Doanh nghiệp Nhật Bản đối mặt với con đường chông gai phía trước
Các nhà sản xuất vốn khá thân thiện với môi trường của Nhật Bản đã trở nên lạc quan về hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc, sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết sẽ đưa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính về 0 vào năm 2060. Nhưng triển vọng đó có thể không sáng sủa như vậy.
*Chiến lược “Lưu thông kép”
Trung Quốc đã thiết kế chiến lược phát triển kinh tế mới có tên gọi là "Lưu thông kép" với mục tiêu là thúc đẩy nhu cầu nội địa của nước này trong khi cũng tăng cường hoạt động xuất khẩu, đồng thời bảo vệ môi trường.
Theo chiến lược "Lưu thông kép", Trung Quốc dự kiến sẽ tập trung thúc đẩy giới doanh nghiệp của nước này tập trung vào các lĩnh vực như mạng không dây 5G thế hệ tiếp theo, chất bán dẫn và dược phẩm sinh học. Các mục tiêu dài hạn đến năm 2035 của chiến lược cũng bao gồm các cam kết tạo đột phá trong lĩnh vực công nghệ cao và cải thiện hiện đại hóa chuỗi cung ứng trong 15 năm tới.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tăng cường triển khai các biện pháp để hạn chế ô nhiễm không khí. Chẳng hạn như đặt ra các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt và áp dụng hình phạt đối với các công ty vi phạm những quy định đó. Phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã cam kết sẽ cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong nước xuống mức 0 vào năm 2060.
Vào cuối tháng 10/2020, Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Trung Quốc cho biết Bắc Kinh có kế hoạch loại bỏ dần việc bán ô tô chạy bằng xăng và đưa những loại ô tô thân thiện với môi trường trở thành xu hướng phổ biến vào năm 2035. Hiệp hội cho biết vào thời điểm đó, tất cả ô tô được bán tại thị trường Trung Quốc sẽ là các loại xe sử dụng "năng lượng mới", như xe điện hoặc xe hybrid (xe lai, chạy bằng điện và xăng).
Một doanh nhân quen thuộc với tình hình ở Bắc Kinh cho biết Chính phủ Trung Quốc hiện nghiêm túc mong muốn giải quyết các vấn đề môi trường. Vì vậy thị trường Trung Quốc sẽ rất hấp dẫn đối với các công ty Nhật Bản tập trung phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Một ví dụ được đưa ra là Toyota Motor Corp., nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản. Công ty cho biết tổng doanh số bán xe hybrid tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã vượt 1 triệu chiếc, giữa lúc Bắc Kinh triển khai các chương trình trợ cấp nhằm thúc đẩy người dân sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, doanh nhân trên cũng cho hay nhiều công ty Nhật Bản ở Trung Quốc đang phải vật lộn để tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về môi trường của Chính phủ và họ có thể mất động lực để tiếp tục kinh doanh tại đây.
* Thuận lợi ngắn hạn - Khó khăn trải dài
Dù “Lưu thông kép” mang lại những lợi ích nhất định, một số công ty Nhật Bản khác đã phàn nàn rằng các chính sách môi trường của Trung Quốc là “quá khắt khe”.
Theo một cuộc khảo sát do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện trong năm nay, hơn 70% trong số 233 công ty Nhật Bản hoạt động tại Trung Quốc cho biết các quy định địa phương là "nghiêm ngặt" hoặc "khá nghiêm ngặt".
Một trong những công ty tham gia khảo sát cho biết họ cần các thiết bị bổ sung để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn qua từng năm, trong khi chi phí ngày càng tăng cao đã trở thành gánh nặng cho họ.
JETRO cho biết 5 trong số 233 nhà sản xuất Nhật Bản đã bắt đầu xem xét chuyển nhà máy hoặc một phần nhà máy sang các quốc gia khác trong bối cảnh lo ngại về tương lai ngày càng tăng.
Trung Quốc đã cam kết tuân theo chiến lược “Lưu thông kép” nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với quốc tế của các công ty nước này trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến.
Giới quan sát cho rằng nếu các công ty Trung Quốc tận dụng được sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như triển vọng của tăng trưởng kinh tế thế giới trong tương lai, họ có thể đạt được những bước tiến lớn trên thị trường các sản phẩm thân thiện với môi trường. Khi đó, các nhà sản xuất Nhật Bản có thể sẽ rơi vào tình thế khó khăn.
Giới quan sát nhận định tham vọng của Chính phủ Trung Quốc về việc đạt được mức trung tính carbon vào năm 2060 chắc chắn có thể mang lại một “luồng gió thuận” các công ty Nhật Bản trong ngắn hạn.
Song các nhà phân tích cũng cho rằng chiến lược “Lưu thông kép” sẽ giáng một đòn mạnh vào những công ty trên trong trung và dài hạn./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
13:01' - 31/10/2020
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 30/10 cho thấy lợi nhuận giữ lại của các công ty Nhật Bản trong tài khóa 2019 tính đến tháng 3 vừa qua đã đạt mức cao kỷ lục trong 8 năm liên tiếp.
-
Doanh nghiệp
Số doanh nghiệp Nhật Bản phá sản do dịch COVID-19 có xu hướng tăng
07:34' - 24/09/2020
Theo điều tra của Công ty Tokyo Shoko Research, số doanh nghiệp Nhật Bản bị phá sản do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong tháng 9/2020 có xu hướng tăng, sau khi giảm trong các tháng gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Gia hạn thuế với ô tô trong nước giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính
18:34'
Việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước sẽ giúp doanh nghiệp thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
-
DN cần biết
Ngăn chặn vi phạm trên sàn thương mại điện tử
14:48'
Dịch COVID-19 sau 2 năm đã thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng thương mại điện tử và xu hướng mua sắm đa kênh có sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều nhất trong nhóm người tiêu dùng phục hồi sau dịch.
-
DN cần biết
Chuyển đổi số của doanh nghiệp logistics còn nhiều khó khăn
17:49' - 15/05/2022
Khảo sát mới nhất của Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam cho thấy, chuyển đổi số là quá trình đang phát sinh nhiều khó khăn, rào cản với doanh nghiệp logistics.
-
DN cần biết
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2022- Nhiều tour độc lạ đón khách dự SEA Games 31
17:23' - 15/05/2022
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2022, đúng dịp diễn ra SEA Games 31 là cơ hội tốt để giới thiệu điểm đến du lịch Hà Nội an toàn, thân thiện, cùng các sản phẩm đa dạng tới bạn bè trong nước và quốc tế.
-
DN cần biết
Không bỏ thanh toán bảo hiểm y tế với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
09:46' - 15/05/2022
Sáng 15/5, Bộ Y tế đã có thông tin về việc thực hiện hình thức đấu thầu, hoá chất, đặt máy, mượn máy đang thực hiện trong các cơ sở y tế.
-
DN cần biết
Ecuador sắp đấu thầu 4 siêu dự án vốn 12,7 tỷ USD
06:00' - 15/05/2022
Công ty dầu khí quốc gia Ecuador Petroecuador thông báo đang chuẩn bị lịch trình đấu thầu bốn siêu dự án với tổng vốn đầu tư 12,7 tỷ USD.
-
DN cần biết
Chuối Việt Nam có khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại tại Nhật Bản
19:40' - 14/05/2022
Trong quý I/2022, Việt Nam là thị trường cung cấp trái chuối lớn thứ 7 cho thị trường Nhật Bản đạt 1,5 nghìn tấn với trị giá 166 triệu Yên (tương đương 1,3 triệu USD), tăng 38,5% về lượng.
-
DN cần biết
Ấn Độ bất ngờ cấm xuất khẩu lúa mỳ
16:22' - 14/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Chính phủ Ấn Độ đã bất ngờ ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ với hiệu lực tức thì.
-
DN cần biết
Siết chặt điều kiện an toàn khai thác tại các cảng hàng không
10:16' - 14/05/2022
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu ACV chỉ đạo các Cảng hàng không trực thuộc khẩn trương rà soát, tu chỉnh toàn diện tài liệu khai thác sân bay theo quy định.