi có biết về tính độc hại của đồ chơi Trung Quốc mà nhiều phương tiện thông tin đã cảnh báo không, chị Nguyễn Thu Hương, ở phố Bạch Mai cho biết, chị chỉ nghe rau, quả trái cây Trung Quốc có chứa chất độc hại, chứ không nghĩ miếng dán, hay những đồ chơi bằng nhựa, bằng sắt cũng độc hại. Khi đón con đi học về, trẻ nhìn thấy thích và thấy giá cũng rẻ nên mua cho con.
Còn tại nhiều cửa hàng bán đồ chơi trên phố Bạch Mai, Lương Văn Can, Hàng Cân có hàng chục cửa hàng bày bán đồ chơi Trung Quốc với đủ màu sắc và hình dáng ngộ nghĩnh rất hấp dẫn người mua.
Dừng chân tại một số của hàng bán đồ chơi Thế giới tuổi Thơ; Đồ chơi Thông minh, Đồ chơi Đức An, trên phố Lương Văn Can, qua quan sát cũng như hỏi người bán về những sản phẩm ở đây, các chủ cửa hàng đều cho biết, hầu hết mặt hàng ở đây đều sản xuất từ Trung Quốc.
Vì sản phẩm đa dạng mẫu mã bắt mắt, giá cả cạnh tranh và luôn đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường, thị trường cần gì họ đều làm được và đặt hàng nào có hàng đó. Giá sản phẩm từ vài nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng/đồ chơi. Chỉ một vài cửa hàng có trưng đồ chơi thương hiệu Việt nhưng số lượng rất ít.
Người bán hàng đồ chơi trẻ em, số 4 Lương Văn Can cho biết, hàng Việt Nam thỉnh thoảng mới có, với một hai sản phẩm như xếp hình khối, bảng chữ số, rô bốt… nhưng bán rất chậm, có khi cả tháng không bán được và giá khá cao như: một con rô bốt hàng Việt Nam có giá tới 2 triệu đồng nhưng hàng chỉ bày để có và có bán được mới gọi hàng.
Ngược lại, hàng Trung Quốc rất nhiều sản phẩm đủ chủng loại đẹp, bắt mắt, liên tục có mẫu mới, giá nào cũng có. Từ vài nghìn đồng một quả bóng, hoặc chỉ 2.000 đồng một quả "Trứng khủng long" với nhiều màu sắc khác nhau.
Một bộ Lego xếp hình Trung Quốc loại nhỏ có giá từ 150.000 đồng/bộ tới khoảng 1 triệu/bộ cỡ lớn. Trong khi đó, giá bộ xếp hình Lego Công ty giá đắt gấp nhiều lần hàng Trung Quốc. Cụ thể bộ Lego hàng Công ty loại bé có giá từ 500.000 - 800.000 đồng, bộ lớn có giá vài triệu đồng.
Theo tiểu thương ở chợ Đồng Xuân, trung bình mỗi tháng khu chợ này nhập về hàng trăm tấn đồ chơi các loại từ Trung Quốc. Hàng hóa từ đây được bán buôn đi khắp các tỉnh, chất lượng ra sao thì họ không rõ mà không có ai kiểm tra, họ chỉ biết miễn bán được hàng.
Với người mua đơn giản đó là sản phẩm Trung Quốc giá rẻ và đại trà, chị Trần Thu Trà, ở phố Hai Bà Trưng cho biết, gia đình chị có hai cháu nhỏ. Cậu con trai thì rất thích Yoyo và xếp hình LeGo, còn cháu gái mê đồ chơi búp bê và đồ nấu ăn.
Khi muốn mua cho con đồ chơi thì hầu như qua các cửa hàng đồ chơi, thấy có nhiều mẫu mã, mầu sắc hấp dẫn, giá phải chăng nhưng đều mua hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh nghĩ rằng ẩn chứa đằng sau sự bắt mắt và ưu thế này là hiểm họa khôn lượng mà không phải bố mẹ nào cũng biết. Mặc dù nhiều loại đồ chơi Trung Quốc đã có dán tem hợp chuẩn nhưng với số lượng nhiều như vậy, các lực lượng chức năng sẽ rất khó kiểm soát về chất lượng.
Các chuyên gia nhận định, các sản phẩm càng nhiều màu thì mức độ nguy hại càng cao bởi dung dich tạo ra thứ màu rất bắt mắt ấy không phải là màu thực phẩm mà là màu dành cho ngành công nghiệp, được tạo lên từ các chất hóa học độc hai như chì, crom, thủy ngân.
Đặc biệt, trong các sản phẩm đồ chơi làm bằng nhựa đều có chất hóa dẻo, phthalate rất độc, chất này có cấu trúc như hoóc môn sinh dục nữ, do vậy nó sẽ ảnh hưởng xấu tới phát triển của bé trai, có thể bị vô sinh nam, hoặc nam bị nữ tính hóa, hoặc các em bé gái bị dậy thì sớm và các chất phthalate theo nghiên cứu hiện tại, có thể gây nguy hiểm cho con người như ung thư, hủy hoại thận.
Chủ một doanh nghiệp ngành nhựa cho biết, chất phthalate được sử dụng sản xuất đồ nhựa vì giá thành của nó rẻ gấp 10 lần so với sử dụng các chất thay thế khác. Để cạnh tranh giá nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chất này để sản xuất đồ nhựa giảm giá thành.
Anh Phạm Văn Xiên, ở Lĩnh Nam , Hà Nội lại cho rằng, không nên mua cho các bé những thứ đồ chơi Trung Quốc giá rẻ. Gia đình anh có hai cháu nhỏ, chiều con mua rất nhiều đồ chơi nhưng toàn hàng Trung Quốc. Nhưng sau khi biết đồ Trung Quốc độc hại anh về bỏ đi hết. Nếu con có đòi anh đều phải giải thích cho bé hiểu tác hại của chúng để con không đòi hỏi nữa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tràn ngập đồ chơi Trung Quốc kém chất lượng ở Nghệ An
11:34' - 31/12/2015
Hệ thống cảnh báo nhanh của Liên minh châu Âu Rapex gần đây đã cảnh báo nhiều đồ chơi có xuất xứ Trung Quốc chứa chất độc hại và bị đề nghị thu hồi khỏi thị trường, từ chối nhập khẩu vào châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06'
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26'
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24'
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.