Doanh nghiệp châu Âu chịu sức ép lớn từ dịch COVID-19
Theo Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist (Anh), sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) trong 6 sáu tuần qua ở Trung Quốc và những nỗ lực chưa từng có để ngăn chặn loại virus này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế châu Âu, cũng như tác động xấu đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
EIU cho rằng tác động về kinh tế vĩ mô có thể tương đối khiêm tốn, nhưng một số lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ở châu Âu, lĩnh vực sản xuất ô tô đặc biệt dễ bị tổn thương do gián đoạn chuỗi cung ứng, và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp.
Chi tiêu tiêu dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng do thiệt hại của các công ty bán lẻ của châu Âu tại thị trường Trung Quốc và sự suy giảm của khách du lịch Trung Quốc đến các nước châu Âu. Trong số các lĩnh vực, hàng hóa xa xỉ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo một số dự báo, tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở Trung Quốc sẽ được kiểm soát vào cuối tháng Ba. Nếu như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ước tính giảm đi 0,5% và châu Âu là 0,1% do tác động của dịch bệnh này.
Các biện pháp cách ly chưa từng có đều đang được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona bùng phát từ Vũ Hán, thành phố với 11,3 triệu dân ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Châu Âu sẽ không phải là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng.
Những tác động đã bắt đầu cảm nhận được trong cả lĩnh vực kinh doanh và tiêu dùng, với chuỗi cung ứng ở châu Âu trong các lĩnh vực ô tô, điện tử và các lĩnh vực công nghiệp khác chịu áp lực. Các hãng hàng không châu Âu như British Airways, Air France, Iberian Airways và Lufthansa hủy các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.
Kịch bản cơ bản của EIU là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở Trung Quốc này sẽ được kiểm soát vào cuối tháng Ba. Điều này dựa trên các nghiên cứu khoa học mới nhất và so với một đợt bùng phát dịch bệnh tương tự (Hội chứng viêm đường hô hấp cấp - SARS) vào năm 2002‑2003.
Sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc sẽ tập trung vào quý I/2020 với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại ở mức khoảng 4% và sự phục hồi các hoạt động kinh tế trong nửa cuối năm sẽ đưa mức tăng trưởng cả năm lên 5,4%.
Tuy nhiên, do Trung Quốc hiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu hơn nhiều và nền kinh tế nước này cũng lớn hơn 10 lần so với khi SARS diễn ra, nên tác động sẽ lớn hơn.
Do đó, EIU điều chỉnh giảm dự báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2020 từ 2,3% xuống 2,2%, trong đó dự báo tốc độ tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung Eurozone được điều chỉnh giảm từ 1,3% xuống 1,2%. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi sát dự báo tốc độ tăng trưởng vì vẫn chưa chắc chắn về sự phát triển của dịch bệnh này trong tương lai.
* Tác động đến lĩnh vực công nghiệp của châu Âu
Theo EIU, dù sự điều chỉnh giảm trong dự báo kinh tế vĩ mô là ở mức vừa phải, nhưng tác động đến các lĩnh vực cụ thể sẽ nghiêm trọng hơn. Tâm chấn của dịch bệnh, Vũ Hán, là một trung tâm sản xuất lớn tập trung vào các ngành công nghiệp ô tô, điện tử, luyện thép và dược phẩm sinh học.
Các công ty PSA và Renault của Pháp đều có mặt ở đây với các liên doanh với Dongfeng, một trong "bốn đại gia" sản xuất ô tô thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc. Trong lĩnh vực điện tử, Apple dựa vào các trung tâm sản xuất do công ty Foxconn của vùng lãnh thổ Đài Loan điều hành.
Vũ Hán, hiện tại vẫn đóng cửa, cũng là một trung tâm hậu cần cho khu vực miền Trung Trung Quốc và đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng quốc gia và quốc tế khi trung chuyển hàng hóa giữa vùng duyên hải ven biển và vùng nội địa của Trung Quốc.
Do đó, chúng ta có thể thấy sự gián đoạn đối với cả sản xuất, do việc các nhà máy bị đóng cửa kéo dài, và chuỗi cung ứng, do giao thông vận tải bị đình trệ và các cảng bị đóng cửa.
Ngành công nghiệp ô tô châu Âu đang phải đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. Một số nhà sản xuất ô tô, bao gồm liên danh Fiat-Chrysler của Mỹ và Italy, tuyên bố rằng chỉ hoạt động thêm vài tuần nữa trước khi phải ngừng sản xuất tại các nhà máy ô tô châu Âu do gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng linh kiện từ các nhà cung cấp Trung Quốc.
Vấn đề là chỉ cần thiếu một linh kiện đã có thể làm toàn bộ dây chuyền lắp ráp ngừng hoạt động nếu không tìm được nhà cung cấp thay thế kịp thời. Hyundai đã phải tạm dừng sản xuất tại nhà máy của mình ở Hàn Quốc, và có nguy cơ rõ ràng rằng một số nhà máy sản xuất ô tô ở châu Âu có thể phải tạm dừng sản xuất vào cuối tháng Hai.
Điều này sẽ có tác dụng kích thích đối với các nhà cung cấp phụ tùng ở Trung Âu. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ô tô có thể sẽ tìm đến Việt Nam và Thái Lan, những nước vốn đã được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Tác động của việc đóng cửa nhà máy trong lĩnh vực sản xuất ô tô có thể được giảm bớt do doanh số bán xe mới ở Trung Quốc trong năm 2019 giảm 8,2%, có nghĩa là hầu hết các nhà sản xuất ô tô cho thị trường này (hoặc nằm ở Trung Quốc) sẽ có hàng tồn kho cũng như có các linh kiện dư thừa tại các nhà máy của họ.
Tuy nhiên, doanh số bán xe mới ở châu Âu đã tăng mạnh trong quý cuối cùng của năm 2019, với mức tăng trưởng hai chữ số ở Đức, nên có thể các linh kiện dư thừa đó đã hết từ trước.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác cũng như ngành tự động hóa. Hà Lan bị tác động trực tiếp nhất khi 19% kim ngạch xuất khẩu của nước này là đến từ Trung Quốc, nhưng trên thực tế, điều này phản ánh vị thế của nước này là một trung tâm thương mại cho khu vực.
Theo văn phòng thống kê quốc gia, cảng biển bận rộn nhất châu Âu là Rotterdam ở Hà Lan và hơn 40% hàng nhập khẩu của Hà Lan được tái xuất khẩu. Ví dụ, sự gián đoạn của xuất khẩu điện thoại thông minh từ Trung Quốc sang châu Âu sẽ thấy rõ đầu tiên ở Hà Lan.
Theo một báo cáo của một nhà cung cấp dữ liệu hàng hải Đan Mạch, ngành công nghiệp vận tải biển đã chứng kiến việc hủy bỏ vận chuyển 151.500 container giữa châu Á và châu Âu.
* Ảnh hưởng đối với chi tiêu tiêu dùng
Các lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ trên khắp Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cách ly và mối lo ngại của công chúng đối với dịch COVID-19. IKEA, nhà bán lẻ đồ nội thất của Thụy Điển, đã đóng cửa một nửa trong số 30 cửa hàng tại Trung Quốc và hãng bán lẻ đồ thời trang H&M đã đóng cửa 97 trong số 580 cửa hàng của mình.
Tác động đến thu nhập xuất khẩu của các công ty này và các công ty hàng tiêu dùng châu Âu khác có thể sẽ giảm đi nhờ doanh số bán hàng trực tuyến mạnh hơn khi người tiêu dùng thay đổi cách mua sắm của họ.
Ảnh hưởng trực tiếp đến từ việc có ít khách du lịch Trung Quốc đến thăm châu Âu trong năm nay. Nga chịu tác động lớn nhất khi 28% tổng số khách du lịch thăm Nga trong năm 2018 đến từ Trung Quốc và gần đây số lượng du khách cao tuổi đã tăng trưởng mạnh.
Đây lại là những người có nguy cơ cao bị nhiễm COVID-19. Nga đã đóng cửa hầu hết các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, và hậu quả là sự sụt giảm trong chi tiêu của khách du lịch có thể sẽ đè nặng lên lĩnh vực dịch vụ trong năm nay.
Lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến EU đã tăng mạnh trong những năm gần đây, với con số tăng gấp ba lần trong thập kỷ vừa qua tuy nhiên vẫn chiếm một phần nhỏ trong tổng số khách du lịch. Du khách Trung Quốc chiếm 2,4% của Pháp - điểm đến hàng đầu (với Italy, Đức và Anh cũng là điểm đến phổ biến).
Khách du lịch Trung Quốc thường chi tiêu ít hơn cho chỗ ở và ăn uống so với khách du lịch phương Tây, nhưng lại chi tiêu nhiều hơn cho lĩnh vực bán lẻ.
Bain, một chuyên gia tư vấn quản lý, cho biết lĩnh vực hàng hóa xa xỉ đặc biệt bị ảnh hưởng vì người mua sắm Trung Quốc chiếm 1/3 thị trường toàn cầu. Các trung tâm mua sắm sang trọng và thời thượng ở Anh như Bicester Village sẽ chứng kiến doanh thu giảm mạnh trong quý đầu tiên năm nay và có thể là cả thời gian sau đó.
* Các vấn đề quan trọng khác đối với châu Âu
Là một nhà sản xuất dầu, mối quan tâm chính của Nga là giá dầu. Kể từ giữa tháng 1/2020, giá dầu thô đã giảm khoảng 10 USD mỗi thùng do những lo ngại về nhu cầu sụt giảm của Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
EIU cho rằng giá dầu sẽ ở mức khoảng 60-65 USD/thùng với giả định rằng kịch bản cơ bản sẽ diễn ra, khi đó giá dầu sẽ chỉ có tác động nhẹ đến nền kinh tế Nga.
Tuy nhiên, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, do đó, theo quan điểm của EIU, thương mại có khả năng sẽ bị tác động nhiều hơn so với giá dầu. Các lĩnh vực phải đối mặt với sự gián đoạn nhiều nhất là những ngành phụ thuộc vào vận tải bằng xe tải và tàu hỏa, đặc biệt là các sản phẩm gỗ, khoáng sản và thực phẩm.
Đối với Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), mối quan tâm chính là những nỗ lực ngăn chặn dịch COVID-19 sẽ làm trì hoãn sự phục hồi của lĩnh vực công nghiệp sau khi đã ghi nhận kết quả ảm đạm trong năm 2019.
Các chỉ số dự báo rằng sự suy thoái có thể sẽ chạm đáy vào cuối năm nay, nhưng dữ liệu sản xuất công nghiệp gần đây cho thấy sản lượng tại Eurozone trong tháng 12/2019 đã giảm 2,1%.
Điều này cho thấy lĩnh vực chế tạo vẫn dễ bị tổn thương. Trước tình hình hiện nay, EIU dự báo sẽ có một sự suy giảm hơn nữa về sản lượng công nghiệp của Eurozone trong quý đầu tiên của năm 2020./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
APEC chuẩn bị thảo luận biện pháp ứng phó với dịch COVID-19
19:24' - 19/02/2020
APEC sẽ triệu tập cuộc họp các quan chức y tế cấp cao để cùng bàn phương án ứng phó với dịch bệnh này.
-
DN cần biết
Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
14:32' - 19/02/2020
Hàn Quốc có kế hoạch hỗ trợ thanh khoản cho các nhà xuất khẩu chịu tác động bất lợi từ sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch do COVID-19: Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ thương mại và đầu tư nước ngoài
09:24' - 19/02/2020
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 18/2 tuyên bố nước này sẽ đề ra các biện pháp nhằm ổn định thương mại, đầu tư nước ngoài, cũng như tiêu dùng để giảm thiểu tác động của dịch bệnh do COVID-19 gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng của Eurozone bị ảnh hưởng tạm thời bởi dịch COVID-19
08:24' - 18/02/2020
Ngày 17/2, ông Mario Centeno, Chủ tịch của Nhóm các Bộ trưởng tài chính Eurozone đánh giá tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 với tăng trưởng khu vực này là “tạm thời”.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia dự báo tác động của dịch COVID-19 tới kinh tế thế giới
07:41' - 18/02/2020
Giới chuyên gia nhận định tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế và thương mại toàn cầu sẽ chỉ mang tính tạm thời.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch do virus corona: Chuyên gia dự báo tác động đối với nền kinh tế thế giới
19:11' - 17/02/2020
Giới chuyên gia nhận định tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) (nCoV) đối với nền kinh tế và thương mại toàn cầu sẽ chỉ mang tính tạm thời.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18'
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06'
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11'
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43'
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41'
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06'
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36'
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59'
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Giá cà phê thế giới thiết lập mức kỷ lục mới
08:47'
Giá hai mặt hàng cà phê cùng tăng phiên thứ 4 liên tiếp và xác lập mức kỷ lục mới. Giá cà phê Arabica tăng 4,6%, mức kỷ lục mới trong 47 năm và giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng kỷ lục với 6,92%.