Dòng chảy phương Bắc 2: Cuộc chiến đường ống dẫn khí đốt chưa có hồi kết
Trụ sở của Tập đoàn khí đốt Gazprom ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự án đường ống dẫn khí đốt chạy từ Nga đến Đức sẽ không được hoàn thành đúng thời gian dự kiến. Theo nhận định của báo Le Monde, việc này có thể dẫn đến những khó khăn trong việc cung cấp khí đốt cho khu vực Tây Âu trong mùa Đông tới.
Phải chăng cuộc chiến đường ống dẫn khí đốt sắp lan tới châu Âu? Đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) nối Nga với Đức qua biển Baltic đang trở thành trung tâm của một trận chiến kinh tế và địa chính trị, giữa một bên là người khổng lồ Gazprom của Nga và các đối tác châu Âu, với bên kia gồm Ủy ban châu Âu, Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quốc gia khác trên “lục địa già”.
Đường ống dài 1.200 km, có khả năng vận chuyển 55 tỷ m3 khí đốt đến châu Âu, dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay. Tuy nhiên, nhiều nguồn thông tin xác nhận dự án sẽ bị kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng, dưới áp lực từ Chính quyền Đan Mạch.
Một thành viên trong ban dự án cho biết, để chắc chắn hoàn thành đúng hạn, dự án phải nhận được giấy phép của Đan Mạch trước ngày 1/8. Và cứ mỗi tháng bị trì hoãn trôi qua, thời gian đi vào hoạt động sẽ bị chậm tương ứng.
Cho đến nay, nguy cơ chậm tiến độ vẫn luôn được phía tập đoàn Dòng chảy phương Bắc 2 bác bỏ. Người phát ngôn của tập đoàn khẳng định toàn bộ công trình sẽ sẵn sàng đi vào vận hành trước khi năm 2019 kết thúc.
Liên quan đến số vốn đầu tư, ngoài Gazprom của Nga, 50% được 5 đối tác châu Âu tài trợ với số tiền lên đến 9,5 tỷ euro bao gồm Engie của Pháp, Shell của Anh-Hà Lan, OMV của Áo và Uniper và Wintershall của Đức.
Dự án đường ống dẫn khí này bị đình chỉ theo một quyết định của Chính quyền Đan Mạch. Tuyến đường ban đầu đi song song với đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1, đã đi vào hoạt động từ năm 2012 và đi qua lãnh hải của Đan Mạch gần đảo nhỏ Bornholm.
Tuy nhiên, Đan Mạch đã không cấp giấy phép, khiến tập đoàn Dòng chảy phương Bắc 2 phải tìm kiếm một tuyến đường khác, chỉ đi qua Vùng đặc quyền kinh tế và không cần sự đồng ý của Copenhagen. Ngay cả khi đã dự án đã thay đổi lộ trình, Cơ quan năng lượng Đan Mạch cũng chậm trả lời và không đưa ra thời hạn để thực hiện.
“Cuộc chiến” quanh hòn đảo rộng 500 km2 ở giữa biển Baltic này sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng kể trong những tháng tới, khi sự chậm trễ có thể ngăn đường ống đi vào hoạt động vào cuối năm 2019.
Về phía Gazprom, một trong những mục tiêu của Dòng chảy phương Bắc 2 là thay thế một phần việc vận chuyển quá cảnh khí đốt qua Ukraine. Cần nhắc lại rằng hợp đồng giữa Nga và Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12.
Nói cách khác, nếu đường ống chưa hoàn thành và không có thỏa thuận nào đạt được giữa Moskva và Kiev vào ngày đó, vấn đề nguồn cung khí đốt cho châu Âu có thể hiển hiện vào thời điểm lạnh nhất của mùa Đông tới.
Năm 2018, 43% lượng khí đốt của Nga xuất khẩu sang châu Âu phải đi qua Ukraine. "Đây là một vấn đề có thể nhắc lại những khó khăn trong cuộc chiến khí đốt năm 2006, sau đó là năm 2009, khi mà việc vận chuyển khí đốt bị gián đoạn trong vài ngày", theo ông Francis Perrin, Giám đốc nghiên cứu của Viện quan hệ quốc tế và chiến lược (IRIS).
Tại Pháp, khối lượng dự trữ khí đốt hiện khá lớn và có thể chống chọi được trước nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn tạm thời. Trong thực tế, người tiêu dùng phải đối mặt với sự tăng giá. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong việc giao hàng bằng đường ống sẽ buộc người châu Âu phải mua với giá cao khí đốt được giao bằng tàu, đến từ Mỹ hoặc Qatar.
Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak, đã đề nghị Kiev gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt thêm một năm, nhưng không có bất cứ sự đảm bảo nào về khối lượng khí sẽ đi qua Ukraine.
Mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước là tâm điểm của cuộc tranh cãi về Dòng chảy phương Bắc 2. Tại Liên minh châu Âu, các nước vùng Baltic, Ba Lan và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker luôn phản đối dự án, cho rằng đó là một mối nguy đối với nền kinh tế Ukraine và có thể khiến châu Âu quá phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga.
Ngược lại, Thủ tướng Đức Angela Merkel luôn bảo vệ Dòng chảy phương Bắc 2, trong khi Pháp vẫn tỏ thái độ thận trọng khi đề cập đến vấn đề này.
Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 cũng phải đối mặt với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người công khai chỉ trích bà Angela Merkel vì đã tham gia vào một dự án như vậy.
Nghị viện Mỹ cũng phản đối dự án này, khi ngày 31/7, Ủy ban đối ngoại Thượng viện đã thông qua một văn bản quy định xử phạt đối với các cá nhân và công ty liên quan đến việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2.
Văn bản hiện đang được trình lên tất cả các Thượng nghị sĩ, nhưng quyết định áp dụng hay không các biện pháp trừng phạt sẽ thuộc quyền Tổng thống Mỹ.
Ở châu Âu, những người đề xuất dự án cáo buộc Mỹ phản đối đường ống này là nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu sang lục địa già lượng khí đá phiến do Mỹ sản xuất. Họ cũng tin rằng sự ngăn cản của Đan Mạch được thúc đẩy dưới sức ép từ phía Mỹ.
Tập đoàn Dòng chảy phương Bắc 2, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nga, đang cố gắng hoàn thành dự án càng sớm càng tốt. Trên thực tế, gần 75% đường ống dẫn khí đã được lắp đặt và công việc diễn ra trôi chảy cả từ phía Đức và phía Nga.
Một phần giải pháp nằm trong tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người vừa giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử vừa qua. Theo đánh giá của ông Simon Perani thuộc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford ở Anh, những trở ngại chính đối với thỏa thuận Nga - Ukraine “mang tính chính trị nhiều hơn là thương mại".
Mọi việc sẽ phụ thuộc vào cuộc “đàm phán” giữa hai nhà lãnh đạo - Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Siemens sẽ cắt giảm 2.700 việc làm về năng lượng và khí đốt
20:38' - 19/06/2019
Siemens ngày 18/6 thông báo sẽ cắt giảm 2.700 việc làm trong doanh nghiệp chuyên về năng lượng và khí đốt, trong đó có 1.400 việc làm ở quê hương Đức của tập đoàn này.
-
Doanh nghiệp
Canada thiếu đầu tư và phương tiện xuất khẩu khí đốt
09:26' - 14/06/2019
Hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Canada sang châu Á và châu Âu có thể đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế này, nhưng lại đang bị thiếu đầu tư và phương tiện xuất khẩu nếu so với Mỹ.
-
DN cần biết
IEA: Nhu cầu khí đốt toàn cầu sẽ tăng 1,6%/năm cho tới 2024
18:05' - 07/06/2019
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu khí đốt toàn cầu dự báo sẽ tăng trung bình 1,6% mỗi năm cho đến năm 2024, chủ yếu nhờ hoạt động tiêu thụ tăng mạnh tại Trung Quốc.
-
Chuyển động DN
Số giàn khoan dầu và khí đốt tại Mỹ hoạt động tăng trong tuần này
16:14' - 01/06/2019
Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes (Mỹ) ngày 31/5 công bố số liệu hàng tuần cho biết số lượng giàn khoan dầu và khí đốt đang hoạt động tại Mỹ đã tăng từ 983 lên 984 trong tuần này.
-
Thị trường
Những dự đoán về “thời đại hoàng kim” của khí đốt tự nhiên
19:26' - 13/05/2019
Năm 2011, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán “thời đại hoàng kim” của khí đốt tự nhiên với tư cách là "nhiên liệu cầu nối” giữa than đá và năng lượng tái tạo sẽ đến trong hai thập kỷ tới.
-
Doanh nghiệp
Hai công ty dầu mỏ Trung Quốc tham gia các dự án khí đốt của Novatek
13:54' - 26/04/2019
Tổng Công ty Thăm dò và Phát triển Dầu khí Trung Quốc và Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc vừa ký thỏa thuận mỗi công ty sở hữu 10% cổ phần trong các dự án Arctic LNG 2 của Novatek.
-
Hàng hoá
Giá khí đốt tại châu Âu giảm mạnh do dư dôi nguồn cung
07:49' - 07/04/2019
Giá khí đốt tại châu Âu đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, do tình trạng dư dôi các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) chuyển hướng từ châu Á sang lục địa này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.