Doanh nghiệp Nhật Bản và Bỉ hợp tác phát triển công nghệ chip khắc 2 nanomet
Để đạt được mục tiêu này, hai đối tác vừa ký một thỏa thuận hợp tác, trong chuyến công tác của phái đoàn kinh tế của Bỉ tới Tokyo.
Các ứng dụng trong tương lai, đặc biệt là trong viễn thông, di động và y học, sẽ phụ thuộc vào các chip tiên tiến có khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ một cách nhanh chóng và tiết kiệm năng lượng.
Những con chip mạnh hơn này được trang bị các bóng bán dẫn nhỏ hơn bao giờ hết. Hiện tại, đây thường là những con chip khắc ở kích thước 5 nanomet và dần dần là 3 nanomet. Thế hệ tiếp theo sẽ là 2 nanomet.
Việc sản xuất thành công những con chip phức tạp này trên quy mô lớn là một thách thức lớn về công nghệ. Đây là lý do tại sao hiếm có nhà sản xuất nào thành công trong việc này.Hãng IBM đã chứng minh vào năm 2021 trong một phòng thí nghiệm rằng điều đó vẫn có thể xảy ra. Trong khi đó, Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) cũng tiết lộ họ muốn bắt đầu sản xuất mẫu chip trên vào năm 2025.
Về mặt này, Rapidus chắc chắn là một nhân tố mới trong lĩnh vực, nhưng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ và nguồn lực của IBM, chính quyền Nhật Bản, một số công ty địa phương nổi tiếng và bây giờ là cả IMEC. Công ty Nhật Bản cũng muốn bắt đầu sản xuất chip khắc 2 nanomet từ năm 2025. Đây là dự án được thực hiện với sự hợp tác của NEC, Toyota, Sony, NTT, Softbank, Kioxia và đặc biệt là ngân hàng MUFG, trong đó chính phủ Nhật Bản và các công ty liên quan sẽ đầu tư 70 tỷ yen (tức 487 triệu euro). Trung tâm nghiên cứu IMEC của Bỉ sẽ giúp Rapidus triển khai công nghệ cần thiết để sản xuất hàng loạt chip.Điều này được thống nhất trong thỏa thuận hợp tác được ký kết không chỉ giữa IMEC và Rapidus, mà còn bởi ông Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản với ông Jan Jambon, Bộ trưởng, Thống thống vùng Flanders của Bỉ.
Ông Luc Van den hove, Giám đốc điều hành của IMECc cho biết: “Chúng tôi đặc biệt vui mừng khi có thể mở rộng hơn nữa sự hợp tác của mình với hệ sinh thái Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ chip.Để hỗ trợ Rapidus trong ý định sản xuất chip thế hệ 2 nanomet tại Nhật Bản, chúng tôi có thể tận dụng kinh nghiệm lâu năm của mình về công nghệ chip tiên tiến và khai thác hệ sinh thái đối tác toàn cầu trong ngành bán dẫn. Chúng tôi cũng rất vui mừng được chào đón Rapidus với tư cách là đối tác chiến lược trong chương trình nghiên cứu và phát triển của chúng tôi”.
IMEC và Rapidus cũng sẽ hợp tác với Trung tâm công nghệ bán dẫn tiên tiến (LSTC), một sáng kiến của Nhật Bản, nhằm nghiên cứu và phát triển các công nghệ chip mạnh hơn, hiện đang trong giai đoạn sơ khai./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
TSMC thông báo xây dựng nhà máy sản xuất chip thứ hai tại Mỹ
16:32' - 07/12/2022
Nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) ngày 6/12 thông báo tăng gấp 3 khoản đầu tư lên 40 tỷ USD để xây dựng một nhà máy mới tại bang Arizona (Mỹ).
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc Baidu: Tác động lệnh trừng phạt chip của Mỹ sẽ bị “hạn chế”
15:58' - 24/11/2022
Giám đốc điều hành của “gã khổng lồ” tìm kiếm Baidu (Trung Quốc) dự báo tác động từ các lệnh trừng phạt chip của Mỹ đối với các hoạt động kinh doanh của công ty sẽ bị “hạn chế”.
-
Thị trường
Các nhà sản xuất chip châu Á khó có thể tách khỏi Trung Quốc
08:00' - 21/11/2022
Những nước tham gia chủ yếu trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn ở Đông Á dường như thấy rằng việc tách khỏi Trung Quốc trong các ngành công nghiệp tiên tiến liên quan đến công nghệ nhạy cảm là rất khó.
-
Ý kiến và Bình luận
Sản xuất chip, chất bán dẫn giúp nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam
19:09' - 17/11/2022
Việc lựa chọn Việt Nam thay vì ưu tiên các địa điểm phát triển hơn nói lên tầm quan trọng ngày càng tăng của quốc gia Đông Nam Á này trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Xây dựng kinh tế số địa phương trên nền tảng chuỗi cung ứng công nghệ cao
13:30' - 24/04/2025
Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) Vũ Quốc Huy cho biết, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và lực lượng lao động năng động,
-
Công nghệ
Thúc đẩy sáng tạo và lan tỏa tri thức số đến toàn dân
08:23' - 24/04/2025
Chiều 23/4, tỉnh Lạng Sơn khai trương cổng thông tin điện tử phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh tại địa chỉ: https://nq57.langson.gov.vn.
-
Công nghệ
Robot hình người của Tesla gặp trở ngại do chính sách xuất khẩu của Trung Quốc
13:40' - 23/04/2025
Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.
-
Công nghệ
Giúp trẻ em vùng biên tiếp cập chuyển đổi số
13:30' - 23/04/2025
Đồn Biên phòng Ninh Phước, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ học bổng “Nâng bước em đến trường” hằng tháng cho học sinh.
-
Công nghệ
Truyền cảm hứng nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống
07:30' - 23/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đã trở thành một phần hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống.
-
Công nghệ
Magnificent Seven mất 4.200 tỷ USD sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng
17:41' - 22/04/2025
4,2 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường của nhóm “Magnificent Seven” (biệt danh được giới tài chính đặt cho 7 hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ) đã bốc hơi chỉ sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng.
-
Công nghệ
Vĩnh Phúc: Số hóa di sản để bảo tồn, phát huy giá trị bền vững
07:30' - 22/04/2025
Du khách có thể sử dụng thiết bị thông minh truy cập vào ứng dụng, hoặc quét mã QR tại chỗ để nghe thuyết minh tự động giới thiệu về Văn Miếu tỉnh bằng 4 thứ tiếng.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số tiến tới xây dựng thành công mô hình bệnh viện thông minh
07:30' - 21/04/2025
Chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu, đặc biệt trong ngành y tế.
-
Công nghệ
Những thay đổi đáng chú ý trong bản cập nhật của ChatGPT
13:30' - 20/04/2025
OpenAI vừa tung ra một bản cập nhật cho ChatGPT, giới thiệu hai mô hình ngôn ngữ mới mang tên o3 và o4-mini, dự kiến mang lại trải nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) khác biệt so với trước đó cho.