Đồng hồ Thụy Sỹ: Đưa sáng tạo mới vào các mẫu truyền thống

11:09' - 17/02/2021
BNEWS Sau một năm khủng hoảng do tác động của đại dịch COVID-19, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ đang kỳ vọng vào những cơ hội phục hồi và vươn lên trong năm 2021.

Trong năm 2020, việc nhiều cửa hàng trên khắp thế giới phải đóng cửa và hoạt động du lịch quốc tế ngừng trệ đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành công nghiệp hàng đầu vốn xuất khẩu tới 95% sản lượng của mình trên toàn thế giới.

Lĩnh vực sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ đã trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 80 năm qua với xuất khẩu mặt hàng này giảm khoảng 25%.

Suốt hơn một thập kỷ qua, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ đã dựa rất nhiều vào sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, để gia tăng thị phần.

Chi phí cơ hội cho điều này là sự bỏ qua nhóm khách hàng truyền thống của họ ở châu Âu và Bắc Mỹ. Vì thế, đồng hồ Thụy Sỹ đã trở nên lỗi thời đối với các tín đồ thời trang phương Tây.

Theo nhận định của nhà báo người Pháp Grégory Pons, các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ đang "mất dần" khỏi quan niệm tinh thần của người tiêu dùng phương Tây.

Trong khi đó, loại đồng hồ kết nối và những loại được sản xuất bởi các thương hiệu thời trang như Guess, Puma và Armani lại rất được giới trẻ sành điệu ưa chuộng.

“Đồng hồ thông minh” đã gần như thay thế Swatch và những chiếc đồng hồ “Swiss Made” giá rẻ khác trên thị trường sản xuất đồng hồ. Một thống kê duy nhất minh họa hiện tượng này là mặc dù năm 2015 đánh dấu lần đầu tiên Apple Watch được bán ra thị trường, nhưng tập đoàn công nghệ có logo "trái táo khuyết" này đến nay đã bán được số lượng đồng hồ nhiều gấp đôi so với toàn bộ ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ.

Ông Grégory Pons nhận xét: "Các thương hiệu Thụy Sỹ, phần lớn đều rất bảo thủ và không ngừng cho ra đời những mẫu thông thường và nhạt nhẽo. Để thuyết phục người tiêu dùng trẻ chọn đồng hồ truyền thống hơn, họ sẽ phải sáng tạo hơn nhiều".

Sự cạnh tranh khốc liệt này ở phân khúc cấp thấp - tức là những chiếc đồng hồ được bán với giá dưới 600 CHF (674 USD) - đang có tác động đáng kể đến toàn bộ số đồng hồ được sản xuất tại Thụy Sỹ.

Trong giai đoạn tháng 1-11/2020, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ chỉ xuất khẩu hơn 12 triệu chiếc trên toàn thế giới - tức là ít hơn gần ba lần so với hồi đầu những năm 2000.

Olivier Müller, chuyên gia sản xuất đồng hồ tại LuxeConsult, nhấn mạnh: "Một ngành công nghiệp không thể chỉ dựa vào thị trường cao cấp với rất ít ngoại lệ - chẳng hạn như Rolex (một triệu chiếc) và Omega (750.000 chiếc) - điều này dẫn đến việc số lượng hạn chế". Để duy trì hoạt động của máy móc và đầu tư tài chính, điều cần làm là số lượng.

Chủ tịch Jean-Daniel Pasche cũng cho rằng ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ nên tiếp tục sản xuất đồng hồ giá rẻ ngay cả khi chi phí sản xuất và sự tăng giá của đồng franc Thụy Sỹ (CHF) gây những bất lợi lớn. Số lượng tạo ra hoạt động và giúp duy trì bí quyết và việc làm trong lĩnh vực này.

Trong bức tranh năm 2020, điểm sáng hiếm hoi cho ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ đến từ vùng Viễn Đông. Trong khi tất cả các thị trường toàn cầu đều giảm mạnh, xuất khẩu sang Trung Quốc lại đi theo xu hướng ngược lại và tăng gần 1/5 so với năm 2019.

Nhờ các biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, Trung Quốc đã có thể mở cửa trở lại các cửa hàng vào mùa Xuân năm 2020.

Khi không thể đi du lịch nước ngoài, người tiêu dùng Trung Quốc chuyển sang mua đồng hồ tại nhà. Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sỹ (FH) Jean-Daniel Pasche giải thích: “Đây là một hiện tượng mới, không chỉ liên quan đến cuộc khủng hoảng COVID-19", mà ông nhận thấy "có mong muốn rõ ràng của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy thương mại địa phương với việc thiết lập các khu miễn thuế cho người dân Trung Quốc, đặc biệt là trên đảo Hải Nam".

Sự dịch chuyển về phía Đông này dự kiến sẽ tiếp tục, đặc biệt là do du lịch quốc tế khó có thể phục hồi trước thời điểm cuối năm 2021.

Đáng chú ý, việc buộc phải đóng cửa nhiều cửa hàng đồng hồ trên khắp thế giới đã mở ra tầm nhìn của ngay cả những nhà sản xuất đồng hồ khó tính nhất về tầm quan trọng của bán hàng trực tuyến và truyền thông - và điều này cũng xảy ra đối với các thương hiệu bán mỗi sản phẩm đồng hồ với giá hàng chục nghìn CHF.

Chủ tịch Jean-Daniel Pasche nói: “Rõ ràng việc có thể mua hàng trực tuyến khi các cửa hàng đóng cửa là một lợi thế. Nói một cách tổng thể hơn, kênh phân phối này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của một bộ phận người tiêu dùng".

Từ tháng 4-9/2020, tập đoàn xa xỉ Richemont ở Geneva đã ghi nhận 7% doanh số bán hàng qua Internet, so với mức 2% của cùng kỳ năm trước đó.

Trong vài tháng, các thương hiệu đã triển khai các chiến lược kỹ thuật số mà ban đầu được lên kế hoạch phải mất vài năm. Bên cạnh đó, sử dụng các phương tiện giao tiếp mới cũng cho phép các nhà sản xuất đồng hồ kết nối thuận lợi hơn với khách hàng./.

 

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục