Đồng nội tệ nhiều nước châu Á mất giá so với đồng USD
Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá giới hoạch định chính sách ở châu Á hiện nay đã có kinh nghiệm để xử lý tốt hơn so với các giai đoạn trước đây.
Từ đầu năm nay, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Myanmar cùng một số nước khác đã chứng kiến các đồng nội tệ mất giá. Từ tháng Sáu, giá trị đồng rupee của Ấn Độ hạ xuống mức thấp nhất từ trước tới nay, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc cũng giảm 3,2%.
Các nhà kinh tế đã chỉ ra những yếu tố khiến các đồng tiền trong khu vực mất giá, trong đó có tác động dây chuyền của những khó khăn tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, những lo ngại của giới đầu tư khi cân nhắc đổ tiền vào châu Á vì chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, nhất là khi Washington chuẩn bị áp thuế đối với lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ USD của Trung Quốc, cũng được xem là một yếu tố chủ yếu khiến giá trị các đồng tiền ở các nước châu Á sụt giảm.
Ông Song Seng Wun, kinh tế gia thuộc ngân hàng tư nhân CIMB ở Singapore, nhận định: “Về cơ bản, tất cả những gì mà chúng ta lo sợ xảy ra bây giờ và trong quá khứ dường như đang hội tụ về một mối”.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế tin rằng các cơ quan đặc trách chính sách tiền tệ ở châu Á đã rút ra được bài học từ những đợt tiền giảm giá trong quá khứ, như đã xảy ra vào năm 2013, 2015 và 2016.
Bà Marie Diron, Giám đốc điều hành của Moody’s Investors Service tại Singapore cho rằng các cơ quan đặc trách chính sách tiền tệ châu Á đã có những phản ứng kịp thời trước tình trạng tiền tệ mất giá trong năm nay, và tỏ ra nhạy bén hơn so với năm 2013 khi dòng vốn bị rút ra khỏi châu Á vì kế hoạch kích thích kinh tế của Mỹ đang tuần tự khép lại.
Đơn cử như tại Indonesia, để củng cố đồng rupiah, giới chức nước này đã tăng lãi suất 4 lần trong vòng 3 tháng. Các cơ quan đặc trách chính sách tiền tệ ở Ấn Độ và Philippines cũng tăng lãi suất trong năm nay.
Thông thường, việc tăng lãi suất cũng làm tăng giá trị đơn vị tiền tệ của một nước so với các nước duy trì lãi suất ở mức thấp. Theo bà Diron, hiện nay các nước châu Á giữ nhiều ngoại tệ dự trữ hơn và kiểm soát tốt hơn mức thâm hụt ngân sách của họ.
Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng sự sụt giá của các đơn vị tiền tệ châu Á nhiều khả năng sẽ không leo thang tới mức khủng hoảng. Kinh tế gia Song Seng Wun nhận định các đồng tiền tại châu Á “không đủ yếu để trở thành một mối đe dọa”.
Ngược lại, trong một số trường hợp, các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu như một số nước Đông Nam Á lại có nhiều cơ hội hơn với đồng tiền yếu./.
>>>Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung làm khó ngành sản xuất nhân sâm của Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức đối với các công ty công nghệ trước những căng thẳng thương mại
05:30' - 20/08/2018
Các nhà lập pháp Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng các thiết bị của Huawei có thể được dùng để hỗ trợ hoạt động gián điệp của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Hàn Quốc ở nhóm bị ảnh hưởng nhất
15:56' - 19/08/2018
Hàn Quốc được dự báo là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hai siêu cường kinh tế lên kế hoạch giải quyết bất đồng thương mại
12:49' - 19/08/2018
Các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đang lên kế hoạch giải quyết bất đồng thương mại trước thềm các cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500
10:19'
Trong “Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam” (FAST500) năm 2025, OPES xếp vị trí 97/500, dẫn đầu khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và đứng top 2 toàn ngành bảo hiểm.
-
Tài chính
Fed cảnh báo rủi ro tài chính Mỹ gia tăng dưới tác động chính sách mới
06:00'
73% số người được hỏi đã chỉ ra rủi ro thương mại toàn cầu là mối lo ngại hàng đầu, cao hơn gấp đôi so với con số được báo cáo vào tháng 11/2024.
-
Tài chính
Tránh lãng phí trong xử lý tài sản công sau sắp xếp tinh gọn bộ máy
11:12' - 26/04/2025
Về nguyên tắc, những tài sản cần cho việc phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, các cơ quan, đơn vị phải bố trí, sử dụng tài sản sẵn có để phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
-
Tài chính
Lạm phát tăng tốc tại nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh giữa lo ngại tăng trưởng chậm lại
10:21' - 26/04/2025
Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn thông cáo của Inegi cho biết giá tiêu dùng tăng trong nửa đầu tháng 4 cao hơn ước tính 3,7% các chuyên gia kinh tế đưa ra.
-
Tài chính
Ấn Độ siết quản lý, giới siêu giàu vẫn đẩy mạnh đầu tư toàn cầu qua kênh mới
07:39' - 25/04/2025
Theo số liệu chính thức, các khoản đầu tư được chuyển ra nước ngoài thông qua những quỹ tại trung tâm tài chính Gujarat International Finance Tec-City (GIFT City) đã tăng hơn gấp ba lần.
-
Tài chính
Khoảng 6.000 xe công dự kiến sẽ được giao cho cấp xã
14:28' - 24/04/2025
Ngày 24/4, tại buổi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Công sản ( Bộ Tài chính) cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 6.000 xe công được cấp cho cấp xã.
-
Tài chính
Sắp có chính sách tín dụng vượt trội hỗ trợ học viên ngành STEM
14:19' - 24/04/2025
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành STEM thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội được nghiên cứu, xây dựng.
-
Tài chính
Thái Lan dự kiến bơm 500 tỷ baht vào nền kinh tế
12:31' - 24/04/2025
Bộ Tài chính Thái Lan đặt mục tiêu bơm hơn 500 tỷ baht (khoảng 15 tỷ USD) vào nền kinh tế để thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này lên trên 1,8%.
-
Tài chính
Ngành thuế đã giải quyết cho hơn 4.300 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc
14:22' - 23/04/2025
Theo đó, ngành thuế đã thực hiện giải quyết chế độ cho 4.311 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo quy định của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.