Đông Á nên làm gì để duy trì lợi thế về đầu tư hậu COVID-19?
Các chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành xương sống của tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực Đông Á. Chi phí sản xuất rẻ do chi phí lao động thấp và nguồn nguyên liệu thô dồi dào đã hấp dẫn các công ty đa quốc gia phương Tây đang tìm cách thiết lập cơ sở ở nước ngoài.
Hưởng lợi nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ, các nền kinh tế khu vực Đông Á đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong vài thập kỷ qua. Các nền kinh tế khác đã cố gắng áp dụng mô hình tương tự, cho đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm bộc lộ những yếu điểm của chiến lược tăng trưởng này.
Có những ý kiến cho rằng đại dịch đánh dấu sự kết thúc của toàn cầu hóa. Các biên giới bị đóng cửa khiến nhiều hàng hóa và nguyên liệu thô không được vận chuyển từ Đông Á, dẫn đến sản xuất đình trệ và nguồn cung bị cắt giảm ở khắp nơi trên thế giới. Vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn cũng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.
Do đó, các công ty đã xem xét việc “hồi hương” các dự án đầu tư ở nước ngoài, hoặc thậm chí quyết định hủy bỏ những dự án đã lên kế hoạch khi họ tìm cách “sửa chữa” các liên kết yếu trong chuỗi cung ứng.
Trước các đợt lây nhiễm COVID-19 mới đang gia tăng và nguy cơ dòng vốn đầu tư đảo chiều, hầu hết các nền kinh tế Đông Á dường như đang đối mặt với nhiều thách thức dài hạn. Tuy nhiên, các số liệu thống kê về đầu tư vẫn chưa cho thấy xu hướng di dời toàn bộ chuỗi giá trị toàn cầu ra khỏi Đông Á. Một sự xoay trục đáng kể ra khỏi khu vực cũng khó có thể xảy ra trong vài thập kỷ tới, và có nhiều lý do giải thích cho điều đó.
Thứ nhất, việc rút toàn bộ và tái tạo mới một hệ sinh thái chuỗi cung ứng phức tạp như ở Đông Á, vốn đã được củng cố trong hơn ba thập kỷ, sẽ phát sinh chi phí và đòi hỏi nguồn lực đáng kể. Quan trọng hơn, việc thiết lập một chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả sẽ đòi hỏi sự tin tưởng và hoạt động ăn khớp giữa các công ty, khách hàng và nhà cung cấp trong một thời gian dài.
Thứ hai, nguồn cung lao động dồi dào và chi phí lao động tương đối thấp của Đông Á, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng tương thích và khả năng tiếp cận thị trường cao, là những yếu tố khiến khu vực này trở thành điểm đến hấp dẫn của các khoản đầu tư vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Mặc dù các đối thủ cạnh tranh từ châu Phi có thể cung cấp nguồn lao động rẻ hơn, song trình độ chuyên môn và kỹ năng của họ lại tương đối thấp so với các nền kinh tế ở Đông Á. Trong khi các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu có thể có cơ sở hạ tầng và trình độ lao động tốt hơn, chi phí lao động của khu vực này lại cao hơn Đông Á.
Thứ ba, khi di dời chuỗi cung ứng khỏi Đông Á, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ thị trường tiêu dùng với tầng lớp trung lưu đang gia tăng của khu vực này. Thu nhập hộ gia đình tăng nhanh ở Đông Á đang dẫn dắt xu hướng mua sắm của khu vực châu Á. Thị trường rộng lớn này sẽ tiếp tục thu hút các công ty đa quốc gia sản xuất hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu.
Đến năm 2030, Đông Á có thể chiếm gần một nửa tăng trưởng tiêu dùng đô thị toàn cầu. Tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng của Trung Quốc có thể tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trị giá hơn 10.000 tỷ USD mỗi năm, và tầng lớp trung lưu ở Đông Nam Á có thể tăng lên hơn 160 triệu hộ gia đình.
Các công ty đa quốc gia cần duy trì sự hiện diện tại Đông Á để thu được lợi ích từ tiềm năng tiêu dùng này. Sự hiện diện của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài tại Trung Quốc - quốc gia sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, chủ yếu dành cho nhu cầu tiêu thụ nội địa - là một ví dụ điển hình.
Cuối cùng, khả năng tiếp nhận công nghệ mới và sự chuyển đổi kỹ thuật số của Đông Á là một lợi thế trong bối cảnh thế giới đang ngày càng số hóa. Ngay cả trước đại dịch COVID-19, Đông Á là quê hương của một số “người khổng lồ” công nghệ và sở hữu nhiều bằng sáng chế quan trọng. Với dân số trẻ và hiểu biết nhiều về công nghệ, khu vực này có đầy tiềm năng thu hút các chuỗi giá trị toàn cầu mà công nghệ làm chủ đạo.
Chi phí lao động thấp là lợi thế cạnh tranh lớn cho khu vực Đông Á, song đại dịch đã cho thấy rằng chi phí chỉ là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp cần tính toán khi xây dựng chiến lược chuỗi giá trị toàn cầu. Đông Á cần duy trì vai trò của khu vực trong chuỗi giá trị toàn cầu trong thời kỳ hậu đại dịch, bằng cách bảo đảm một chuỗi cung ứng hiệu quả, khả năng phục hồi và công nghệ chứ không chỉ dựa vào chi phí thấp.
Các chính phủ nên áp dụng những chính sách có mục tiêu như đầu tư vào nghiên cứu-phát triển, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và thúc đẩy hội nhập khu vực chặt chẽ hơn. Sự thành công của các nền kinh tế Đông Á sẽ phụ thuộc vào việc hoạch định chính sách chủ động, xây dựng các chiến lược tập trung vào các cơ sở hạ tầng phục vụ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, khung chính sách chống khủng hoảng linh hoạt hơn và các chính sách bền vững về môi trường.
Chuỗi giá trị toàn cầu sẽ trải qua những thay đổi đáng kể sau đại dịch COVID-19, nhưng Đông Á - với nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, hệ sinh thái chuỗi cung ứng sâu rộng và khuôn khổ chính sách hiệu quả - sẽ vẫn là điểm đến hấp dẫn của các công ty đa quốc gia./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Xem xét khả năng tiếp tục gia hạn ưu đãi thuế sản xuất, lắp ráp ô tô
21:35' - 30/06/2021
Tỉnh ủy Hải Dương vừa qua đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất ô tô.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc hướng tới sản xuất xe tự hành hoàn toàn vào năm 2027
08:21' - 28/06/2021
Bộ Công nghiệp Hàn Quốc cho biết trong năm nay đã phê duyệt 53 dự án với tổng ngân sách 85 tỷ won (75 tỷ USD), trong khuôn khổ chiến lược phát triển xe tự hành hoàn toàn vào năm 2027.
-
Ô tô xe máy
Indonesia sẽ trở thành nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới
06:05' - 28/06/2021
Bộ trưởng Bộ Đầu tư Indonesia Bahlil Lahadalia cho biết, với kế hoạch của chính phủ nhằm phát triển môi trường xe điện, Indonesia sẽ trở thành nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới.
-
Chuyển động DN
TSMC xem xét xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Nhật Bản
19:51' - 15/06/2021
Các nguồn thạo tin mới đây cho hay Công ty sản xuất chất bán dẫn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) đang xem xét xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.