Doanh số bán lẻ tại Mỹ phục hồi mạnh mẽ
Số liệu này cho thấy hoạt động kinh tế phục hồi sau chính sách hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 vào cuối năm ngoái.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, doanh thu bán lẻ đã chấm dứt ba tháng giảm liên tiếp và ghi nhận mức tăng lớn nhất trong bảy tháng. Thống kê cho thấy doanh thu bán lẻ trong tháng Một đã tăng 5,3% sau khi giảm 1% trong tháng 12/2020, cao hơn dự báo tăng 1,1% được các nhà kinh tế đưa ra trước đó.
Doanh thu bán lẻ trong tháng trước được thúc đẩy nhờ doanh số bán ô tô, với doanh thu tại các đại lý ô tô tăng 3,1%. Doanh thu bán hàng tại các cửa hàng quần áo cũng tăng 5%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng tăng cường chi tiêu tại các nhà hàng và quán bar, thúc đẩy doanh thu tăng 6,9%.
Doanh thu tại các cửa hàng điện tử gia dụng cũng tăng 14,7% và tại các cửa hàng nội thất tăng 12%. Doanh thu tại các cửa hàng bán đồ thể thao, nhạc cụ và sách cũng tăng mạnh.
Tuy nhiên, số liệu kinh tế vững chắc không cản trở gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất khi hàng triệu người Mỹ vẫn thất nghiệp. Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm và nhập viện do mắc COVID-19 đã giảm, các biến thể mới của dịch bệnh này vẫn có thể gây ra nhiều nguy cơ đối với nền kinh tế.
Joel Naroff, nhà kinh tế trưởng tại Naroff Economics ở Holland, Pennsylvania, kỳ vọng gói chi tiêu quy mô lớn của Tổng thống Biden sẽ được thông qua và các hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ tiếp tục nhận được tiền hỗ trợ.
Chính phủ Mỹ đã thông qua gói cứu trợ trị giá gần 900 tỷ USD vào cuối tháng 12/2020, trong đó có khoản chi 600 USD cho hầu hết những người Mỹ có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Phần lớn số tiền đã được giải ngân vào đầu tháng Một.
Doanh số bán hàng dự kiến sẽ tăng thêm trong những tháng tới, khi Quốc hội Mỹ xem xét thông qua gói cứu trợ quy mô lớn theo đề xuất của chính quyền ông Biden, với khoản chi bổ sung 1.400 USD cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó, tiến triển trong quá trình phân phối vaccine cũng sẽ cho phép nhiều nhà hàng và các cơ sở kinh doanh khác mở cửa trở lại vào mùa Xuân.
Trong một báo cáo riêng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sản lượng chế tạo đã tăng 1% trong tháng Một sau khi tăng 0,9% trong tháng Mười Hai. Số liệu khả quan về lĩnh vực sản xuất và bán lẻ khiến các nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng GDP trong quý I/2021 cao hơn tỷ lệ 4% được ghi nhận trong quý IV/2020.
Brian Bethune, Giáo sư kinh tế tại Đại học Boston, cho rằng báo cáo doanh số bán lẻ tăng đột biến đang tạo ra một số điểm tựa vững chắc ban đầu cho tăng trưởng trong quý I/2021./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Các nhà bán lẻ thời trang dư thừa nguồn cung
08:06' - 17/02/2021
Các nhà bán lẻ thời trang ở châu Âu và Mỹ đang trong tình trạng dư thừa nguồn cung và cắt giảm đơn đặt hàng cho mùa Xuân.
-
Doanh nghiệp
Xu hướng nào của ngành bán lẻ Việt Nam giữa dịch COVID-19?
18:46' - 16/02/2021
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng xét về mặt dài hạn, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp trong ngành này đánh giá lạc quan về triển vọng phát triển.
-
Tài chính
Các nhà bán lẻ Anh kêu gọi cắt giảm thuế kinh doanh cố định
19:56' - 15/02/2021
Một số nhà bán lẻ lớn nhất của Anh, bao gồm cả Tesco và hiệu sách Waterstones, kêu gọi chính phủ cắt giảm mức thuế kinh doanh cố định.
-
Hàng hoá
Không khí bán buôn tại hầu hết chợ bán lẻ đã bắt đầu nhộn nhịp
11:25' - 15/02/2021
Ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh ngày 15/2 (mùng 4 Tết) có hơn 50% tiểu thương, thương nhân và đơn vị bán buôn ở mạng lưới truyền thống đã trở lại hoạt động kinh doanh.
-
Thị trường
5 xu hướng chính trên thị trường bán lẻ châu Á năm 2021
09:12' - 14/02/2021
Doanh số bán lẻ tại khu vực châu Á trong năm 2021 có thể phục hồi về mức của năm 2019 với mức tăng trưởng ước đạt 6%.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Khai mạc phiên chợ vải lai chín sớm tại Hưng Yên
14:18' - 28/05/2022
Sáng 28/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức khai mạc Phiên chợ vải lai chín sớm năm 2022.
-
Thị trường
Nam Phi - thị trường đầy tiềm năng cho hàng thủy, hải sản Việt Nam
09:00' - 28/05/2022
Nam Phi hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi với kim ngạch song phương bình quân hàng năm hơn 1,2 tỷ USD suốt 3 năm qua (2019-2021).
-
Thị trường
Định vị thương hiệu cho thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
20:03' - 27/05/2022
Xây dựng thương hiệu thành phố Buôn Ma Thuột là "Thành phố cà phê của thế giới" trên cơ sở thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột với các giá trị cốt lõi.
-
Thị trường
Nga tìm cách tăng sản lượng ngũ cốc phục vụ xuất khẩu
17:18' - 27/05/2022
Ngày 27/5, Nga cho biết nước này đang tìm cách tăng sản lượng ngũ cốc phục vụ xuất khẩu trong mùa vụ tới, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới ngày càng hiện rõ.
-
Thị trường
Kiểm soát thị trường phân bón như thế nào khi giá tăng mạnh?
16:59' - 27/05/2022
Gần đây, giá phân bón tăng mạnh do nguồn cung giảm đột ngột khiến một số đối tượng xấu lợi dụng tình hình để sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
-
Thị trường
Xuất khẩu thủy sản vẫn tăng trước nhiều áp lực
14:22' - 27/05/2022
Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 44,5% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Thị trường
Canada lo ngại nguy cơ khủng hoảng nguồn cung sữa công thức cho trẻ em
10:34' - 27/05/2022
Các chuyên gia thương mại và an ninh lương thực đều lo lắng về những phản ứng dây chuyền đối với Canada - quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung sữa công thức của các nhà sản xuất Mỹ.
-
Thị trường
Nông sản tươi chưa thể làm thủ tục xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai
10:27' - 27/05/2022
Mặc dù cửa khẩu Lào Cai đã được thông thương trở lại từ đầu tháng 4/2022 nhưng nhiều mặt hàng nông sản xuất nhập khẩu qua đây vẫn gặp nhiều khó khăn.
-
Thị trường
Trung Quốc đứng đầu thế giới về hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu
09:31' - 27/05/2022
Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thông Trung Quốc cho biết đã được xếp đầu thế giới về số lượng Hệ thống Di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS) của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO).