Đức chi gần 1.500 tỷ euro để ứng phó với dịch COVID-19
Bộ Tài chính Liên bang Đức ngày 18/10 cho biết việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay dự kiến sẽ tiêu tốn tổng cộng 1.446 tỷ euro từ ngân sách công trong năm 2020 và 2021.
Các nhóm chi tiêu bao gồm chi cho hệ thống y tế, mua sắm thiết bị vật tư y tế, các chương trình hỗ trợ và kích thích nền kinh tế, các khoản viện trợ quốc tế, cho các quỹ an sinh xã hội cũng như các khoản đảm bảo của nhà nước dưới dạng bảo lãnh, cho vay nhanh và dành cho kế hoạch của Chính phủ liên bang tham gia vào chương trình tái thiết châu Âu.
Cụ thể, trong năm 2020, Bộ Tài chính Đức dự kiến chi phí riêng cho Chính phủ liên bang là 400,4 tỷ euro. Ngân sách cho các bang và chính quyền địa phương sẽ tiêu tốn thêm 89 tỷ euro.
Ngoài ra, Bộ Tài chính dự báo mức chi nhiều hơn trong khi tình trạng giảm nguồn thu từ các quỹ an sinh xã hội sẽ khiến ngân sách tốn kém thêm khoảng 26,5 tỷ euro.
Trong năm 2021, Bộ Tài chính Đức dự tính ngân sách liên bang sẽ phải tiêu tốn 74 tỷ euro. Ngân sách của các bang và chính quyền địa phương cũng sẽ phải gánh thêm khoản chi 27,3 tỷ euro và 2,8 tỷ euro cho an ninh xã hội. Tổng cộng mức chi nêu trên của ngân sách là 619,9 tỷ euro.
Bên cạnh đó, các khoản bảo lãnh của nhà nước cho liên bang là 756,5 tỷ euro và cho các bang là 69,8 tỷ euro.
Trong khi đó, bất chấp những chương trình cứu trợ lớn của chính phủ, đại dịch COVID-19 vẫn tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế đầu tầu châu Âu cũng như thị trường lao động của nước này.
Theo dự báo của 4 viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Đức, gồm DIW (Berlin), Ifo (München), IfW (Kiel), IWH (Halle) và RWI (Essen), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong năm nay sẽ giảm trên 5,4% và tăng trở lại lần lượt là 4,7% và 2,7% trong năm 2021 và năm 2022.
Bộ Kinh tế Đức nhiều khả năng sẽ phải điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng dựa trên các đánh giá này. Chính phủ Đức hiện dự báo GDP năm 2020 giảm 5,8% và tăng trở lại 4,4% trong năm 2021.
Theo các nhà kinh tế, việc điều chỉnh dự báo tăng trưởng dựa trên thực tế phục hồi kinh tế diễn ra chậm hơn dự kiến, chủ yếu do không lường trước được hậu quả của đại dịch, đặc biệt liên quan tới các ngành dịch vụ.
Nguyên nhân thứ hai là sự yếu kém trong hoạt động đầu tư của các công ty trước những lo ngại về tác động của đại dịch tới chuỗi cung ứng và thị trường tiêu thụ.
Theo các nhà kinh tế, phải đến cuối năm 2022 nền kinh tế Đức mới có thể trở lại các mức như trước khi dịch bệnh xảy ra.
Liên quan tới thị trường lao động, các nhà nghiên cứu kinh tế nhận định tỷ lệ thất nghiệp ở Đức sẽ đứng ở mức từ 5,5-6% trong năm nay và năm tới.
Tính đến giữa năm nay đã có khoảng 820.000 việc làm bị mất do đại dịch, bất chấp các chương trình hỗ trợ người lao động, như trợ cấp làm việc theo thời gian ngắn giúp mức thu nhập của người lao động tương đối ổn định trong thời kỳ đại dịch.
Với các chương trình cứu trợ ứng phó với dịch COVID-19, các nhà kinh tế dự báo thâm hụt ngân sách trong năm nay của Đức sẽ lên tới mức kỷ 183 tỷ euro, và trong hai năm tới lần lượt là 118 tỷ euro và 92 tỷ euro./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Số ca tử vong do COVID-19 trong ngày tại Iran cao chưa từng thấy
21:14' - 19/10/2020
Ngày 19/10, Iran thông báo thêm 337 ca tử vong vì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, mức tử vong trong ngày cao nhất từng được ghi nhận tại quốc gia Trung Đông này.
-
Kinh tế tổng hợp
Dịch COVID-19: Nhiều nước ban bố tình trạng khẩn cấp và tái áp đặt lệnh giới nghiêm
19:05' - 19/10/2020
Trước chiều hướng xấu đi của tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong ngày 19/10, nhiều nước trên thế giới đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp và tái áp đặt lệnh giới nghiêm.
-
Kinh tế Thế giới
Phương thức nào giúp kinh tế thế giới xóa mờ “vết sẹo COVID-19”?
18:54' - 19/10/2020
Trong dự báo mới nhất, IMF cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới sẽ giảm 4,4% trong năm nay, ít hơn dự báo giảm 5,2% đưa ra hồi tháng 6.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09'
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.