Duyên hải miền Trung có tiềm năng trở thành trung tâm logistics cấp vùng
Ngày 9/12, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo tham vấn về nghiên cứu phát triển vận tải và logistics khu vực duyên hải miền Trung.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang cho biết, thời gian qua Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai đồng bộ các nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển dịch vụ vận tải, logistics và bước đầu đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Về logistics, chỉ số hoạt động logistics (LPI) 2018 của Việt Nam được xếp hạng 39/160 nước tham gia điều tra, tăng 25 bậc so với hạng 64/160 của năm 2016. Đặc biệt, tất cả 6 tiêu chí đánh giá LPI đều tăng vượt bậc và trong khu vực ASEAN, chỉ số LPI của Việt Nam xếp thứ 3 sau Singapore và Thái Lan. Đối với chính sách quản lý nhà nước về dịch vụ vận tải và logistics, đến nay dần từng bước hoàn thiện, tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp như: Đẩy mạnh phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; chủ động hội nhập, hợp tác phát triển năng lực vận tải quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu… Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang nhấn mạnh, vùng duyên hải miền Trung có vị trí chiến lược nằm giữa trục đường từ Bắc vào Nam, có tiềm năng trở thành trung tâm logistics cấp vùng, kết nối Hành lang kinh tế Bắc - Nam và Hành lang kinh tế Đông - Tây.“Để cải thiện hiệu quả hoạt động logistics của vùng duyên hải miền Trung, nhiệm vụ cấp thiết là phải phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông như: đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay, các cảng nội địa (ICD), bến xe tải và trung tâm dịch vụ logistics... Đồng thời, xây dựng những chính sách tạo thuận lợi cho kết nối các phương thức vận tải, vận tải qua biên giới…”, ông Nguyễn Xuân Sang chia sẻ.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong trung và dài hạn là làm thế nào để duy trì mức độ ngoại thương cao và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI chất lượng cao nhằm hỗ trợ các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Trong bối cảnh này, việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics có ý nghĩa và hiệu quả vô cùng quan trọng để Việt Nam duy trì khả năng cạnh tranh thương mại và đầu tư. Chi phí logistics của Việt Nam ở mức gần 20% GDP đang cộng thêm vào chi phí giao dịch của các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng của Việt Nam. Do đó, rất cần ưu tiên phát triển logistics trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.
Vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam sở hữu các cảng biển nước sâu, mạng lưới các sân bay mới và hệ thống đường sắt. Nhờ vậy, có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm logistics cấp quốc gia và khu vực, kết nối Hành lang kinh tế Bắc - Nam, Hành lang kinh tế Đông - Tây của Việt Nam và Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). “Nghiên cứu do ADB hỗ trợ xác định các biện pháp phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông cũng như khuôn khổ thể chế nhằm khuyến khích các dịch vụ hậu cần hiệu quả, nhanh chóng và an toàn trong khu vực.”, ông Andrew Jeffries chia sẻ. Tại Hội thảo, ông Phạm Thanh Tùng, Tư vấn cao cấp ADB cho biết: "Nghiên cứu về khung phát triển vận tải và logistics ở vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam” (Nghiên cứu) được thực hiện nhằm đánh giá tình hình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và logistics, kế hoạch phát triển và các hoạt động cần triển khai tại khu vực miền Trung.Đồng thời, xem xét một cách thận trọng để tăng cường vận tải qua biên giới và vận tải đa phương thức tại khu vực miền Trung, xác định các dự án phát triển giao thông vận tải và logistics để ADB có thể hỗ trợ.
Phạm vi nghiên cứu là chuẩn bị khung phát triển logistics và danh mục ban đầu của các dự án tiềm năng về phát triển logistics; trong đó chú trọng tới nâng cấp hạ tầng, các khu vực cần nâng cao hoạt động dịch vụ logistics và các biện pháp phát triển mạng lưới logistics tích hợp phục vụ cho các tỉnh cũng như cho toàn bộ khu vực.Cùng đó là các biện pháp để tăng cường dịch vụ giao thông vận tải và logistics tiết kiệm năng lượng; nâng cao thuận lợi thương mại; cải tiến các quy định và thể chế; các mô hình sáng kiến về tài chính.
Trên cơ sở các kết quả khảo sát, nghiên cứu, Báo cáo cuối kỳ của Nghiên cứu đã kiến nghị các giải pháp quan trọng để phát triển vận tải và logistics khu vực. Theo đó, nâng cao mạng lưới logistics với việc phát triển một cảng nước sâu quy mô lớn, bố trí hệ thống đa cảng biển và nhiều cổng ra vào; tiến hành cải tạo và nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay; thúc đẩy phát triển cảng cạn, trung tâm logistics, các bãi xe tải và cơ sở logistics; chuyển dịch phương thức vận tải từ đường bộ sang hàng hải và đường sắt; cải thiện các quy định và thể chế trong lĩnh vực này… Báo cáo cũng đề xuất một số hoạt động cần thiết để cải thiện vận tải và logistics tại khu vực miền Trung như: bố trí thêm các ga tránh và ga hàng hóa; gấp rút phát triển thêm cảng container mới tại khu vực này do cảng Đà Nẵng (Tiên Sa) sắp vượt ngưỡng năng lực cảng...Đồng thời, xây dựng đường cao tốc nối với các cảng biển nhằm thúc đẩy có hiệu quả vận tải tuyến hành lang Đông - Tây và hỗ trợ các nhà vận chuyển/chủ hàng chọn được cảng biển thuận tiện cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Phát triển cảng cạn và trung tâm logistics gắn kết chặt chẽ với cảng biển, sân bay, hệ thống đường bộ cao tốc và đường sắt cũng như sớm đầu tư xây dựng ga hàng hóa cảng hàng không để phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng…./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai tận dụng lợi thế phát triển dịch vụ logistics
12:14' - 07/12/2020
Là địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh các ngành kinh tế; trong đó có dịch vụ logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo "bước nhảy" cho dịch vụ logistics
14:16' - 26/11/2020
Các doanh nghiệp tăng cường áp dụng thành tựu của cuộc CMCN 4.0 trong các dịch vụ logistics như: ứng dụng công nghệ blockchain; ứng dụng công nghệ in 3D nhằm giảm thiểu thời gian lưu kho và sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Top10 công ty uy tín ngành logistics năm 2020
16:10' - 24/11/2020
Các công ty được đánh giá và xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính là năng lực tài chính; uy tín truyền thông và kết quả khảo sát nghiên cứu.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở đầu kết nối logistics thông minh trong khu vực ASEAN
19:52' - 14/11/2020
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã bấm nút khởi động Mạng lưới Logistics thông minh ASEAN với dự án đầu tiên “Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc (SuperPort)”
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.