Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cuba: Vẫn chưa thấy ánh bình minh (Phần 2)

06:30' - 26/04/2017
BNEWS Thực tiễn đã chứng minh sự mở cửa cho thành phần tự doanh đã không “hấp thụ” lực lượng lao động nhà nước dôi dư mà chỉ đa phần hợp pháp hóa lao động bất hợp pháp hay các lực lượng nhàn rỗi.
Hoạt động tự doanh tại Cuba vẫn chưa thể “hấp thụ” lực lượng lao động nhà nước dôi dư. Ảnh: www.theperfectpantry.com

Vào thời điểm ban hành Luật 141, hạn ngạch tối thiểu mà những người lao động tự doanh phải trả hàng tháng có thể được Hội đồng Hành chính của chính quyền cấp quận huyện (cấp chính quyền địa phương thấp nhất trong bộ máy hành chính của Cuba) trong trường hợp họ có “lợi nhuận quá mức”. 

Và hiện tại, quy định này vẫn được giữ nguyên. Những chỉnh sửa liên tiếp các quy định và điều lệ trong một bối cảnh hoàn toàn khác - Thời kỳ đặc biệt (1990-1994: thời kỳ khó khăn nhất của Cuba sau khi Liên Xô sụp đổ). 

Sự thiếu thốn nhiều sản phẩm thiết yếu mà ngày nay mức độ dàn trải cũng đã không giống trước, mô hình chính trị mà Chính phủ Cuba theo đuổi vẫn không chấp nhận tập trung tư bản, yếu tố luôn song hành với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và dù sao cũng đang diễn ra ở mức độ nhất định trong đất nước. 

Một yếu tố rõ ràng khác là trước cuộc khủng hoảng kinh tế, Cuba càng ngày càng có nhu cầu đẩy nhanh quá trình “cập nhật mô hình kinh tế - xã hội”, trong đó những người “lao động tự doanh” sẽ có nhiều không gian hoạt động hơn, ít gặp cản trở hơn, nhưng vẫn bị áp một mức trần phát triển. 

Và công thức dành cho thành phần kinh tế này - những lao động dư thừa mà giờ đây được gọi là lao động sẵn có - lại được lặp lại.

Lần này, Nhà nước tính toán số lượng thừa là 1 triệu lao động, và “với mục đích đảm bảo việc làm hợp lý cho lực lượng lao động và cải thiện vai trò của đồng lương trong tương quan với kết quả công việc”, như bản cập nhật quy định về loại hình lao động này được đăng trên Công báo năm 2011. 

Trong số bốn lựa chọn mà nhà nước đưa ra cho những người lao động tự doanh (ngoài việc quy định về khu vực lao động được phép), đáng chú ý còn có một lựa chọn bao gồm sự tham gia của thành phần kinh tế nhà nước, nói cách khác là một bước đệm trong quá trình đưa những lao động do nhà nước quản lý thành thành phần tự doanh. 

Nhưng thực tiễn đã chứng minh rằng sự mở cửa cho thành phần tự doanh không “hấp thụ” lực lượng lao động nhà nước dôi dư như mong đợi.

Mô hình hoạt động này đa phần hợp pháp hóa các lao động bất hợp pháp trước đây hay lực lượng nhàn rỗi tại nhà hay các thành phần chưa từng tham gia lao động, hay nói chính xác là 68%, theo như số liệu mà hãng thông tấn nhà nước Prensa Latina công bố. 

Các hạng mục cơ hội kinh doanh chào mời các nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ Cuba bao gồm các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

Bên cạnh đó là ngành du lịch – bao gồm cả du lịch y tế; phát triển các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo; thăm dò và khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản; và xây dựng và cải tạo các hạ tầng cơ sở công nghiệp”.

Tất cả đều là những ngành then chốt cho phát triển kinh tế đất nước. 

Bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào sẽ thấy tại Cuba một môi trường đúng là chưa hề lý tưởng để triển khai kinh doanh, nhưng chí ít cũng là một chính sách thuế nhẹ nhàng hơn so với giới tự doanh trong nước: được miễn thuế sử dụng tiện ích trong 8 năm, và sẽ là 10 năm nếu tại Đặc khu phát triển Mariel.

Trong khi đó, những người tự doanh chỉ được miễn các khoản nghĩa vụ thế (thuế doanh thu, thuế sản phẩm và dịch vụ, thuế sử dụng nhân lực và thuế thu nhập các nhân) chỉ trong 3 tháng đầu tiên sau khi đăng ký. 

Điều này đang kìm hãm không chỉ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - hay cả các hợp tác xã phi nông nghiệp – mà còn cả sự phát triển của thương hiệu “sản xuất tại Cuba” và khiến đất nước phụ thuộc vào nguồn vốn tư bản nước ngoài./.

Xem thêm: 

>> Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cuba: Vẫn chưa thấy ánh bình minh (Phần 1)

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục