Du lịch Việt Nam: Phương án phát triển nào phù hợp với xu thế mới?
“Xu hướng phát triển của du lịch thế giới và tác động đối với du lịch Việt Nam” là chủ đề hội thảo diễn ra vào ngày 20/8 tại Hà Nội do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) tổ chức.
Tại hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, cho biết: Du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh và ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu.Du lịch trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển.
Trong thời gian tới nhu cầu du lịch được dự báo sẽ tăng 4% mỗi năm trong giai đoạn 2018-2028, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới… Cùng với lượng khách du lịch tăng nhanh, xu hướng các loại hình du lịch cũng có thay đổi đáng kể.Sự lựa chọn của khách du lịch trên toàn cầu cho thấy, những loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp... ngày càng được ưa chuộng hơn.
Tổ chức Du lịch thế giới nhận định, đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, chữa bệnh, tâm linh sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch thay đổi rõ rệt. Những năm trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho dịch vụ cơ bản (ăn, uống, vận chuyển...) chiếm phần lớn.Hiện nay, tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho các dịch vụ (mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan giải trí...) tăng lên.
Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn cho rằng những xu hướng mới của du lịch toàn cầu đặt ra yêu cầu với các nhà quản lý, nhà đầu tư cần nhìn nhận, phân tích đúng tình hình, đưa ra giải pháp, phương án, cách vận hành phù hợp để phát triển ngành du lịch phù hợp với xu thế mới. Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá là một trong mười quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.Dự thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự báo đến năm 2025, du lịch Việt Nam sẽ đón 32 triệu lượt khách quốc tế.
Đến 2030, ngành du lịch nước ta sẽ đón 47 triệu lượt, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 9-11%/năm, đóng góp của du lịch vào GDP khoảng 14%. Như vậy, du lịch Việt Nam sẽ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào cuối thập kỷ tới.
Trước xu hướng phát triển mới của du lịch thế giới, các loại hình và sản phẩm du lịch phổ biến của Việt Nam chủ yếu vẫn mang tính truyền thống như tham quan, nghỉ dưỡng, lễ hội và tâm linh...Các sản phẩm du lịch của địa phương còn trùng lặp, chưa thật sự phong phú, đa dạng và chưa khai thác được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.
Một số đại biểu cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần phát triển một số loại hình và sản phẩm du lịch hiện đại để đáp ứng xu hướng nhu cầu của du khách.Trong đó, du lịch Việt Nam cần phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển kết hợp với tham quan, ngắm cảnh, chèo thuyền, du thuyền trên vịnh, lặn biển, lướt ván… ở vịnh Hạ Long, biển Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, Côn Đảo...
Bên cạnh đó là loại hình du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi, nhảy dù, dù lượn, chèo thuyền vượt thác, thám hiểm hang động... ở vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung - Tây Nguyên.
Du lịch chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền Việt Nam, tắm nước nóng, nước khoáng, ngâm thuốc Bắc, tắm bùn, ăn chay ở vùng rừng núi Tây Bắc, Đông Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi...
Theo Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội đồng khoa học (Hiệp hội Du lịch Việt Nam), một trong những xu hướng của du lịch thế giới hiện nay là ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ để phát triển du lịch thông minh.Điều này mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức đòi hỏi ngành du lịch phải vươn lên vượt bậc bằng các giải pháp hợp lý mà trước hết là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Hiện nay cả nước có hơn 1,3 triệu lao động trong ngành du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước.Trong đó chỉ 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang, khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ.
Chính vì thế, số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu vừa yếu nhưng số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại rất lớn.
Về ngoại ngữ, chỉ có khoảng 60% lao động trong ngành du lịch biết sử dụng ngoại ngữ, trong đó tiếng Anh là chủ yếu (42%), còn lại là tiếng Trung (5%), tiếng Pháp (4%) và một vài ngoại ngữ khác.Tuy nhiên, số lao động du lịch có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chiếm tỷ lệ còn thấp ( khoảng 15%).../.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng bá du lịch Việt Nam bằng công cụ video mang tên #HelloVietnam
11:54' - 13/06/2019
Ngày 13/6, tại Hà Nội, Tạp chí Du lịch (Tổng cục Du lịch) và TikTok-nền tảng video ngắn quốc tế chính thức khởi động chương trình quảng bá du lịch Việt Nam bằng công cụ video mang tên #HelloVietnam.
-
Kinh tế Việt Nam
Du lịch Việt Nam vẫn loay hoay định vị điểm đến
15:58' - 02/05/2019
“Về sản phẩm du lịch, chúng ta vẫn loay hoay định vị Việt Nam là điểm đến như thế nào. Từ trước tới nay, chúng ta vẫn định vị là điểm đến văn hóa, nếu vậy khách chỉ đến một lần".
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Ninh Thuận sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp bứt tốc phát triển
09:47'
UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp đầu năm 2025 nhằm chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Điện lực miền Bắc dự kiến đóng điện hơn 113 công trình năm 2025
18:27' - 17/01/2025
Trong đầu tư xây dựng lưới điện 110kV, Tổng công ty Điện lực miền Bắc phấn đấu hoàn thành khởi công 76 công trình và đóng điện 113 công trình, đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Tiktok lên kế hoạch đóng cửa tại Mỹ
08:48' - 17/01/2025
Tiktok, mạng xã hội có 170 triệu người dùng tại Mỹ thông báo kế hoạch đóng cửa hoàn toàn hoạt động tại Mỹ kể từ ngày 19/1 tới, nếu lệnh cấm do Quốc hội Mỹ thông qua được thực hiện theo đúng kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Hải Phòng đóng góp hơn 99% thu nội địa
18:03' - 16/01/2025
Tính đến nay, thành phố Hải Phòng có trên 23.000 doanh nghiệp đang hoạt động, các doanh nghiệp đóng góp khoảng 99,2% thu nội địa, đạt 49.668 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Airbus đặt mục tiêu năm 2017 sản xuất mỗi tháng 75 máy bay một lối đi
15:30' - 16/01/2025
Tổng giám đốc điều hành (CEO) của Airbus, ông Guillaume Faury, đã bày tỏ sự tự tin tuyệt đối vào mục tiêu sản xuất 75 máy bay một lối đi mỗi tháng vào năm 2027.
-
Doanh nghiệp
Tinh gọn bộ máy: Đảm bảo quyền lợi, chế độ, chính sách cho người lao động
14:50' - 16/01/2025
Do tính chất, đặc thù công việc ở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Tổng hợp Đà Nẵng nên khó phù hợp để sắp xếp nhân sự về cơ quan báo, đài thành phố.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Itochu của Nhật Bản sẽ mua 20% cổ phần của công ty bảo hiểm Thái Lan
12:50' - 16/01/2025
Tập đoàn thương mại Nhật Bản Itochu sẽ mua 20% cổ phần của công ty bảo hiểm phi nhân thọ Thaivivat Insurance của Thái Lan.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Algeria có nhu cầu tìm kiếm các nhà đầu tư Việt Nam
07:45' - 16/01/2025
Doanh nghiệp Algeria có nhu cầu tìm kiếm các nhà đầu tư Việt Nam để liên doanh, liên kết sản xuất giày dép, dệt may, dược phẩm, hóa chất nhằm phục vụ thị trường sở tại cũng như xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Gần 1.700 doanh nghiệp tham gia lễ hội mua sắm "Korea Grand Sale 2025"
07:39' - 16/01/2025
Lễ hội mua sắm "Korea Grand Sale 2025" của Hàn Quốc có sự tham gia của 1.680 doanh nghiệp hàng không, khách sạn, mua sắm, thực phẩm và đồ uống, quy mô lớn nhất kể từ lần đầu tổ chức vào năm 2011.