Đức cảnh báo làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 vào mùa Đông
Trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ 4 của đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu tạm lắng tại Đức, Viện Robert Koch (RKI) ngày 20/11 đã cảnh báo những nguy cơ từ làn sóng thứ 5 vào mùa Đông này, khi chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày xét trên 100.000 dân ở Đức hiện ở mức cao kỷ lục.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn lời Chủ tịch RKI Lothar Wieler cho biết để ngăn chặn những nguy cơ trong mùa Đông, cần phải nhanh chóng hành động với những biện pháp cứng rắn, kể cả đối với những người đã tiêm đầy đủ, bởi chỉ riêng việc tiêm phòng là chưa đủ để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.Tuy nhiên, ông Wieler cũng nêu rõ nếu không đạt đủ hạn ngạch tiêm chủng, đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục bùng phát trở lại sau làn sóng thứ 4 hiện nay. Ông nhấn mạnh: "Nếu không thành công trong việc giảm tiếp xúc và đẩy mạnh tiêm chủng, chúng ta sẽ phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 5 theo mô hình hiện nay".
Theo ông Wieler, xu hướng dịch bệnh trong mùa Đông phụ thuộc nhiều vào những gì diễn ra hiện nay. Ông cảnh báo cần ngay lập tức có hai sự điều chỉnh, gồm hạn chế tiếp xúc trên diện rộng ở Đức, cũng như tránh các lễ hội, sự kiện lớn trong không gian kín có đông người tham gia. Biện pháp hạn chế này có thể thấy rõ hiệu quả sau 2 tuần.
Lãnh đạo RKI ủng hộ cách hành động phòng ngừa, kể cả ở những bang chưa bị tác động mạnh bởi đại dịch. Theo ông, tại các bang có số lượng lây nhiễm thấp, biện pháp hạn chế tiếp xúc là cơ hội để duy trì số ca nhiễm thấp, trong khi với các bang có tỷ lệ nhiễm cao, thì đã là rất muộn để thực hiện biện pháp này.
Điều cần làm thứ hai, theo Chủ tịch RKI, là cần phải đẩy mạnh tiêm chủng tối đa, dù biện pháp này không tác động nhanh chóng tới số ca nhiễm mới như việc hạn chế tiếp xúc và phải cần tới 3-5 tuần để thấy rõ hiệu quả.Theo ông Wieler, vaccine là con đường thoát khỏi đại dịch, song điều đó không có nghĩa các biện pháp khác có thể hoàn toàn bị bỏ qua. RKI trước đó nhấn mạnh mục tiêu hạn ngạch tiêm chủng cần đạt được là ít nhất 85% dân số từ 12-59 tuổi và 90% đối với người trên 60 tuổi.
Tại Đức, sau bang Bayern, tới lượt Sachsen cũng đã "bật đèn xanh" cho việc áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm đẩy lùi dịch COVID-19 đang lan rộng ở bang miền Đông nước Đức này.Theo đó, kể từ ngày 22/11 tới, các cơ sở văn hóa, giải trí, thư viện, quán bar, các câu lạc bộ và vũ trường sẽ phải đóng cửa, trong khi những người chưa tiêm chủng tại các điểm nóng dịch bệnh (tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình 7 ngày/100.000 dân ở mức trên 1.000) sẽ phải tuân thủ lệnh giới nghiêm vào ban đêm.
Chợ Giáng sinh cũng sẽ bị đóng cửa, các quán ăn được mở tới 20 giờ và phải tuân thủ quy tắc 2-G (nới nóng với người đã tiêm, đã khỏi bệnh). Ngoài ra, các sự kiện lớn hay hội chợ thương mại cũng bị cấm.
Các trường nghệ thuật, âm nhạc phải đóng cửa, ngoại trừ các trường dành cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nơi làm việc phải áp dụng quy tắc 3-G (2-G cộng thêm xét nghiệm), các quy định này sẽ được áp dụng trước mắt cho tới ngày 12/12 tới.
Thủ hiến bang Sachsen Michael Kretschmer nhấn mạnh rằng cần phải thiết lập chiếc "đê chắn sóng", bởi những quy tắc như 2-G là chưa đủ. Theo ông, tự do vô trách nhiệm là chủ nghĩa vị kỷ, thay vào đó cần nhiều hơn nữa sự đoàn kết và tính tập thể.
Liên quan kế hoạch tiêm chủng, từ tuần tới, việc giao vaccine của Pfizer/BioNTech cho những điểm tiêm chủng ở Đức sẽ bị hạn chế nhằm đẩy mạnh việc chủng với vaccine Moderna. Cụ thể số lượng đặt vaccine của Pfizer/BioNTech tại các điểm tiêm chủng sẽ được giới hạn với 30 liều vaccine cho mỗi bác sĩ tiêm, trong các trung tâm tiêm chủng và đội tiêm chủng lưu động có thể đặt tối đa 1.020 liều/tuần.Trong khi đó, việc đặt vaccine Moderna là không giới hạn. Theo Bộ trưởng Y tế liên bang Jens Spahn, việc giới hạn cung cấp số lượng vaccine của Pfizer/BioNTech là để chuyển sang tăng cường sử dụng vaccine của Moderna sắp hết hạn sử dụng.
Bộ Y tế Đức cho rằng cần phải sử dụng vaccine của Moderna nhiều hơn để tiêm nhắc lại, nếu không từ giữa quý I/2022, vaccine Moderna đang được lưu trữ có nguy cơ hết hạn sử dụng.
Theo số liệu của RKI công bố sáng 20/11, trong 24 giờ qua ở Đức có tổng cộng 63.924 ca mắc mới COVID-19 và 248 ca tử vong. Tỷ lệ nhiễm mới trung bình 7 ngày/100.000 dân hiện lên tới 362,2, mức cao kỷ lục cho tới nay. Tỷ lệ này một ngày trước là 340,7 trong khi một tuần trước là 277,4 và tháng trước chỉ ở mức 80,4./.Tin liên quan
-
Tài chính
Thế giới đã chi bao nhiêu để ứng phó dịch COVID-19?
09:04' - 20/11/2021
Các biện pháp khuyến khích toàn cầu đã được ban hành để khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 lên tới 19.000 tỷ USD cả từ góc độ tài khóa và tiền tệ.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức đối mặt với “tình trạng khẩn cấp quốc gia”
08:59' - 20/11/2021
Các số liệu thống kê của Viện Robert Koch (RKI) cho biết hiện đã có hơn 1/4 số quận trên toàn quốc có tỷ lệ mắc trong 7 ngày qua vượt 500 ca/100.000 người và nhiều bệnh viện đang ở mức báo động.
-
Phân tích - Dự báo
Điều kiện cần để ASEAN duy trì tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19
06:30' - 20/11/2021
Các chuyên gia khuyến nghị khu vực ASEAN cần tập trung vào các cam kết thương mại và đầu tư mở, thúc đẩy sự bền vững và tăng cường chuyển đổi số.
-
Kinh tế tổng hợp
Mỹ mở rộng diện tiêm liều tăng cường vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna
21:41' - 19/11/2021
FDA đã thông qua việc sử dụng các vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna làm liều tiêm tăng cường cho tất cả những người từ 18 tuổi trở lên, sau khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2 tối thiểu 6 tháng.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức phản đối coi hạt nhân là năng lượng "bền vững"
11:27' - 18/11/2021
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà phản đối mọi kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) coi hạt nhân là năng lượng "bền vững".
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50'
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59'
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Đồng thuận đổi mới vì phát triển đất nước
20:51' - 27/06/2025
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV để lại ấn tượng sâu sắc với hàng loạt quyết sách lịch sử, thể hiện tinh thần đồng thuận chính trị và hành động quyết liệt vì sự phát triển bền vững của đất nước.