EU sẽ quyên góp ít nhất 100 triệu liều vaccine cho nước nghèo
Ngày 21/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch quyên góp ít nhất 100 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho các nước nghèo hơn vào cuối năm 2021.
Phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu diễn ra tại ở Rome (Italy) dưới hình thức trực tuyến, bà Ursula von der Leyen nêu rõ: "Châu Âu dự định đến cuối năm 2021 dành tặng ít nhất 100 triệu liều vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình".
Bà đồng thời thông báo EU sẽ đầu tư 1 tỷ euro để xây dựng các cơ sở sản xuất vaccine ở châu Phi nhằm giúp châu lục này độc lập hơn trong sản xuất.
Trước đó, đầu tuần này, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho rằng Nhóm Các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và EU có khả năng viện trợ hơn 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho những nước đang thiếu vacccine mà không ảnh hưởng tới mục tiêu tiêm chủng của mình.
Trong bối cảnh thiếu nguồn cung vaccine và kinh phí, UNICEF kêu gọi G7 và EU nhanh chóng chia sẻ vaccine cho đến khi đạt được mô hình sản xuất vaccine bền vững.
Cho đến nay, khoảng 44% trong tổng số 1,4 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm ở những nước có thu nhập cao, chiếm 16% dân số toàn cầu. Chỉ 0,3% liều vaccine đã được tiêm ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất, chiếm 9% dân số thế giới.
Trước thực tế này, ngày 14/5, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các nước giàu xem xét lại kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, thay vào đó cung cấp vaccine cho cơ chế vaccine toàn cầu COVAX để chia sẻ cho các nước nghèo.
Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu đã khai mạc vào chiều 21/5 dưới hình thức trực tuyến, với sự tham gia của nhà lãnh đạo các nước thuộc Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, cũng như những người đứng đầu của 12 tổ chức quốc tế, khu vực và các tổ chức y tế trên thế giới.
Tại hội nghị, giới chức các nước dự kiến chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra từ đại dịch COVID-19, thảo luận cách thức cải thiện vấn đề an ninh y tế, an toàn sức khỏe, tăng cường hệ thống y tế của các nước, nâng cao năng lực của các quốc gia trong đối phó với khủng hoảng dựa trên tinh thần đoàn kết.
Ngày 20/5, Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho biết nước này đã tiếp nhận 1,2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca từ Mỹ.
Số vaccine trên được chuyển tới Mexico sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo kế hoạch chuyển 60 liều vaccine AstraZeneca ra nước ngoài. Trước đó, trong tháng 3, Mỹ cũng đã chuyển 2,7 triệu liều vaccine AstraZeneca tới Mexico.
Mexico đang tiến hành tiêm chủng cho người dân ở độ tuổi 50-59 tuổi sau khi tiêm ít nhất một mũi cho đội ngũ y tế tuyến đầu chống dịch và người ngoài 60 tuổi. Dự kiến trong tháng 7 tới, nước này sẽ tiêm cho độ tuổi từ 40-49 tuổi.
Tính tới thời điểm hiện tại, Mexico đã tiếp nhận gần 29 triệu liều vaccine các loại (gồm Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Sputnik V, CanSino và Sinovac) và đã tiêm cho trên 15,7 triệu người dân.
Theo số liệu thống kê, Mexico hiện ghi nhận gần 2,4 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có trên 221.000 ca tử vong./.
>>Thêm ít nhất 9 người trở thành tỷ phú từ bán vaccine ngừa COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Nhật Bản cấp phép thêm 2 loại vaccine phòng COVID-19
08:28' - 21/05/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, hội đồng thẩm định Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã phê chuẩn việc sử dụng 2 loại vaccine ngừa COVID-19 của Moderna và AstraZeneca.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Chỉ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine là không đủ
08:27' - 21/05/2021
Người đứng đầu WTO nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ và bí quyết bào chế vaccine bởi những chế phẩm này thường khó sản xuất hơn thuốc men.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12' - 01/07/2025
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24' - 01/07/2025
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16' - 01/07/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15' - 01/07/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15' - 01/07/2025
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.