Dịch do virus corona: Chuyên gia dự báo tác động đối với nền kinh tế thế giới
Theo Tân Hoa Xã, giới chuyên gia đánh giá việc nhà chức trách Trung Quốc triển khai mạnh mẽ và hiệu quả các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh đã làm giảm bớt các quan ngại về tình hình y tế, đồng thời giảm thiểu các tác động tới tình hình tài chính của nước này.
Nhà kinh tế học Rohini Malkani, chuyên gia của cơ quan xếp hạng tài chính toàn cầu DBRS Morningstar ở Toronto (Canada), nhận định dịch COVID-19 (nCoV) đang gây tác động tức thời đến nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt ở khía cạnh sản xuất và tiêu dùng.
Trong khi đó, ngân hàng JP Morgan của Mỹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực giảm trong quý I/2020, song sẽ phục hồi trong 2 quý tiếp theo, qua đó tình trạng đình trệ sẽ dần được cải thiện.
Ở lĩnh vực tài chính, JP Morgan lưu ý rằng COVID-19 (nCoV) chỉ là "một yếu tố có tính chất không ổn định trong ngắn hạn", do đó sẽ không thể cản trở các thị trường tài chính toàn cầu lập "các mốc cao mới trong năm 2020".
Giáo sư kinh tế Antonis Zairis, Đại học Neapolis ở Cyprus, ước tính tác động toàn diện của dịch COVID-19 (nCoV) đến nền kinh tế Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chỉ ở mức "rất nhỏ", không vượt quá 0,01% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này trong năm nay.
Đề cập tới tác động đối với Hy Lạp, giáo sư Antonis cho rằng dịch bệnh này chủ yếu ảnh hưởng tới ngành du lịch và kinh doanh bất động sản.
Trong khi đó, ông Zhang Jiazhui, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Taihe, cho rằng dịch COVID-19 (nCoV) ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc, khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thiệt hại ước tính gần 1.000 tỷ Nhân dân tệ (143,1 tỷ USD), tương đương khoảng 1% GDP của nước này, chỉ riêng trong quý I/2020.
Ông Zhang Jiazhui nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp quyết liệt nhằm hạn chế dịch COVID-19 (nCoV) lây lan, như đóng cửa Vũ Hán và một số thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc trong thời gian dài, nhanh chóng hủy bỏ các sự kiện lớn và cho phép trả vé máy bay miễn phí nhằm giảm thiểu số lượng các chuyến đi trong nước.
Theo ông, tuy các biện pháp này thực sự cần thiết để ngăn dịch bệnh lây lan, nhưng về mặt khách quan, lại tác động đáng kể đến kinh tế vĩ mô và vi mô của Trung Quốc. Ngành dịch vụ, du lịch và kinh doanh khách sạn bị ảnh hưởng đầu tiên.
Ông Zhang nhấn mạnh thêm rằng: "Thiệt hại của các doanh nghiệp sản xuất thậm chí còn đáng lo ngại hơn". Đối với một số công ty, tác động của COVID-19 (nCoV) có thể là "giọt nước tràn ly", do đó "chúng tôi cũng phải chú ý đến tác động lâu dài của đợt dịch này".
Cũng theo ông Zhang, để đánh giá tác động của dịch bệnh, "cần đánh giá khả năng miễn dịch của chính nền kinh tế Trung Quốc, cũng giống như cùng một loại virus ảnh hưởng khác nhau đến những người có khả năng miễn dịch khác nhau".
Ông nhấn mạnh "hiện tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ cấu và chậm dần (cuối năm 2019, GDP tăng 6,1%, là chỉ số tồi tệ nhất trong ba thập kỷ qua), hiệu quả đầu tư nói chung không được cải thiện đáng kể và vấn đề cơ cấu vẫn còn rất nghiêm trọng".
Nói gọn lại, dịch bệnh hiện nay tác động trực tiếp và lớn nhất đến ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ăn uống, du lịch, vận tải và ngành giải trí./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch do virus Corona: Hàn Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
17:27' - 16/02/2020
Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc công bố sẽ hỗ trợ 250 tỷ won (211,3 triệu USD) cho các doanh nghiệp chịu thiệt hại bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch do virus Corona: Trung Quốc khắc phục tình trạng gián đoạn nguồn cung thực phẩm
16:37' - 16/02/2020
Chính phủ Trung Quốc yêu cầu chính quyền các địa phương cho phép các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất thực phẩm và giết mổ gia cầm nối lại hoạt động, nhằm khắc phục tình trạng gián đoạn nguồn cung.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ dự báo thời điểm sản xuất thuốc điều trị bệnh do virus Corona mới
10:10' - 15/02/2020
Theo Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro, thuốc điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 có thể sẽ được thử nghiệm và sản xuất bắt đầu từ giữa tháng 3 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đạt thặng dư thương mại cao nhất lịch sử
16:53'
Thặng dư thương mại của Indonesia đạt mức cao kỷ lục vào tháng Tư, vượt mức đỉnh trước đó vào tháng 10/2021, trong bối cảnh giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao đã giúp đẩy mạnh xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh lên mức cao nhất trong 40 năm
14:49'
Lạm phát giá tiêu dùng tại Anh đã tăng từ 7% trong tháng 3 lên 9% trong tháng 4, mức cao nhất kể từ năm 1982.
-
Kinh tế Thế giới
Phần Lan, Thụy Điển chính thức nộp đơn gia nhập NATO
14:32'
Ngày 18/5, hai nước Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
13:20'
Ngày 17/5 (theo giờ địa phương), tại thành phố San Francisco, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới gồm Intel, Apple, Google.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt kiều bào tại Hoa Kỳ
12:39'
Theo Đặc phái viên TTXVN, tối 17/5 (theo giờ địa phương), tại San Francisco, bang California, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
CNN: Mỹ đánh giá khả năng Triều Tiên sắp phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa
12:02'
Theo truyền hình CNN, Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong 48-96 giờ tới, đúng thời điểm Tổng thống Joe Biden sắp công du châu Á theo kế hoạch.
-
Kinh tế Thế giới
Áo khẳng định không có ý định gia nhập NATO
09:48'
Thủ tướng Áo Karl Nehammer khẳng định nước này sẽ duy trì trạng thái trung lập về quân sự.
-
Kinh tế Thế giới
Nga khẳng định sẽ ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ III
09:47'
Nga sẽ không để xảy ra Chiến tranh thế giới thứ III, nhưng sẽ phản ứng ngay lập tức và rất mạnh trong trường hợp bị tấn công.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý I/2022
09:41'
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết trong quý I/2022, nền kinh tế nước này tăng trưởng âm, chủ yếu do tác động tiêu cực của các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.