Đông Nam Á trong cuộc đua trung tâm dữ liệu AI
Truyền thông Mỹ cho biết, “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ đang đón đầu nhu cầu ngày càng tăng về AI ở Đông Nam Á. Các phân tích liên quan cho thấy trong quá trình phát triển AI của thế giới hiện nay, không chỉ Đông Nam Á cần đầu tư vốn và công nghệ từ các nước mạnh về công nghệ như Mỹ và Trung Quốc, mà thế giới cũng cần Đông Nam Á.
Các kế hoạch đầu tư vào AI được ông Nadella công bố tại Indonesia, Thái Lan và Malaysia đều có ba điểm chung: mang lại nguồn vốn lớn; hợp tác chặt chẽ với chính phủ sở tại và lồng ghép vào kế hoạch phát triển của đất nước; coi trọng việc đào tạo nhân tài địa phương.Ngày 30/4, sau cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Jakarta, ông Nadella cho biết Microsoft sẽ bơm 1,7 tỷ USD vào Indonesia trong 4 năm tới để xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây và AI mới. Các quan chức Indonesia cho biết Bali và thủ đô mới Nusantara là những địa điểm tiềm năng cho các trung tâm nghiên cứu và dữ liệu của Microsoft tại nước này, cho rằng sự hợp tác giữa Microsoft và Indonesia là rất quan trọng để hiện thực hóa "Tầm nhìn Indonesia vàng 2045".
Ngày 1/5, tại Thái Lan, Microsoft cam kết sẽ mở trung tâm dữ liệu khu vực đầu tiên để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và AI. Vào ngày 2/5, Microsoft cho biết sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD vào việc phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và AI ở Malaysia trong 4 năm tới. Microsoft sẽ tăng cường hợp tác với Chính phủ Malaysia và thành lập một trung tâm AI quốc gia. Ngoài ra, Microsoft còn cam kết giúp 2,5 triệu người ở Đông Nam Á được đào tạo kỹ năng AI cho đến năm 2025.Trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên trang hkcna.hk, ông Dư Lăng Khúc, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp và phát triển tài chính thuộc Viện nghiên cứu phát triển toàn diện Trung Quốc (Thâm Quyến), cho biết ở giai đoạn này và trong thời gian dài sắp tới, thị trường tiềm năng cho sự phát triển của nền kinh tế số, trong đó có AI, ở Đông Nam Á là rất lớn.Hồi tháng 11/2023, truyền thông Mỹ đưa tin, theo "Báo cáo kinh tế số Đông Nam Á 2023" do Google, Temasek và Bain & Company công bố, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu gặp khó khăn, tổng giá trị kinh tế số ở Đông Nam Á vẫn đạt 218 tỷ USD vào năm 2023, tăng 11% so với năm 2022.
Người phụ trách Google ở khu vực Đông Nam Á cho biết việc tập trung vào khoảng cách kỹ thuật số và kiên quyết xóa bỏ các rào cản để nhiều người Đông Nam Á có thể trở thành người dùng tích cực các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số sẽ giúp khu vực đạt được mức tăng trưởng hơn nữa trong thập kỷ kỹ thuật số.Tuy nhiên, ông Dư Lăng Khúc cũng đồng thời chỉ ra rằng, điều này một mặt là do “thiên thời địa lợi” theo quy luật của chu kỳ kinh tế nhưng cũng xuất phát từ lợi ích “nhân hòa” đặc thù của Đông Nam Á. Dân số ở Đông Nam Á đông và tương đối trẻ nên dễ dàng tiếp thu và học hỏi những kiến thức, kỹ năng tiên tiến như AI.Tình hình chính trị ở Indonesia, Thái Lan và Malaysia ổn định, điều này khiến cho “gã khổng lồ” công nghệ sẽ dễ dàng hợp tác hơn với chính quyền địa phương. Điều này là cần thiết để triển khai AI lâu dài ở một thị trường mới nổi.Ông Dư Lăng Khúc cũng chỉ ra rằng việc Mỹ liên tục áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và công nghệ, hạn chế sự phát triển của các công ty Mỹ ở Trung Quốc đã khiến các công ty như Microsoft đang đầu tư vào Đông Nam Á để tránh những rủi ro chính trị như vậy và tập trung vào việc khai thác thị trường và phát triển kinh doanh.Hiện tại, các công ty công nghệ Trung Quốc có trụ sở tương đối ổn định ở Đông Nam Á và trên đà phát triển tốt. Alibaba Cloud, một công ty công nghệ điện toán đám mây và AI thuộc Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc, là một ví dụ. Công ty này đã mở các trung tâm dữ liệu ở Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan. Tập đoàn Alibaba ra mắt SeaLLM, phiên bản mô hình AI lớn dựa trên đào tạo ngôn ngữ Đông Nam Á và robot trò chuyện SeaLLM-chat.Ông Dư Lăng Khúc chỉ ra rằng dựa trên cách bố trí hiện tại của nền kinh tế số Đông Nam Á, các công ty công nghệ Trung Quốc có thể có nhiều lợi thế hơn trong dịch vụ tiêu dùng, trong khi các công ty Mỹ có lợi thế tổng thể về "dịch vụ đám mây" trong công nghệ và quản lý doanh nghiệp. Ông hy vọng hai bên có thể học hỏi lẫn nhau trong tương lai và tạo ra những lợi ích kinh tế và xã hội lớn hơn cho chính công ty và khu vực Đông Nam Á.Tin liên quan
-
Công nghệ
Trí tuệ nhân tạo: Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản
10:01' - 06/05/2024
Tại Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024, bộ phim hoạt hình "The Artificial Conjuring Circle" (Vòng tròn ma thuật nhân tạo) - bộ phim đầu tiên được làm hoàn toàn bằng công nghệ AI.
-
Phân tích - Dự báo
Mặt trái của trí tuệ nhân tạo
06:30' - 04/05/2024
Trí tuệ nhân tạo đang thâm nhập và tác động đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu, tạo ra sự thay đổi và tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, AI cũng ẩn chứa "mặt trái" cần lưu ý.
-
Công nghệ
Microsoft đầu tư 1,7 tỷ USD vào trung tâm trí tuệ nhân tạo ở Thái Lan
09:03' - 02/05/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, "gã khổng lồ" công nghệ Microsoft của Mỹ cho biết sẽ mở trung tâm dữ liệu khu vực đầu tiên tại Thái Lan nhằm tăng cường tính khả dụng của các dịch vụ đám mây.
-
Công nghệ
Thái Lan thành lập Ủy ban trí tuệ nhân tạo quốc gia mới
15:03' - 30/04/2024
Bộ Kinh tế và Xã hội Kỹ thuật số Thái Lan (DES) đang chuẩn bị thành lập Ủy ban trí tuệ nhân tạo (AI) quốc gia mới để đẩy nhanh chiến lược phát triển AI.
-
Công nghệ
Nvidia mua lại công ty trí tuệ nhân tạo Run:ai của Israel
08:52' - 26/04/2024
Theo thông báo được công bố ngày 25/4, "gã khổng lồ" công nghệ Nvidia của Mỹ đã ký thỏa thuận mua lại công ty trí tuệ nhân tạo (AI) Run:ai của Israel.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30' - 13/07/2025
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.