Đòn trừng phạt Nga của Chính quyền Obama là cú đánh nhằm vào Donald Trump
Theo tác giả bài viết, các lệnh trừng phạt mới của chính quyền Obama nhằm vào Nga có thể khiến cho mối quan hệ giữa chính quyền kế tiếp của Mỹ và Điện Kremlin phức tạp hơn, đặc biệt trong bối cảnh ông Trump đang tìm kiếm các mối quan hệ nồng ấm hơn với Moskva bất chấp việc giới chức Mỹ nhấn mạnh rằng Washington sẽ trừng phạt cứng rắn đối với hành động can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Ông Boris Zilberman, chuyên gia Nga tại Quỹ Bảo vệ Các nền dân chủ (FDC), cho rằng việc Nhà Trắng tăng cường trừng phạt Nga "rõ ràng giáng một cú đòn nhằm vào các mối quan hệ của chính quyền Mỹ sắp tới với Moskva".
Trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nỗ lực cải thiện quan hệ với Nga, thì cách hành xử của chính quyền sắp mãn nhiệm của ông Obama đang phá hoại chủ trương này. Giới nghị sĩ tại Đồi Capitol có thể cũng sẽ không sẵn sàng tăng cường quan hệ với Điện Kremlin trong bối cảnh có những cáo buộc Nga tấn công mạng nhằm vào Mỹ.
Tờ Business Insider trích dẫn một đoạn thư của ông Boris Zilberman nêu rõ: “Nói một cách thực tế, ông Donald Trump có thể sẽ đối mặt với nhiều áp lực từ ngay trong chính quyền, cũng như áp lực từ phía các nghị sĩ Cộng hòa muốn hành động cứng rắn hơn với Nga. Đây là điểm có thể sẽ bùng phát thành cuộc chiến”.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Obama đã công bố các sắc lệnh trừng phạt mới nhằm vào Moskva, gọi “những hành động tấn công mạng hiểm ác” của Nga là “tình huống khẩn cấp quốc gia” nhằm hủy hoại “các tiến trình dân chủ”. Ông Obama kêu gọi “mọi người dân Mỹ cần được cảnh báo về các hành động của Nga”.
Bên cạnh đó, ông Obama cũng đã quyết định sửa đổi một sắc lệnh hành chính được ban hành tháng 4/2015 cho phép Mỹ trả đũa các vụ tấn công mạng, nhằm mở rộng diện trừng phạt là những đối tượng “can thiệp hoặc phá hoại tiến trình bầu cử hoặc các thể chế của Mỹ”. Sắc lệnh sửa đổi của Mỹ cho phép trừng phạt 9 thực thể và hàng loạt cá nhân liên quan tới Cơ quan Tình báo Đối ngoại lớn nhất của Nga (GRU) và Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB).
Chuyên gia Boris cho biết do các lệnh trừng phạt mới này là các sắc lệnh hành pháp chứ không phải được làm thành luật nên về lý thuyết ông Donald Trump vẫn có thể "rút lại". Theo ông Boris Zilberman, Moskva có thể sẽ tăng cường sách nhiễu các nhà ngoại giao Mỹ tại Nga và nhiều khả năng sẽ trục xuất một số người. Bộ Ngoại giao Mỹ trong một tuyên bố đề cập tới đòn trả đũa sắp tới đã nhấn mạnh rằng “nếu Washington áp dụng các bước đi thù địch mới, Mỹ sẽ nhận được câu trả lời”.
Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Nhóm Âu-Á, chuyên gia địa chính trị Ian Bremmer viết trên trang cá nhân rằng, với quyết định trên, quan hệ giữa Mỹ và Nga hiện đang ở mức thấp nhất kể từ những năm đầu những năm 1980 trước thời Chiến tranh Lạnh. Ông Bremmer cho rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump là người chủ trương cải thiện quan hệ với Moskva, song sẽ có sự mâu thuẫn giữa chính quyền Donald Trump và quốc hội Mỹ về vấn đề quan hệ với Nga và các chính khách Cộng hòa tại quốc hội sẽ ngăn chặn mối quan hệ của ông Trump với ông Putin, dù đó không phải là ưu tiên hàng đầu”.
Theo ông Bremmer, Tổng thống đắc cử Donald Trump cần xử lý theo hướng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, mà các cơ quan tình báo Mỹ đã nói rằng góp phần giúp ông Trump giành chiến thắng trước ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016. Chuyên gia Bremmer nhấn mạnh: “Ông Trump cần yêu cầu các giám đốc tình báo Mỹ đệ trình một báo cáo chính thức về các vụ tấn công mạng của Nga, và sau đó đưa ra một tuyên bố chính sách chính thức”.
Các tờ "New York Times", "The Hill" hay "Wall Street Journal" dẫn lời các nghị sĩ Mỹ cũng lên tiếng về quyết định nói trên của ông Obama. Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Hạ nghị sĩ Cộng hòa Pau Ryan, nói rằng Chính quyền Obama đã mất quá nhiều thời gian để áp đặt trừng phạt nhằm đáp trả các hành động gây hấn của Nga những năm qua khiến vị thế của Mỹ trên trường quốc tế suy giảm.
Ông Ryan cho rằng sự chậm chễ này lý giải vì sao sau 8 năm cầm quyền của ông Obama, ảnh hưởng của Mỹ đã sụp đổ trong mắt của cả đồng minh lẫn kẻ thù. Các Thượng nghị sĩ Dân chủ cùng ngày đã hoan nghênh quyết định của ông Obama, đồng thời nhấn mạnh rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump cần phải tăng cường hơn nữa chính sách này.
Trong một tuyên bố, ông Chuck Schumer, người sắp giữ cương vị Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mỹ, nói: “Tôi hy vọng chính quyền sắp tới của ông Trump, vốn từ trước tới nay vẫn thể hiện quá mật thiết với Nga, sẽ không tính tới việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt mới này. Thượng nghị sĩ Dân chủ Ben Cardin, nhân vật hàng đầu của phe Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho rằng Washington cần phải quyết đoán hơn nữa, đồng thời cho biết ông có kế hoạch đệ trình một dự luật nhằm thành lập một ủy ban độc lập, phi đảng phái để điều tra các vụ tấn công mạng nhằm vào cuộc bầu cử Mỹ.
>>>Các Thượng nghị sĩ Mỹ công bố dự luật tăng cường trừng phạt Nga
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các Thượng nghị sĩ Mỹ công bố dự luật tăng cường trừng phạt Nga
12:24' - 11/01/2017
Nhóm Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa cùng công bố dự luật tăng cường trừng phạt Nga vì liên quan đến cáo buộc tấn công mạng trong bầu cử Mỹ và xung đột tại Syria và miền Đông Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ trừng phạt nhiều quan chức Nga
09:38' - 10/01/2017
lệnh trừng phạt này không liên quan tới các cáo buộc Nga tấn công cuộc bầu cử vừa qua tại nước này
-
Kinh tế Thế giới
Nga tuyên bố sẽ đáp trả các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ
08:44' - 21/12/2016
Nga có quyền lựa chọn thời gian, địa điểm và hình thức đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU chính thức gia hạn các lệnh trừng phạt Nga
07:58' - 20/12/2016
Ngày 19/12, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức kéo dài các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga thêm 6 tháng nhằm gia tăng sức ép với Moskva liên quan tới các vấn đề Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.