Doanh nghiệp sản xuất cầm chừng chờ nguyên liệu
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và lan rộng ở nhiều quốc gia đã khiến không ít ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với nguy cơ “đóng băng” vì thiếu nguyên liệu sản xuất và đơn hàng xuất khẩu; trong đó, dệt may, da giày, cao su - nhựa là những ngành chịu tác động lớn nhất.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa Tp. Hồ Chí Minh cho biết, khi dịch COVID-19 mới bùng phát tại Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đã lo lắng bởi Trung Quốc là nơi cung cấp tới 80% các loại nguyên liệu, hóa chất phục vụ sản xuất của ngành cao su - nhựa tại Việt Nam. Thời điểm đó, nhiều doanh nghiệp đã lên phương án tìm kiếm nguồn cung thay thế từ Hàn Quốc và EU, chấp nhận giá nguyên liệu cao hơn và thời gian giao hàng lâu hơn để đảm bảo thực hiện các đơn hàng đặt trước. Tuy nhiên, dịch COVID-19 nhanh chóng lan sang Hàn Quốc và khắp EU khiến phương án dự phòng của ngành cao su - nhựa “phá sản”. Các đầu mối nguyên liệu tại Hàn Quốc và EU hiện không phản hồi về khả năng cung ứng nguyên liệu, trong khi nguồn cung từ Trung Quốc chỉ về “nhỏ giọt” với đơn hàng từ tháng 2 còn đơn hàng đặt mới trong tháng 3 chưa xác định được thời gian giao nhận. “Với nguồn nguyên liệu hiện có các doanh nghiệp cao su - nhựa chỉ có thể sản xuất cầm cự đến cuối tháng 3, lâu nhất là đến giữa tháng 4. Nếu như dịch bệnh không được khống chế sớm, nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc không được khai thông thì nhiều khả năng ngành cao su - nhựa phải dừng sản xuất bởi chưa tìm ra nguồn cung nguyên liệu thay thế.”, ông Nguyễn Quốc Anh thông tin thêm. Về xuất khẩu, ông Nguyễn Quốc Anh cho biết, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nhựa - cao su không có nhiều biến động lớn, các đơn hàng đặt trước vẫn giao dịch bình thường. Tuy nhiên, có một số mặt hàng linh kiện tham gia chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp lắp ráp gặp khó khăn khi một số nhà máy đang phải đóng cửa do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Với trường hợp này, doanh nghiệp chỉ có thể duy trì sản xuất cầm chừng cho đến khi đối tác hoạt động trở lại vì việc tìm khách hàng mới trong điều kiện hiện nay hầu như không khả thi. Với ngành da giày, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Hội Da giày Tp. Hồ Chí Minh thông tin, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn kép cả về nguyên liệu sản xuất lẫn đầu ra sản phẩm. Theo đó, các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu từ Trung Quốc để gia công nhưng từ đầu tháng 2/2020 đến nay do dịch COVID-19 bùng phát khiến các nhà cung ứng nguyên liệu tại Trung Quốc ngừng sản xuất, hoạt động giao thương, vận tải với bên ngoài cũng gặp khó khăn nên không có nguyên liệu xuất khẩu. Tùy vào doanh nghiệp và sản phẩm cụ thể, nguồn cung từ Trung Quốc có thể chiếm từ 30 - 70% nguyên liệu sản xuất giày dép. Tuy nhiên do không lường trước tình huống dịch bệnh nên doanh nghiệp Việt Nam không dự trữ nhiều nguyên liệu. Theo ông Nguyễn Văn Khánh, ngoài Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu thuộc da từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh… Tuy nhiên, năng lực cung ứng của các thị trường này không lớn và hiện cũng đang chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19. Trong khi đó, thuộc da được sản xuất trong nước còn quá ít và có giá thành khá cao, không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất đơn hàng lớn. Trong khi nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào Trung Quốc thì thị trường xuất khẩu lớn của sản phẩm giày da là EU và Mỹ với khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chính vì vậy, khi dịch COVID-19 lan đến EU và diễn biến phức tạp khiến nhiều quốc gia trong khu vực phải phong tỏa mọi họat động kéo theo việc xuất khẩu vào EU bị trì trệ. Ngoài các đơn hàng đặt trước sẽ giao trong tháng 3, hầu hết doanh nghiệp không nhận được đơn đặt hàng mới nào từ các thị trường nhập khẩu lớn. “Tới thời điểm này, một số doanh nghiệp đã chuyển sang phương án sản xuất một ngày, nghỉ một ngày vừa chờ nguyên liệu vừa giữ chân công nhân với hy vọng có thể hoàn tất các đơn hàng đặt trước vào cuối tháng 3. Nếu qua tháng 4, tình hình cung ứng nguyên liệu từ Trung Quốc không có chuyển biến tích cực và không có đơn hàng mới thì nhiều doanh nghiệp buộc phải “đóng băng” hoạt động.”, ông Nguyễn Văn Khánh chia sẻ. Liên quan đến nguyên phụ liệu dệt may, các doanh nghiệp cho biết, phía Trung Quốc đã thông báo giao hàng trở lại nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công suất sản xuất tại Trung Quốc giảm mạnh, một số nguyên phụ liệu bị thiếu hụt nên việc trả hàng cho Việt Nam đang rất chậm. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp. Hồ Chí Minh thông tin, nguồn nguyên liệu hiện có tại các doanh nghiệp chỉ đảm bảo duy trì sản xuất đến cuối tháng 3. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sản xuất khoảng 60 -70% công suất để chờ nguồn nguyên liệu mới. Theo phân tích của ông Phạm Xuân Hồng, dịch COVID-19 lan rộng không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà còn tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại, làm giảm sức tiêu thụ của nhiều thị trường quan trọng như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…Thời điểm cuối năm 2019, các doanh nghiệp dệt may nhận được khá nhiều đơn hàng đặt trước cho kỳ hạn 3 đến 6 tháng, tuy nhiên từ khi dịch bệnh bùng phát, số đơn hàng mới đã có dấu hiệu giảm xuống, chưa có thêm đơn hàng cho các kỳ hạn giao chậm.
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo ngại, nếu dịch COVID-19 không được kiểm soát sớm có thể tạo nên làn sóng suy thoái kinh tế trên quy mô lớn, người tiêu dùng thế giới sẽ phải cắt giảm tối đa chi tiêu cho quần áo, thời trang để ưu tiên cho sản phẩm thiết yếu như: lương thực, thực phẩm. Khi đó, các doanh nghiệp dệt may sẽ rất khó để có thể phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng cũng như duy trì việc làm cho người lao động./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp chung sức vượt khó trước tác động của dịch COVID-19
08:02' - 17/03/2020
Thiếu nguyên liệu, gặp khó trong xuất khẩu đang là tình trạng chung của rất nhiều doanh nghiệp do tác động của dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Giải pháp ngăn từ xa nguy cơ mất cân đối xuất nhập khẩu
16:46' - 14/03/2020
Thống kê từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài đã khiến một số ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhất là nông-thuỷ sản chịu tác động rõ rệt.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Doanh nghiệp thay đổi chiến lược để "tự cứu mình"
17:03' - 29/02/2020
Dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra (COVID-19) đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế; trong đó các lĩnh vực sản xuất xuất khẩu, dịch vụ chịu thiệt hại lớn nhất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp chủ động phương án dự phòng nguồn cung nguyên liệu
19:47' - 25/02/2020
Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã làm dán đoạn giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc gây ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất khẩu; trong đó, có các doanh nghiệp dệt may và da giày.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09'
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Doanh nghiệp
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam
19:25'
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16'
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04'
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55'
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58' - 25/11/2024
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46' - 25/11/2024
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.