EC tham vấn về chính sách thương mại sau đại dịch COVID-19
Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ tại châu Âu (EACC), Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã khởi động chương trình đánh giá sâu rộng về chính sách thương mại của Liên minh châu Âu (EU), trong đó có sự tham vấn từ Nghị viện châu Âu, các quốc gia thành viên, các bên liên quan và xã hội dân sự.
Mục tiêu của EC là nhằm xây dựng sự đồng thuận liên quan đến định hướng chính sách thương mại của EU trong trung hạn, để ứng phó với nhiều thách thức toàn cầu mới, trong đó có tính đến các bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng COVID-19. EC cho rằng, một EU mạnh cần một chính sách thương mại và đầu tư mạnh mẽ để hỗ trợ phục hồi kinh tế, tạo việc làm, bảo vệ các công ty châu Âu trước các hành vi không công bằng ở cả bên trong lẫn bên ngoài, đồng thời đảm bảo sự gắn kết với các ưu tiên rộng lớn hơn trong các lĩnh vực như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, nền kinh tế kỹ thuật số và an ninh. Ông Valdis Dombrovskis, Phó Chủ tịch điều hành của EC về Một nền kinh tế Hoạt động vì Người dân, cho biết: “Để giúp khắc phục thiệt hại kinh tế và xã hội do đại dịch COVID-19 gây ra, truyền động lực cho sự phục hồi châu Âu, bảo vệ và tạo việc làm, gần đây chúng tôi đã đề xuất một kế hoạch để phục hồi cho châu Âu dựa trên việc khai thác toàn bộ tiềm năng ngân sách EU.EU là siêu cường thương mại thế giới. Thương mại mở và dựa trên quy tắc sẽ đóng góp đáng kể vào sự phục hồi toàn cầu. Chúng tôi cần đảm bảo rằng chính sách thương mại phục vụ công dân và công ty của châu Âu. Do đó, chúng tôi triển khai đánh giá chính sách thương mại để điều chỉnh cách tiếp cận của EU đối với thương mại toàn cầu tại thời điểm quan trọng này”.
Về phần mình, Ủy viên Thương mại EU Phil Hogan cho rằng, hiện dịch COVID-19 đang định hình lại thế giới và chính sách thương mại của EU phải thích nghi để có hiệu quả hơn trong việc theo đuổi các lợi ích châu Âu. Do đó, EU cần tham vấn quan điểm của công dân và các bên liên quan để giúp khối này phát triển chính sách thương mại của mình đối với giai đoạn hậu COVID-19.EU muốn chính sách của mình tiếp tục mang lại lợi ích cho người dân và các công ty châu Âu, củng cố tham vọng lãnh đạo toàn cầu trong một loạt lĩnh vực, nhưng cũng có cách tiếp cận cứng rắn hơn để tự vệ trước các hành động thù địch hoặc lạm dụng. EU phải duy trì thương mại tự do và công bằng, được củng cố bởi các quy tắc phù hợp cả trong EU và toàn cầu.
Theo EC, kết quả của cuộc tham vấn trên sẽ được công bố vào cuối năm nay, bao gồm tất cả các chủ đề liên quan đến chính sách thương mại của EU, với trọng tâm đặc biệt là: Xây dựng một nền kinh tế EU bền vững và linh hoạt sau đại dịch COVID-19; Cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Tạo cơ hội kinh doanh toàn cầu cho các doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tối đa hóa sự đóng góp của chính sách thương mại để giải quyết các thách thức toàn cầu quan trọng như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững hoặc chuyển đổi kỹ thuật số; Tăng cường mối quan hệ thương mại và đầu tư với các đối tác thương mại quan trọng; Cải thiện sân chơi bình đẳng và bảo vệ doanh nghiệp cũng như công dân EU./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Phó Chủ tịch JETRO đánh giá cao chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam
10:18' - 27/04/2020
Về xuất khẩu, năm 1986, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa bằng 1/10 của Malaysia hay Thái Lan. Tuy nhiên, vào năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên hơn 240 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thương mại của Mỹ khiến cuộc khủng hoảng COVID-19 thêm trầm trọng?
05:00' - 29/03/2020
Không khó hiểu khi vấn đề thương mại ít được ưu tiên khi dịch COVID-19 đang hoành hành, nhưng điều quan trọng là các chính sách thương mại phải không làm cho tình hình khủng hoảng thêm trầm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.