Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?
Bằng việc tuyên bố tạm dừng cái gọi là thuế quan đối ứng, ông Trump đã có sự thay đổi khiến thị trường bất ngờ. Câu hỏi đặt ra là những động thái tiếp theo của Mỹ sẽ là gì?
* Thế giới tạm thở phào, nhưng láng giềng Bắc Mỹ vẫn nếm “trái đắng”
Kể từ tuần trước, tất cả sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ đều phải chịu mức thuế bổ sung 10%. Ban đầu, các mức thuế trừng phạt bổ sung (còn gọi là thuế đối ứng) dự kiến được áp dụng cho hàng chục quốc gia, bao gồm cả các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 9/4. Tuy nhiên, sau đó ông Trump đã đảo ngược quyết định và tạm hoãn việc áp dụng trong 90 ngày. Dù vậy, mức thuế tối thiểu 10% này vẫn là một sự gia tăng gánh nặng đáng kể đối với phần lớn sản phẩm. Trước đó, hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu vào Mỹ thường chỉ chịu mức thuế trung bình dưới 3%. Còn theo dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hơn 87% trong tổng các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ năm 2023 chỉ bị đánh thuế dưới 10%. Trong khi đó, dù không còn là tâm điểm chính, Canada và Mexico lại là những quốc gia đầu tiên chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của ông Trump. Hai quốc gia này cũng bị Washington cáo buộc chưa nỗ lực đủ trong việc chống buôn lậu fentanyl. Bất chấp sự tồn tại của Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), chính quyền Tổng thống Trump đã áp thuế 25% lên tất cả hàng hóa từ hai nước láng giềng này (riêng sản phẩm năng lượng của Canada chịu thuế 10%). Phía Canada đã bắt đầu có động thái trả đũa, trong khi Mexico tỏ ý muốn trì hoãn. Sau đó, ông Donald Trump đã tạm lùi bước, dỡ bỏ thuế quan đối với các sản phẩm thuộc phạm vi Hiệp định USMCA. Theo Nhà Trắng, những sản phẩm này chiếm gần 50% kim ngạch thương mại song phương giữa ba nước. Việc tạm dừng áp thuế này hiện vẫn có hiệu lực.* Các lĩnh vực nào sẽ là mục tiêu tiếp theo?
Tuy nhiên, chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ không chỉ nhắm vào các đối tác thương mại - ông còn muốn bảo hộ những ngành công nghiệp nội địa và khuyến khích tăng cường đầu tư trong nước.
Đây là lý do ông áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ giữa tháng Ba. Biện pháp này chủ yếu ảnh hưởng đến Canada (nhà cung cấp hàng đầu), nhưng cũng tác động tới Nhật Bản, Australia và EU. Tương tự, mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu cũng được đưa ra với mục đích khuyến khích các nhà sản xuất đưa hoạt động lắp ráp xe và sản xuất phụ tùng trở lại Mỹ. Với biện pháp này, Canada và Mexico một lần nữa chịu tác động dù hai nước có thể tìm cách giảm nhẹ gánh nặng thuế quan thông qua USMCA. Trong khi đó, các tập đoàn ô tô lớn đã tận dụng hiệp định thương mại này để xây dựng chuỗi cung ứng trải dài trong khu vực. Các nhà sản xuất ô tô từ Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu (đặc biệt là Đức) cũng nằm trong tầm ngắm. Ngoài ra, các lĩnh vực khác cũng có thể sớm trở thành mục tiêu khi ông Donald Trump từng đề cập đến khả năng áp thuế bổ sung đối với gỗ xây dựng (nhắm chủ yếu vào Canada), dược phẩm và chất bán dẫn.- Từ khóa :
- donald trump
- thuế quan của mỹ
- mỹ
- trung quốc
- bắc mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02' - 11/04/2025
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Singapore có thể nới lỏng thêm chính sách tiền tệ sau động thái áp thuế của Mỹ
10:38' - 11/04/2025
Cơ quan Tiền tệ Singapore dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa áp mức thuế cao nhất trong một thế kỷ qua.
-
Ô tô xe máy
Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ
10:20' - 11/04/2025
Mức thuế quan 25% đối với ô tô do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hồi đầu tháng Tư sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô Mỹ thiệt hại khoảng 108 tỷ USD trong năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ làm rõ mức thuế đối với hàng Trung Quốc là 145%
08:47' - 11/04/2025
Nhà Trắng ngày 10/4 làm rõ rằng mức thuế 125% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được công bố trước đó một ngày là mức thuế bổ sung cho mức thuế 20% trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Bình luận
ADB gióng hồi chuông cảnh báo về triển vọng tăng trưởng của châu Á
15:14' - 09/04/2025
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng và đà giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, triển vọng tăng trưởng của châu Á đang đối mặt nhiều thách thức.
-
Bình luận
Thuế quan của Mỹ: Lời cảnh tỉnh từ các chuyên gia và học giả quốc tế
10:38' - 08/04/2025
Các nhà lãnh đạo kinh tế và chuyên gia hàng đầu thế giới đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng từ loạt chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Bình luận
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Để không lỡ nhịp với thời đại
15:27' - 07/04/2025
Trước chính sách thuế quan đối ứng gây nhiều tranh cãi của Mỹ, phản ứng của các nước sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vẽ lại bản đồ kinh tế toàn cầu.
-
Bình luận
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 2: Giấc mơ Mỹ và chiến thuật "tất tay"
15:26' - 07/04/2025
Khi đã qua "cơn sốc", bình tĩnh nhìn lại sự kiện 2/4/2025 - ngày mà Tổng thống Donald Trump gọi là "Ngày Giải phóng" - có lẽ phải thừa nhận rằng yếu tố bất ngờ không quá lớn.
-
Bình luận
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 1: Trật tự thương mại toàn cầu rung lắc
15:26' - 07/04/2025
Các nước đang nhanh chóng hành động để ứng phó trước nguy cơ biến động của thương mại toàn cầu và hầu hết các phản ứng cho đến nay đều khá thận trọng.
-
Bình luận
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Kim chỉ nam” cho thế hệ trẻ hội nhập quốc tế
14:56' - 03/04/2025
Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới, với những chuyển biến mạnh mẽ về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, vai trò của đoàn viên, thanh niên ngày càng trở nên quan trọng.
-
Bình luận
Dấu ấn những quyết sách tháng Ba
08:17' - 15/03/2025
Hàng loạt quyết sách quốc kế, dân sinh được đưa ra nhanh chóng, cụ thể và thiết thực, thể hiện cam kết mạnh mẽ về sự "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả" của một guồng máy mới.