Đức: Tranh cãi xung quanh đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu lên 67-69
Việc Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank kêu gọi mọi người hãy làm việc đến 69 tuổi đã gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt ở nền kinh tế hàng đầu châu Âu, khi các chính trị gia lên tiếng phản đối, còn các nhà phân tích bày tỏ sự ủng hộ.
Ý tưởng nâng tuổi nghỉ hưu được nêu trong báo cáo tháng này của Bundesbank, trong đó lưu ý rằng với tình hình ngân sách dành cho lương hưu hiện là thỏa đáng, không nên quên một thực tế là phải có những thay đổi để đảm bảo sự bền vững của hệ thống lương hưu.
Ngân hàng này đề xuất việc từng bước tăng dần tuổi nghỉ hưu, hiện trong lộ trình tăng từ 65 lên 67 vào năm 2029, lên 69 tuổi vào năm 2060.
Với tình trạng dân số đang già hóa nhanh chóng, tuổi thọ của người Đức hiện là 78 với nam và 83 với nữ, và chắc sẽ còn tiếp tục tăng.
Tuổi nghỉ hưu thực tế của người Đức hiện là 62 mặc dù đang có xu hướng tuổi về hưu sẽ càng muộn hơn.
Điều này có nghĩa họ cần được cấp lương hưu trong khoảng hai thập niên, trong khi bộ phận dân số đang làm việc là nguồn chi trả cho lương hưu sẽ giảm dần khi dân số già đi nhanh chóng.
Bundesbank đã đưa ra đề xuất về độ tuổi nghỉ hưu là 69 tuổi vào năm 2009 và nhắc lại con số này trong tuần trước, khi muốn góp tiếng nói trong cuộc tranh luận và kêu gọi các chính trị gia có một tầm nhìn dài hạn hơn.
Các đảng phái chính trị đang khởi động cho các cuộc bầu cử trong năm tới được cho là sẽ coi lương hưu là chủ đề chính trong các cuộc vận động.
Bộ trưởng Kinh tế, kiêm Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel ngay lập tức đã chỉ trích ý tưởng đó, cho rằng công nhân nhà máy, người bán hàng, y tá hay các điều dưỡng viên sẽ không ủng hộ nó.
Đảng Dân chủ Xã hội của ông kiên quyết phản đối ý tưởng tăng tuổi nghỉ hưu lên cao hơn.
Đối với đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Thủ tướng Angela Merkel, vấn đề thậm chí không được nêu lên, 67 được khẳng định là tuổi nghỉ hưu thích hợp.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế ủng hộ Bundesbank và thậm chí một số còn cho rằng 69 còn là ngưỡng thấp trong độ tuổi nghỉ hưu được dự báo.
Theo các ước tính của nhóm tư vấn kinh tế IW Institute, người Đức cần phải làm việc cho đến 73 tuổi nếu họ muốn nhận được lương hưu ở mức như hiện nay.
Theo Chủ tịch IW Michael Huether, điều mà Bundesbank đang nói tới thực sự liên quan đến những người sinh sau năm 1995, tức là hiện chỉ 20 tuổi, không phải là về những người hiện đang làm việc.
Axel Boersch-Supan, một nhà kinh tế ở Viện Max Planck, cho rằng tuổi nghỉ hưu nên gắn với tuổi thọ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức bác đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu lên 69
10:01' - 16/08/2016
Ngày 15/8, Chính phủ Đức đã bác đề nghị của Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) về nâng tuổi nghỉ hưu lên 69 tuổi kể từ năm 2060 trong nỗ lực giảm tải cho hệ thống phúc lợi nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Về kịch bản Nga tăng độ tuổi nghỉ hưu
20:45' - 29/05/2016
Hệ thống lương hưu của Nga đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính ngày càng tăng và cần phải được khắc phục,
-
Kinh tế Thế giới
Đức duy trì chính sách "thắt lưng buộc bụng"
17:47' - 06/03/2016
Đức đã đạt được cân bằng ngân sách trong những năm gần đây, không phát sinh nợ mới và điều này là cần thiết với một nước có dân số già như Đức
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.