EU mong đợi điều gì trong kịch bản Brexit?
Báo chí châu Âu nhận định người châu Âu giờ đang mong đợi cuối cùng Vương quốc Anh sẽ đi đến thống nhất về Brexit như cách mà họ muốn hoặc thậm chí là phương án tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai.
Bị lên án là "như khán giả" trong "vụ ly hôn" này, dù sao người châu Âu vẫn có một vài chỗ để xoay sở, nếu không phải để giúp người Anh thoát khỏi tình trạng bế tắc, thì ít ra cũng là để tránh phương án "không thỏa thuận" một cách vô thức.Tình huống Brexit "không thỏa thuận" xảy ra gần như mặc định nếu không có giải pháp "tích cực" nào được đưa ra kịp thời từ bên kia eo biển Manche.
Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã nhiều lần nhắc lại rằng bản thỏa thuận "ly hôn" dài 585 trang là không thể thương lượng lại. Nhưng EU vẫn để ngỏ cho việc có thể đàm phán thêm về 20 trang của tuyên bố chính trị đi kèm thỏa thuận "ly hôn". * Vấn đề đường biên giới "cứng"Cần nhắc lại là thỏa thuận "ly hôn"thực tế đã đáp ứng ba trường hợp then chốt. Thứ nhất là bảo toàn vị thế của gần 5 triệu kiều dân - người châu Âu cũng như người Anh - sau ngày 29/3/2019. Thứ hai, đảm bảo rằng Vương quốc Anh tiếp tục thanh toán phần của mình trong ngân sách nhiều năm của EU như đã cam kết.Thứ ba là giữ nguyên thỏa thuận hòa bình có tên gọi "Thỏa thuận thứ Sáu tốt lành" giữa vùng Bắc Ireland của Anh và CH Ireland, điều này đồng nghĩa với việc tránh sự xuất hiện trở lại của một biên giới "cứng" trên đảo Ireland sau Brexit.
Trong khi đó ngày 22/1, người phát ngôn Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas cảnh báo nếu Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận thì đường biên giới "cứng" giữa vùng Bắc Ireland và Ireland là điều không thể tránh khỏi.Tuy nhiên, quan điểm này được cho là có thể gây mâu thuẫn với CH Ireland. Ngay sau phát biểu trên được đưa ra, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Cộng hòa Ireland Simon Coveney lập tức nhắc lại lập trường của Dublin không ủng hộ việc thiết lập lại đường biên giới an ninh trên đảo Ireland.
Cùng ngày, Thủ tướng Ireland Leo Varadkar cho rằng nếu Brexit "không thỏa thuận" xảy ra, Anh và CH Ireland sẽ phải đàm phán thỏa thuận về hải quan và các quy định để tránh thiết lập đường biên giới "cứng".
Thủ tướng CH Ireland khẳng định lập trường của nước này đối với vấn đề đường biên giới "cứng" là không thay đổi đồng thời nhắc lại EU, Anh và CH Ireland đều đã nhất trí là không muốn tái thiết lập đường biên giới "cứng" trên đảo Ireland.
Việc thiết lập đường biên giới "cứng" trên đảo Ireland có thể làm tái diễn kịch bản xung đột giữa phe ủng hộ CH Ireland và phe ủng hộ Vương quốc Liên hiệp Anh tại vùng Bắc Ireland về vấn đề quy chế của vùng lãnh thổ này.Cuộc xung đột kéo dài từ năm 1968 tới năm 1998 về vấn đề này đã khiến hơn 3.500 người thiệt mạng và chỉ dừng lại khi "Thỏa thuận thứ Sáu tốt lành" được ký kết năm 1998, qua đó cho phép dỡ bỏ mọi điểm kiểm tra biên giới giữa vùng Bắc Ireland và CH Ireland, đồng thời quy định cơ quan lập pháp vùng Bắc Ireland hoạt động với cấu trúc chia sẻ quyền lực giữa cả hai phe.
* "Những ranh giới đỏ" Thỏa thuận "ly hôn" và tuyên bố chính trị đã được đàm phán bởi 27 nước EU trong sự tôn trọng nghiêm túc các "ranh giới đỏ" được Thủ tướng Anh May xác định vào đầu năm 2017."Giới hạn đỏ" của bà May là đưa nước Anh ra khỏi cả Thị trường chung và Liên minh thuế quan. Cả hai văn bản này cũng có tính đến hình thức "chốt chặn" Ireland mà bà May đã yêu cầu vào tháng Mười vừa qua.
Bị mắc kẹt bởi đảng nhỏ Hợp nhất Dân chủ (DUP) tại Bắc Ireland- đảng đã bảo đảm đủ lực lượng nghị sĩ đa số mong manh của chính phủ cầm quyền tại Quốc hội, bà May yêu cầu rằng một điều khoản "chốt chặn" để chống lại việc quay trở lại của một đường biên giới "cứng" ở Ireland chỉ là tạm thời với việc tham gia một phần của nước Anh vào Liên minh thuế quan.Trong Kế hoạch B, nếu bà May quay lại với "ranh giới đỏ" và kêu gọi sự tham gia thường trực của Anh vào Liên minh thuế quan, hoặc ngay cả khi bà đề nghị rằng cuối cùng Anh không rời khỏi thị trường chung, người châu Âu sẽ tuân thủ bằng cách sửa đổi "mối quan hệ tương lai".Nước Anh có thể hướng tới một thỏa thuận thương mại và chính trị theo mô hình Na Uy hay Thổ Nhĩ Kỳ, miễn là các nguyên tắc hoạt động của thị trường nội khối được tôn trọng, trước hết là bốn quyền tự do lưu thông về vốn, con người, dịch vụ và hàng hóa.
Bất cứ kế hoạch B nào do bà May đề xuất, người châu Âu sẽ tiếp tục yêu cầu "chốt chặn", một yếu tố bảo đảm chống lại sự trở lại của biên giới "cứng" ở Ireland.Trên thực tế dù có tham gia liên minh thuế quan hay không, việc tham gia một thị trường chung sẽ yêu cầu kiểm dịch thực vật, ít nhất là để đảm bảo rằng hàng hóa đến từ Bắc Ireland và vào Cộng hòa Ireland sẽ tuân thủ các quy tắc của châu Âu.
Để tránh những biện pháp kiểm soát này, EU sẽ tiếp tục yêu cầu sự liên kết pháp lý của Bắc Ireland với EU, ít nhất là đối với hàng hóa công nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp cũng như thực phẩm.
Còn một câu hỏi nữa đặt ra là họ sẽ chấp nhận rằng "chốt chặn" được giới hạn chính xác trong một thời gian, như bà May yêu cầu? Rất khó có khả năng 27 nước EU sẽ nhượng bộ bởi điều đó sẽ khiến EU mất đi khả năng bảo hiểm "mọi rủi ro". Hay sẽ có một thỏa thuận song phương Dublin-London để tránh "chốt chặn", như báo chí Anh đưa tin vào ngày 18/1? Dublin ngay lập tức bác bỏ ý tưởng này.
Theo họ, biên giới tương lai cần tránh ở Ireland sẽ là biên giới của EU với một nước thứ ba, do đó cần có thỏa thuận với EU.
Liệu Thủ tướng Anh có chơi con bài cận kề thời hạn vẫn giữ quan điểm Brexit "cứng" để người châu Âu mất tinh thần và lựa chọn "thả" Cộng hòa Ireland ? Rất khó có khả năng EU sẽ nhượng bộ theo cách này vì làm như vậy là bỏ qua lợi ích sống còn của một trong những thành viên để ủng hộ một nhà nước thứ ba trong tương lai.
Cho đến nay, EU luôn đặt lợi ích của các thành viên của mình lên trên hết các bên thứ ba, ngay cả đối với những quốc gia nhỏ nhất. Một ví dụ như ở CH Cyprus vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng di cư.Đức đã gây áp lực ký một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn dòng người di cư, nhưng tại Brussels, Hội đồng châu Âu vẫn khăng khăng tôn trọng mong muốn của Chính phủ Cyprus và từ chối trao cho Ankara những đánh giá tiến bộ đáng kể về quá trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ.
Có lẽ các nhà ngoại giao châu Âu đang không vui vì các cuộc đàm phán Brexit đã trải qua gần hai năm có vẻ sẽ trở thành vô ích. Nếu được lựa chọn, nhiều người trong số họ có vẻ sẵn sàng lao vào và chấp nhận phương án "không thỏa thuận" triệt để.Nhưng liệu các nhà lãnh đạo châu Âu có sẵn sàng chịu trách nhiệm quá lớn trước một Brexit "không thỏa thuận", khi thời điểm quan trọng đến vào cuối tháng Ba?
Điều này là không thể, vì lý do địa chính trị, mà còn cả về chính trị nội bộ tại các nước thành viên đang gặp vô vàn khó khăn. Một nhà ngoại giao ở Brussels đánh giá các nhà lãnh đạo có lý trong ngắn hạn, họ muốn tránh thảm họa.
Đây là lý do tại sao ngay cả khi việc kéo dài đàm phán chưa được cụ thể hóa trên bàn thảo luận, nó dường như đã tồn tại trong tất cả "những bộ óc lớn" tại Brussels. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhắc đến nó vào ngày 15/1, trong khi Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cũng nhắc đến điều này một lần nữa vào ngày 20/1.Kịch bản kéo dài này không làm hài lòng người châu Âu, đặc biệt nếu London yêu cầu gia hạn vượt ra ngoài cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu ngày 26/5 - điều hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu quyết định cho tương lai chung của EU. Nhưng EU đã sẵn sàng cùng với các dịch vụ pháp lý đã được triển khai để nghiên cứu trường hợp đặc biệt gây bối rối này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh cảnh báo Brexit "cứng" ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế
18:17' - 25/01/2019
Ngày 25/1, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cảnh báo nền kinh tế Anh sẽ chịu thiệt hại nặng nề nếu nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt được một thỏa thuận về Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Đánh giá tác động của Brexit đến kinh tế Đông Âu và Pribaltic
07:06' - 25/01/2019
Việc Hạ viện Anh bỏ phiếu phản đối thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Anh Theresa May và các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí được xem là thất bại lớn nhất trong lịch sử của Chính phủ Anh kể từ năm 1924.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng lùi thời hạn Brexit đến 29/3
21:32' - 24/01/2019
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz thông báo cho Anh biết rằng Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng lùi thời điểm Anh chính thức rời EU vốn dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 29/3.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh: Trì hoãn Brexit không giải quyết được vấn đề gì
21:57' - 23/01/2019
Thủ tướng Anh nêu rõ việc cố gắng thiết lập một tình huống để gia hạn Điều 50 của Hiệp ước Lisbon không giải quyết được vấn đề gì.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Thương mại Anh nỗ lực ký FTA mới sau Brexit
13:32' - 23/01/2019
Bộ trưởng Liam Fox sẽ dành hai ngày tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới để gặp các bộ trưởng thương mại từ các nơi trên thế giới và thảo luận về việc chuyển đổi và ký các FTA hiện có hậu Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Brexit không thỏa thuận "chắc chắn là kịch bản tồi tệ nhất"
20:31' - 22/01/2019
Ngày 22/1, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã cảnh báo một Brexit không thỏa thuận "chắc chắn là kịch bản tồi tệ nhất".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58' - 06/04/2025
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38' - 06/04/2025
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.