EU chia rẽ đối với lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga
Tuy nhiên, một số nước thành viên EU ngỏ ý không tham gia lệnh cấm vận dầu mỏ này.
Phát biểu với hãng tin AFP, một số quan chức EU và các nhà ngoại giao châu Âu khẳng định đang có sự chia rẽ về kế hoạch trên. Dự kiến, các đại sứ của 27 nước thành viên EU sẽ gặp nhau trong ngày 4/5 để xem xét kế hoạch này. Để có hiệu lực, kế hoạch cần nhận được sự nhất trí của toàn bộ 27 nước thành viên.
Ủy ban châu Âu đề xuất các nước sẽ thực hiện từng bước lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong vòng từ 6-8 tháng. Hungary và Slovakia được phép thực hiện điều này chậm hơn vài tháng. Tuy nhiên, giống như Hungary, Slovakia phụ thuộc gần như 100% vào nguồn dầu thô của Nga chảy qua đường ống Druzbha, do đó nước này cho rằng cần vài năm mới có thể thực hiện lệnh cấm này.
Theo Slovakia, các nhà máy lọc dầu của nước này được thiết kế để xử lý dầu của Nga, vì vậy sẽ phải điều chỉnh hoặc thay thế gần như hoàn toàn khi nhập khẩu dầu từ nơi khác. Đây là quá trình tốn kém và lâu dài.
Một số quan chức EU giấu tên khác cho rằng Bulgaria và CH Séc cũng có thể tìm cách không áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Một nhà ngoại giao châu Âu cảnh báo việc cấp quy chế miễn trừ cho 1 hoặc 2 nước phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt của Nga có thể gây ra hiệu ứng domino yêu cầu việc miễn trừ, gây ảnh hưởng tới lệnh cấm vận.
Trong khi đó, cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Rome, Thủ tướng Italy Mario Draghi tuyên bố nước này sẽ tiếp tục ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, ủng hộ việc Ukraine gia nhập EU, song sẵn sàng tìm ra giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột.
Phát biểu trước Nghị viện châu Âu tại Strasbourg, Thủ tướng Draghi nêu rõ: "Italy dự định triển khai tất cả biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh của mình và châu Âu. Chúng tôi ủng hộ các biện pháp trừng phạt mà EU đã quyết định áp đặt đối với Nga, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực năng lượng”.
Cũng trong ngày 3/5, phát biểu với báo giới tại Copenhagen, sau cuộc gặp với người đồng cấp Đan Mạch Mette Frederiksen, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi tìm ra giải pháp ngoại giao đối với cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Quan chức Đức nhận định về dầu mỏ Nga
16:41' - 02/05/2022
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố Berlin sẵn sàng ủng hộ lệnh cấm vận từng bước của toàn Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.
-
Hàng hoá
EU dự kiến đề xuất lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga theo từng bước
13:15' - 02/05/2022
Liên minh châu Âu (EU) sẽ đề xuất một lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga theo từng bước như một phần của đợt trừng phạt mới nhằm vào Moskva liên quan tới chiến dịch quân sự tại Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
EU có thể áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ Nga vào cuối năm 2022
21:14' - 01/05/2022
Sau những cuộc thảo luận giữa Ủy ban châu Âu và các nước thành viên EU, các nhà ngoại giao của cho biết, EU có kế hoạch áp đặt lệnh cấm đối với hoạt động nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vào cuối năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
EU muốn giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga vào cuối năm nay
15:08' - 26/04/2022
Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga vào cuối năm nay và tiến tới chấm dứt hoàn toàn vào cuối năm 2027.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16' - 04/04/2025
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02' - 04/04/2025
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19' - 04/04/2025
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.