Đổi mới công tác quy hoạch: Bài 1- "Lạm phát" quy hoạch
Có thể khẳng định, quá trình chuyển đổi từ nước nghèo với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sang nền kinh tế thị trường và trở thành một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình của thế giới có phần đóng góp quan trọng của quy hoạch.
Đây là một trong những công cụ hữu hiệu giúp các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV về dự thảo Luật Quy hoạch cũng chỉ rõ: “Công tác quy hoạch chưa theo kịp trước sự đổi mới và đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, gây khó khăn trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, làm lãng phí nguồn lực của đất nước, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân”.
Cụ thể, những hạn chế, yếu kém đó là quy hoạch được lập quá nhiều, dẫn đến tình trạng “lạm phát” quy hoạch, thậm chí “loạn” quy hoạch. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, nếu thời kỳ 2001 - 2010 chỉ mới lập 3.114 quy hoạch, thì đến thời kỳ 2011 - 2020 đã lập 12.860/19.285 quy hoạch.
Riêng từ năm 2011 - 2014, mỗi tháng cả nước có trên 358 quy hoạch được lập và phê duyệt. Năm 2015 thì ít hơn, nhưng cũng có trên 75 quy hoạch được lập và phê duyệt mỗi tháng.
Trong đó, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là 800 quy hoạch, quy hoạch xây dựng nhiều nhất với 7.180 bản, chiếm 52% tổng số quy hoạch thời kỳ 2011 - 2020; quy hoạch sử dụng đất hơn 2.250 bản, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm là 3.500 bản.
Trái ngược với số lượng “bùng nổ”, chất lượng quy hoạch được nhận định là không gắn với nhu cầu sử dụng cũng như nguồn lực thực hiện và thiếu tính khả thi, gây lãng phí nguồn lực của đất nước.
Cũng chính bởi tình trạng chất lượng quy hoạch thiếu tính khả thi, không thực tế, dẫn đến tình trạng quy hoạch chưa “ráo mực” đã phải điều chỉnh như quy hoạch xi măng được đến nay đã điều chỉnh 3 lần, hay quy hoạch điện, than cũng đã và đang phải điều chỉnh.
Hoặc nhiều quy hoạch đã bị phá vỡ, như theo quy hoạch diện tích cao su sẽ ổn định 800.000 ha, nhưng đến nay đã vượt trên 155.700 ha; theo quy hoạch cà phê, đến nay diện tích cà phê của các tỉnh Tây Nguyên đã vượt 114.000 ha...
Bên cạnh đó, tình trạng quy hoạch của các ngành và địa phương chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Cùng một đơn vị hành chính, cùng một ngành nhưng có nhiều quy hoạch được lập. Mỗi quy hoạch lại đề ra một chỉ tiêu khác nhau, gây khó khăn trong quá trình thực hiện, cũng là một thực trạng bất cập hiện nay.
Theo TS. Trần Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chính hệ thống quy hoạch cồng kềnh, chồng chéo, trùng lặp gây tốn kém nguồn lực và giảm hiệu lực của các quy hoạch.
Trong thời gian qua, số lượng các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm được lập quá lớn cả ở trên phạm vi cả nước và cấp tỉnh. Trong mỗi kỳ quy hoạch, hàng trăm quy hoạch ngành, sản phẩm ở cấp cả nước được lập. Có địa phương lập 82 quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm, riêng khu vực nông lâm ngư nghiệp lập 26 quy hoạch.
Do có quá nhiều loại quy hoạch dẫn đến có những khu vực đất đai vừa được quy hoạch phát triển khu du lịch, vừa quy hoạch xây dựng cảng biển và vừa quy hoạch khai thác khoáng sản; hoặc có những địa bàn vừa quy hoạch trồng mía, vừa quy hoạch trồng sắn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học... Hay tình trạng cùng trong một vùng, một khu vực, nhưng tỉnh nào, địa phương nào cũng “dàn hàng ngang” cùng quy hoạch cảng biển, sân bay…
Mâu thuẫn trong quy hoạch phát triển tất yếu dẫn đến mâu thuẫn trong các quyết định đầu tư và là nguyên nhân gây ra tranh chấp giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước hoặc nảy sinh cơ chế xin - cho thiếu minh bạch, ảnh hưởng đến mỗi trường đầu tư và quá trình phát triển.
Chính lãnh đạo một số địa phương đã than phiền về tình trạng quy hoạch "chồng" quy hoạch, gây khó không chỉ cho người dân vì quy hoạch “treo” mà còn khó khăn cho chính việc điều hành…
Xem thêm:
>> Đổi mới công tác quy hoạch: Bài 2- Quy hoạch cần có tính dự báo
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL
07:16' - 22/11/2016
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Thực hiện “đan xen” các quy hoạch, tránh phát triển riêng lẻ
18:42' - 21/11/2016
Bên lề Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) xung quanh những vấn đề đặt ra tại Dự thảo Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Quy hoạch: Nên xác định trách nhiệm phân cấp cụ thể
14:26' - 21/11/2016
Nên thiết kế một chương riêng quản lý nhà nước về quy hoạch vì đây là những nội dung liên quan đến thẩm quyền, xác định trách nhiệm quản lý phân cấp, phân quyền và ủy quyền của các cơ quan nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Quy hoạch cần tạo sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương
12:07' - 21/11/2016
Luật Quy hoạch cần tạo sự thống nhất của hệ thống quy hoạch từ Trung ương đến địa phương, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động quy hoạch đang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quy hoạch thêm 5 trung tâm thương mại
12:36' - 15/11/2016
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, cơ quan này đã tiến hành nghiên cứu, bổ sung lập quy hoạch thêm 5 dự án trung tâm thương mại trên địa bàn Thủ đô, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04'
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.