Đức: Hoạt động xây dựng khu dân cư đang "rơi tự do"
Văn phòng Thống kê liên bang (Destatis) ngày 25/4 cho rằng cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực nhà ở của Đức đang ngày càng trầm trọng, với lượng đơn đặt hàng mới trong dự án xây dựng đã giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Tim Oliver Mueller, Giám đốc điều hành của Hiệp hội ngành xây dựng Đức, cho biết hoạt động xây dựng khu dân cư đang "rơi tự do" trong bối cảnh chi phí xây dựng tăng vọt đang khiến các dự án trở nên kém hiệu quả.Sự sụt giảm trong hoạt động xây dựng cũng được phản ánh qua sự sụt giảm các đơn đặt hàng mới trong toàn ngành xây dựng, ghi nhận giảm 15,4% so với cùng kỳ trong tháng 2. Trong khi đó, doanh số bán hàng của ngành chỉ giảm 6,8%.
Giám đốc điều hành Liên đoàn Xây dựng Đức (ZDB) Felix Pakleppa kêu gọi các ngân hàng sớm đưa ra các điều kiện cấp vốn đơn giản và rõ ràng để đáp ứng nhu cầu nhà ở đang gia tăng.
Destatis cho biết do lãi suất và chi phí vật liệu tăng lên, số lượng giấy phép xây dựng ở Đức đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp vào tháng 2 vừa qua. Chỉ có 22.300 ngôi nhà mới được cấp phép xây dựng, ít hơn 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022, Đức một lần nữa bỏ lỡ mục tiêu xây mới 400.000 ngôi nhà mỗi năm. Số lượng người nhập cư kỷ lục đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nhà ở tại Đức.Theo số liệu chính thức, hơn 1,4 triệu người đã đến nước này vào năm ngoái, chủ yếu là từ Ukraine. Hệ quả là dân số tại Đức đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 84,3 triệu người./.
- Từ khóa :
- Đức
- khủng hoảng nhà ở của Đức
Tin liên quan
-
Bất động sản
Giá nhà tại Đức tăng mạnh nhất trong 20 năm
07:33' - 02/10/2021
Theo số liệu công bố ngày của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, giá nhà tại nước này tăng kỷ lục trong quý II/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản đặt kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW
14:50' - 09/05/2025
Các doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng Nghị quyết 68 mở ra cơ hội thay đổi toàn diện cơ chế định giá. Khi triển khai đồng bộ, minh bạch sẽ là cải tổ toàn diện cơ chế định giá đất trong thời gian tới.
-
Bất động sản
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp chủ động tham gia phát triển nhà ở xã hội
13:15' - 09/05/2025
Tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội sẽ được rút ngắn đáng kể so với quy định hiện hành. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động tham gia vào phân khúc nhà ở xã hội,
-
Bất động sản
Bố trí đủ kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá đất đai ở địa phương
12:47' - 09/05/2025
Các địa phương cần sử dụng kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất, chất lượng đất và tiềm năng đất đai làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất các cấp.
-
Bất động sản
Cần Thơ sớm ban hành giá đất làm cơ sở cho thu ngân sách
21:48' - 07/05/2025
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương tham mưu cho UBND thành phố sớm có bảng giá đất.
-
Bất động sản
Phân quyền mạnh, giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
19:30' - 07/05/2025
Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội được Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Bất động sản
Nhiều doanh nghiệp tìm cơ hội đầu tư nhà ở xã hội
16:11' - 07/05/2025
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Hoàng Giang cho biết, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều chủ trương, chính sách để thu hút nhà đầu tư triển khai các dự án xã hội.
-
Bất động sản
Hải Dương sẽ hoàn thành 576 căn nhà ở xã hội trong năm 2025
10:42' - 07/05/2025
Theo UBND tỉnh Hải Dương, từ năm 2025 đến năm 2030, Hải Dương phấn đấu xây dựng được 15.281 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích sàn khoảng trên 1,1 triệu m2.
-
Bất động sản
Không tạo khoảng trống pháp lý, ảnh hưởng đến người sử dụng đất
19:22' - 06/05/2025
Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố theo Đề án, sẽ xuất hiện tình trạng trong phạm vi của tỉnh, thành phố sau thực hiện sáp nhập có sự không thống nhất đối với một số quy định cụ thể.
-
Bất động sản
Dòng tiền đầu tư có xu hướng vào bất động sản
15:32' - 05/05/2025
Một số chủ đầu tư tập trung phát triển sản phẩm liền kề, nhà phố với tổng thành thấp hơn so với biệt thự nhằm thu hút nhiều nguồn cầu hơn.