Chính sách thương mại của Mỹ khiến cuộc khủng hoảng COVID-19 thêm trầm trọng?
Theo phân tích của tạp chí World Politics Review, có thể thấy việc nhiều nước đưa ra lệnh cấm xuất khẩu trang thiết bị y tế khiến tình trạng thiếu thốn những thiết bị này ở những nơi cần nhất (như Italy) trở nên nghiêm trọng thêm.
Còn ở Mỹ, các chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhất là các chính sách thuế quan, dường như được cài sẵn ở chế độ tự động, ngay cả khi những chính sách này đang cản trở nỗ lực chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và có thể cản trở cả kế hoạch phục hồi kinh tế trong tương lai.Khi đại dịch này lan ra toàn cầu và số ca nhiễm đã vượt quá khả năng các hệ thống y tế có thể đối phó, có đến hơn 20 nước, bao gồm cả Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên trong Liên minh châu Âu (EU), đã quyết định hạn chế xuất khẩu đồ bảo hộ như khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ. Mặc dù EU được coi là thị trường chung không có rào cản thương mại, các nước như Cộng hòa Czech, Pháp và Đức hồi đầu tháng Ba vẫn hạn chế xuất khẩu một số đồ trang thiết bị y tế nhất định, kể cả là xuất khẩu sang các nước châu Âu khác.Để giảm sức ép căng thẳng do tình trạng hạn chế thương mại ngay bên trong khối các nước thành viên, lãnh đạo EU cuối cùng đã nhất trí cho các nước thành viên hạn chế xuất khẩu trang thiết bị y tế ra các nước khác trên thế giới. Liền ngay sau đó, Đức đã bãi bỏ quy định phải có giấy phép của chính phủ mới được xuất khẩu đồ bảo hộ cho các nước trong EU, nhưng quy định này không áp dụng đối với các nước khác trên thế giới.Tuy nhiên, rất ít nước tự sản xuất đủ tất cả trang thiết bị cần dùng trong thời kỳ đại dịch. Và các công ty sản xuất những thiết bị công nghệ cao như máy thở thường phải dựa vào các chuỗi cung ứng với sự tham gia của rất nhiều nước khác nhau. Do đó quy định hạn chế xuất khẩu, nếu áp dụng rộng rãi, có thể dễ dàng phản tác dụng do các chuỗi cung ứng toàn cầu không thể vận hành. Trong khi đó, nhiều nước nghèo và dễ tổn thương nhất trên thế giới hiện phụ thuộc vào trang thiết bị y tế nhập khẩu từ EU.Một số nước lý giải họ hạn chế xuất khẩu để cân đối lại giá cả nhưng rõ ràng việc cấm xuất khẩu không thể giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả. Bên cạnh việc tính toán lại giá cả, chính phủ các nước nên tìm cách khuyến khích sản xuất và cùng hợp tác với các nước khác để đảm bảo nguồn cung trang thiết bị y tế cho những nơi cần nhất.Hợp tác như vậy sẽ giúp các chính phủ thông qua chính sách xuất khẩu khi trong nước không cần nhiều trang thiết bị y tế và cũng có thể nhập khẩu dễ dàng khi cần. Phối hợp và hợp tác là hai vấn đề cấp thiết đối với các nước trong bối cảnh đại dịch hiện nay bởi không nước nào an toàn tuyệt đối trừ khi tất cả cùng an toàn.Trong khi đó, tại Mỹ, Nhà Trắng lặng lẽ giảm thuế quan áp lên một số mặt hàng trang thiết bị y tế nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng động thái đó chỉ được đưa ra khi dịch bệnh đã bùng phát và nhu cầu đối với những sản phẩm đó chắc chắn sẽ tăng lên.Năm ngoái, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã áp thuế quan 25% lên trang thiết bị y tế nhập khẩu, bao gồm cả dung dịch rửa tay sát khuẩn, nhiệt kế (cặp nhiệt độ) và thiết bị đo nồng độ oxy. Washington cũng đánh thuế 15% lên rất nhiều mặt hàng bảo hộ cá nhân mà đó chính là những thứ giờ đây nước Mỹ đang thiếu trầm trọng, như khẩu trang và quần áo bảo hộ. Năm nay, thuế của những mặt hàng này đã giảm xuống 7,5% sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Giữa tháng Ba, Chính quyền Mỹ đã thông báo ngừng đánh thuế một số mặt hàng này trong vòng một năm. Nhưng tới thời điểm đó, Trung Quốc đã bán các mặt hàng này cho các thị trường khác, và bởi EU cùng một số nước cung ứng khác hạn chế xuất khẩu nên nguồn cung trang thiết bị y tế lại trở nên khan hiếm và đắt đỏ.Ông Robert Lighthizer, Đại diện thương mại Mỹ vẫn tán thành việc tăng thuế nhập khẩu máy bay Airbus như kế hoạch Mỹ đã định từ trước, có hiệu lực vào ngày 18/3. Tuy nhiên, quyết định đó hiện không mang lại nhiều ý nghĩa, bởi ngành hàng không đang hoàn toàn tê liệt. Tuy nhiên, quyết định đó sẽ khiến các hãng hàng không gặp thêm nhiều khó khăn sau này khi họ hoạt động trở lại. Và quyết định này cũng làm mất cơ hội hợp tác với châu Âu. Các quan chức thương mại Mỹ gần đây vẫn tuyên bố rằng ngày 1/6 sẽ là ngày Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada có hiệu lực sau khi nghị viện Canada đã phê chuẩn hiệp định này. Thậm chí trước cả khi phải tạm ngừng hoạt động vì dịch COVID-19, ba hãng chế tạo ô tô lớn của Mỹ là General Motors, Ford và Fiat Chrysler đều đề nghị có thêm thời gian để thực hiện những quy định mới về nguồn gốc sản xuất như yêu cầu trong hiệp định và tránh gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, văn phòng thương mại của ông Lighthizer chưa có phản ứng gì liên quan đến vấn đề này./.Hải Vân (P/v TTXVN tại New York)Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Số người nộp đơn trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ tăng kỷ lục do dịch COVID-19
20:47' - 26/03/2020
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 26/3, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của người dân Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 21/3 là 3,28 triệu đơn, tăng mạnh so với chỉ 282.000 đơn của tuần trước.
-
Chứng khoán
Thượng viện Mỹ thông qua gói hỗ trợ 2.000 tỷ USD: Khối ngoại giảm bán ròng
16:56' - 26/03/2020
Điểm tích cực là việc khối ngoại đã giảm mạnh giá trị bán ròng cổ phiếu sau khi bán ròng hàng trăm tỷ đồng liên tiếp mỗi phiên giao dịch trong thời gian gần đây.
-
Phân tích doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp lớn tại châu Mỹ tham gia sản xuất thiết bị y tế
16:39' - 26/03/2020
Hiện các sản phẩm y tế, đặc biệt là khẩu trang đang trở nên khan hiếm tại Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới khi số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: "Khai quật" 5.000 khẩu trang bị lãng quên tại Mỹ
15:40' - 26/03/2020
Khan hiếm khẩu trang trong thời kỳ đại dịch COVID-19 là vấn đề nan giải mà nhiều nước gặp phải khi dịch đột ngột bùng phát và lây lan nhanh chóng. Mỹ - cường quốc số 1 thế giới, cũng không ngoại lệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UAE bác tin cấp thị thực vàng cho nhà đầu tư tiền kỹ thuật số
13:28'
UAE vừa ra tuyên bố chung bác bỏ thông tin lan truyền trên không gian mạng về việc cấp thị thực vàng cho các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị Mỹ miễn phí nhập cảng đối với tàu chở ô tô
12:26'
Hàn Quốc đã gửi văn bản cho Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ về phí nhập cảng với tàu chở ô tô được đóng tại nước ngoài, nhằm ngăn chặn sự thống trị của ngành đóng tàu và vận tải biển Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
12:12'
Tuyên bố chung cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ đe dọa đến thương mại toàn cầu, ám chỉ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump công kích đảng mới của tỷ phú Elon Musk
12:11'
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đồng minh cũ của mình là ông Elon Musk đứng ra thành lập một đảng chính trị mới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục cảnh báo các nước chưa đạt thỏa thuận thuế quan
07:39'
Giới đầu tư toàn cầu chuẩn bị bước sang tuần có thời hạn chót về đàm phán thuế quan của Mỹ khi quãng thời gian tạm hoãn áp thuế 90 ngày sẽ chính thức hết hạn vào ngày 9/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.