EU công bố dự thảo luật mới siết chặt quản lý các "ông lớn" công nghệ
Ngày 15/12, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức công bố các dự thảo luật nhắm vào những “gã khổng lồ” công nghệ như Google, Amazon và Facebook – vốn bị Brussels coi là mối nguy đối với sự cạnh tranh trên thị trường công nghệ của khối này.
Theo đó, một bộ quy tắc có tên Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) nhắm đến những “người giữ cổng của thị trường trực tuyến” – chỉ các công ty đạt doanh thu hàng năm trên 6,5 tỷ euro ở châu Âu trong ba năm qua, có giá trị thị trường 65 tỷ euro và cung cấp một dịch vụ nền tảng cốt lõi ở ít nhất ba quốc gia EU, bên cạnh một số tiêu chí khác.
Đạo luật trên đặt ra một danh sách những yêu cầu với các công ty, chẳng hạn như họ phải chia sẻ một số loại dữ liệu nhất định với các đối thủ và cơ quan quản lý.
Cùng với đó là những điều bị hạn chế, bao gồm việc các công ty phải ngừng ưu tiên các dịch vụ riêng trên nền tảng của mình.
Đạo luật cũng kêu gọi áp mức phạt lên đến 10% doanh thu toàn cầu hàng năm cho các công ty không tuân thủ, hoặc thậm chí yêu cầu chia tách hoạt động kinh doanh như là một phương sách cuối cùng.
Những “người gác cổng” cũng sẽ được yêu cầu báo cáo các thương vụ mua bán - sáp nhập cho các cơ quan chức năng, nhằm ngăn chặn các vụ mua lại để "triệt tiêu" các đối thủ của những công ty công nghệ lớn.
Bộ quy tắc thứ hai là Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) cũng nhắm mục tiêu đến các nền tảng trực tuyến lớn có hơn 45 triệu người dùng.
Những nền tảng này phải tìm cách giải quyết các nội dung bất hợp pháp, tránh việc lạm dụng nền tảng nhằm vi phạm các quyền cơ bản của người dùng, kiểm soát việc cố ý thao túng nền tảng để ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và sức khỏe cộng đồng, cùng một số yêu cầu khác.
Nếu không đáp ứng, các công ty sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 6% doanh thu toàn cầu.
Các công ty cũng sẽ phải hiển thị chi tiết về quảng cáo chính trị trên nền tảng của họ, cùng các thông số mà thuật toán sử dụng để đề xuất và xếp hạng thông tin.
Theo các nguồn thạo tin, những “đại gia” sẽ phải chịu quản lý chặt chẽ hơn bao gồm Facebook, Google, Amazon, Apple, Microsoft và SnapChat của Mỹ, Alibaba và Bytedance của Trung Quốc, Samsung của Hàn Quốc và Booking.com của Hà Lan.
Hai dự thảo luật sẽ trải qua một quá trình phê chuẩn lâu dài và phức tạp, với 27 quốc gia của EU, Nghị viện châu Âu và cuộc vận động hành lang mạnh mẽ của các công ty cùng hiệp hội thương mại đều sẽ có ảnh hưởng đến bản thảo luật cuối cùng.
Theo giới quan sát, sẽ còn phải mất nhiều tháng thậm chí nhiều năm nữa để hai dự luật trên chính thức được luật hóa.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng cảnh báo việc siết chặt quản lý của EU có nguy cơ làm gia tăng bất đồng với Washington, vốn đã xấu đi vì nỗ lực đánh thuế các công ty công nghệ Mỹ của Brussels./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Mỹ yêu cầu các tập đoàn công nghệ cung cấp thông tin về việc thu thập dữ liệu
09:12' - 16/12/2020
Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) của Mỹ ngày 14/12 đã gửi các sắc lệnh đến Amazon, Facebook, Twitter, YouTube và các tập đoàn công nghệ khác, yêu cầu cung cấp thông tin về việc thu thập dữ liệu.
-
Kinh tế và pháp luật
Anh và EU siết chặt quản lý các nền tảng công nghệ bằng các công cụ pháp lý mới
21:32' - 15/12/2020
Ngày 15/12, Anh đề xuất các điều luật mới nêu rõ các mạng xã hội như Facebook, Twitter và TikTok có thể sẽ bị phạt tối đa 10% doanh thu nếu không gỡ bỏ hoặc hạn chế những nội dung phạm luật.
-
Doanh nghiệp
Công ty công nghệ mới nhất rời khỏi Thung lũng Silicon
09:50' - 03/12/2020
Trong báo cáo tình hình kinh doanh quý IV/2020, HPE cho biết trụ sở công ty tại Houston là trung tâm tuyển dụng lao động lớn nhất tại Mỹ và “giữ chân” các tài năng đa dạng trong tương lai.
-
Công nghệ
EU cảnh báo về các tập đoàn công nghệ đình đám của Mỹ
08:16' - 01/12/2020
Ủy viên phụ trách vấn đề công nghiệp của Liên minh châu Âu (EU), ông Thierry Breton, cảnh báo sẽ siết chặt kiểm soát các tập đoàn công nghệ đình đám Mỹ thông qua một loạt quy định mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không Tây Ban Nha tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đình công
17:33' - 18/08/2022
Trong bối cảnh nhu cầu du lịch bùng nổ mùa Hè này, nhiều hãng hàng không đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Trung Quốc: Kinh tế đang trong thời điểm khó khăn
15:10' - 18/08/2022
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi các tỉnh giàu có nhất nước đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng và việc làm, ngay sau khi số liệu công bố nước này đang gặp khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới tại Hàn Quốc
13:27' - 18/08/2022
Ngày 18/8, Hội thảo quốc tế “Xu hướng đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới” đã diễn ra tại Khách sạn Oakwood ở trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Iran chờ Mỹ ra “quyết định chính trị” về thỏa thuận hạt nhân
11:10' - 18/08/2022
Ngày 17/8, một nghị sĩ cấp cao Iran cho biết nước này đã đưa ra "quyết định chính trị" đối với việc khôi phục thoả thuận hạt nhân ký năm 2015 và đang chờ Mỹ có động thái tương tự.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Nga hạ nhiệt
10:23' - 18/08/2022
Trong tuần từ ngày 9-15/8, lạm phát hằng năm ở Nga đã giảm xuống 14,87%, từ mức 15,01% của 1 tuần trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh lập kỷ lục mới trong 40 năm
14:43' - 17/08/2022
Lạm phát của Anh tháng 7/2022 đã tăng lên mức kỷ lục mới trong 40 năm qua do giá lương thực tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng 2 tên lửa hành trình
14:41' - 17/08/2022
Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo, ngày 17/8, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa hành trình ra phía Biển Hoàng Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore: Lạm phát có thể đạt đỉnh trong quý IV/2022
11:31' - 17/08/2022
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong, lạm phát tại Singapore dự kiến đạt đỉnh trong vòng hai đến bốn tháng tới và sau đó sẽ bắt đầu giảm dần.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát
10:55' - 17/08/2022
Tổng thống Mỹ đã ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát, một cột mốc quan trọng đối với chương trình nghị sự về kinh tế trong nước khi chỉ còn 3 tháng nữa là đến bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.