EU đồng ý kéo dài tài trợ cho các dự án khí đốt
Các Bộ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý tiếp tục hỗ trợ một số dự án khí đốt tự nhiên xuyên biên giới, bất chấp những lập luận từ 11 quốc gia thành viên và Ủy ban châu Âu rằng khối nên chấm dứt khoản tài trợ này để tuân thủ các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.
Theo đó, các Bộ trưởng Năng lượng thuộc quốc gia thành viên EU đã nhất trí quan điểm của họ về các quy tắc mà đàm phán với Nghị viện châu Âu. Nhóm quan chức nhất trí rằng nói chung thì không nên ủng hộ các dự án khí đốt và dầu khí chuyên dụng mới.Song những dự án ở các quốc đảo Malta và Cyprus được gắn nhãn Dự án mang lợi ích chung (PCI) theo chính sách TEN-E vẫn nên được hỗ trợ cho đến khi các quốc gia đó được kết nối hoàn toàn với mạng lưới khí đốt châu Âu.
Điều này có thể giúp đảm bảo hoàn thành đường ống Eastmed liên kết giữa Hy Lạp, Cyprus và Israel để cung cấp khí đốt cho châu Âu từ phía Đông Địa Trung Hải. Các Bộ trưởng cũng nói rằng từ nay đến năm 2028, có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ cho việc chuyển đổi các đường ống dẫn khí đốt sang đường ống vận chuyển hydro. Những dự án đó có thể tiếp tục vận chuyển khí tự nhiên pha trộn với hydro cho đến năm 2030. Đức, Tây Ban Nha, Áo và Luxembourg không ủng hộ thỏa thuận trên. Trước cuộc họp, những quốc gia nêu trên, cộng với một số nước khác bao gồm Đan Mạch và Hà Lan, đã kêu gọi đưa ra các quy tắc loại trừ nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả khí đốt.Các quốc gia này từng nói chính sách TEN-E sẽ là một "phép thử" đối với cam kết của EU nhằm loại bỏ lượng khí thải ròng vào năm 2050.
Chính sách "TEN-E" của EU nhằm xác định dự án năng lượng xuyên biên giới nào có thể được gắn nhãn PCI, cho phép họ tiếp cận một số quỹ nhất định của EU và nhanh chóng nhận được giấy phép.Hiện khối đang xây dựng bản nâng cấp cho các quy tắc này để đáp ứng các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu. Vào tháng 12/2020, Ủy ban châu Âu đã đề xuất một phiên bản mới trong đó không bao gồm các cơ sở hạ tầng dầu khí chuyên dụng./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EU vẫn chưa xem xét lại đề xuất sáp nhập giữa HHIH và DSME
15:07' - 13/06/2021
Cơ quan quản lý chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) hiện vẫn chưa xem xét lại đề xuất sáp nhập của hai công ty đóng tàu hàng đầu của Hàn Quốc.
-
Doanh nghiệp
Các hãng hàng không EU cân nhắc điều chỉnh quyền lợi của hành khách
06:06' - 12/06/2021
Các hãng hàng không châu Âu vừa thông báo sẽ cân nhắc điều chỉnh quy định về quyền bồi thường và hoàn tiền cho hành khách sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06' - 09/05/2025
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21' - 09/05/2025
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.