EU công bố kế hoạch đàm phán thương mại tự do với Mỹ
Trong tuyên bố ngày 18/1, Ủy viên Thương mại của EU Cecilia Malmstrom công bố hai nội dung chính trong tiến trình đàm phán về một thỏa thuận tự do giữa Brussels và Washington, đó là vấn đề xóa bỏ các mức thuế đối với hàng hóa công nghiệp và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực pháp lý.
Hai nội dung này phù hợp với thỏa thuận xuyên Đại Tây Dương sơ bộ đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nhất trí hồi tháng 7 năm ngoái, theo đó thống nhất tránh áp đặt bất kỳ biện pháp thuế quan mới nào trong giai đoạn hai bên đang đàm phán.
Tuy nhiên, hai nội dung đàm phán này cần được 28 nước thành viên EU thông qua trước khi hai bên chính thức bước vào đàm phán.
Phát biểu với báo giới, bà Malmstrom khẳng định thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Mỹ không phải là một thỏa thuận "truyền thống", mà là một thỏa thuận "có giới hạn", chỉ bao gồm nội dung duy nhất liên quan đến hàng rào thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp.
Quan chức EU này khẳng định Brussels không có kế hoạch đàm phán về việc giảm thuế trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hiện tại, Mỹ là đối tác nhập khẩu chính hàng hóa công nghiệp của EU và nhà xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường EU.
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều EU-Mỹ đạt 633 tỷ euro (khoảng 722 tỷ USD) năm 2017, trong đó 598 tỷ euro là hàng hóa công nghiệp. EU và Mỹ áp mức thuế thấp đối với các hàng hóa này của nhau, cụ thể lần lượt là 4,2% và 3,1% với hàng hóa phi nông nghiệp.
Theo giới chức Brussels, căn cứ vào tình hình thực tế, việc xóa bỏ các quy định về thuế đối với hàng hóa công nghiệp của nhau sẽ có tác động quan trọng tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở hai bên bờ Đại Tây Dương.
Một phân tích nội bộ của Ủy ban châu Âu cho thấy nếu các mức thuế hàng hóa công nghiệp được đưa về mức 0%, lượng hàng hóa xuất khẩu của EU sang Mỹ sẽ tăng 10%, trong khi ở chiều ngược lại, hàng hóa Mỹ và châu Âu cũng sẽ tăng 13%.
Ngoài ra, Ủy ban châu Âu cũng đề xuất một cơ chế đánh giá phù hợp, cho phép dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan thông qua tạo điều kiện cho các công ty chứng minh các sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật của cả Mỹ và EU.
Hiện Brussels và Washington đang áp dụng các quy định khác nhau về chất lượng sản phẩm, bao gồm cả quy định kiểm định, thanh tra và cấp chứng nhận.
Theo giới phân tích, tiến trình đàm phán thương mại giữa EU và Mỹ sẽ không hề dễ dàng. Hồi tuần trước, Washington đã công bố một loạt nội dung mà nước này muốn đàm phán với EU, trong đó có vấn đề giảm thuế đối với nông sản Mỹ và Washington muốn EU chấm dứt thao túng tỷ giá hối đoái.Các nhà phân tích nhận định đây là những đòi hỏi "không thể chấp nhận được" đối với EU.
Quan hệ EU và Mỹ trở nên căng thẳng trong năm 2018 sau khi Tổng thống Trump áp thuế đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ EU và một số đối tác.
EU đã đáp trả thông qua quyết định áp thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu có giá trị hơn 3 tỷ USD từ Mỹ, như rượu, quần bò và xe motor Harley Davidson.
Sau đó, Tổng thống Trump đe dọa áp thuế 25% đối với xe ôtô nhập khẩu từ các nước châu Âu, động thái được cho sẽ gây ra một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai bên.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2018, hai bên đã nhất trí thúc đẩy đàm phán một thỏa thuận tự do song phương và chấm dứt áp thuế bổ sung lên hàng hóa của hai bên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU và Mỹ vẫn ở giai đoạn thăm dò thỏa thuận thương mại
07:46' - 25/09/2018
Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ vẫn đang thảo luận về cách thức tiến hành thương lượng về một thỏa thuận thương mại hạn chế chứ chưa phải là giai đoạn đàm phán chính thức.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Mỹ có thể sớm đạt thỏa hiệp về thuế nhôm, thép nhập khẩu
07:04' - 20/03/2018
Một thỏa hiệp có thể đạt được ngay trong tuần này giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ về quyết định áp thuế của Tổng thống Donald Trump đối với các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại giữa EU và Mỹ
09:57' - 28/02/2018
Tùy theo các biện pháp Washington đưa ra, châu Âu có nhiều lựa chọn phù hợp để "phản đòn" phía Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).