EU xem xét hạ trần giá khí đốt
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hạ trần giá khí đốt xuống mức thấp hơn so với đề xuất, trước khi các Bộ trưởng Năng lượng của khối nhóm họp vào ngày 19/12 để thông qua biện pháp này.
Bất chấp nhiều tháng đàm phán và 2 cuộc họp khẩn cấp bộ trưởng về mức trần đề xuất của EU, các quốc gia khối này vẫn chưa đạt được thỏa thuận và còn mâu thuẫn về việc liệu biện pháp này có thể làm giảm bớt hay trên thực tế sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.
Hồi tháng 11 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất mức giá trần 275 euro/megawatt giờ (MWh), nhưng chỉ được kích hoạt nếu giới hạn này bị vượt qua liên tục trong vòng ít nhất 2 tuần, đồng thời giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng trên 58 euro trong 10 ngày trong cùng thời gian đó.
Một số quốc gia EU, bao gồm Pháp, Ba Lan và Tây Ban Nha, đã chỉ trích đề xuất này của EC, cho là không bao giờ có thể kích hoạt được việc áp giá trần. Trong khi đó, các quốc gia EU khác bao gồm Đức, Hà Lan và Áo, coi mức giá trần này là quá cứng nhắc và là mối đe dọa đến nguồn cung, có nguy cơ khiến hoạt động giao hàng bị chuyển hướng từ châu Âu sang các thị trường sinh lời hơn ở châu Á.
Vấn đề áp giá trần khí đốt đang trở nên rất cấp bách, trong bối cảnh châu Âu đã bước vào mùa Đông lạnh giá với ít lựa chọn về năng lượng hơn do nguồn cung khí đốt từ Nga giảm liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Giá nhiên liệu tại châu Âu vẫn ở mức cao đang làm dấy lên lo ngại rằng các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện hoặc không thể thanh toán các hóa đơn năng lượng.
Trước bối cảnh này, hãng tin Bloomberg ngày 18/12 cho rằng việc từ bỏ khí đốt của Nga liên quan tình hình Ukraine đã khiến châu Âu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD. Số tiền này là do giá điện tăng đối với các công ty và người tiêu dùng châu Âu. Bloomberg thậm chí còn đánh giá đây mới chỉ là khởi đầu của cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất trong những thập kỷ gần đây.
Sau mùa Đông, các kho chứa khí đốt sẽ cạn kiệt và trong điều kiện nguồn cung cấp khí đốt của Nga chỉ ở mức tối thiểu thì sẽ khó để lấp đầy các kho chứa này. Theo các nhà phân tích của Bloomberg, nếu giá khí đốt tự nhiên tại EU ở mức 210 euro/MWh thì liên minh này sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Bloomberg cũng cho rằng tình hình căng thẳng về nguồn cung khí đốt tự nhiên hoá lỏng cho châu Âu sẽ kéo dài ít nhất cho tới năm 2026, khi Qatar và Mỹ có thể tăng đủ sản lượng hydrocarbon./.
- Từ khóa :
- liên minh châu âu
- eu
- khí đốt
- giá trần khí đốt
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Tổn thất của châu Âu do từ bỏ khí đốt của Nga lên tới 1.000 tỷ USD
07:43' - 19/12/2022
Hãng tin Bloomberg cho hay việc từ bỏ khí đốt của Nga do tình hình Ukraine đã khiến châu Âu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD.
-
Thị trường
Nga tìm cách xuất khẩu khí đốt sang Ấn Độ và Pakistan
13:28' - 16/12/2022
Trưởng phòng kinh tế đối ngoại của tập đoàn khí đốt Nga Gazprom, ông Dmitry Khandoga cho biết Ấn Độ và Pakistan là những thị trường chưa được đánh giá đúng mức với triển vọng tiêu thụ khí đốt rất lớn.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ thúc đẩy nhiều hợp đồng mua khí đốt hơn trong năm tới để thay thế nguồn cung của Nga
15:13' - 15/12/2022
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) dự định sẽ thúc đẩy nhiều hợp đồng mua khí đốt hơn trong năm tới- bao gồm các hợp đồng dài hạn - để thay thế nguồn cung của Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới hạ nhiệt trước các thông tin kinh tế trái chiều
14:27' - 19/07/2025
Tính chung cả tuần này, giá dầu Brent biển Bắc và giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đều ghi nhận mức giảm khoảng 2%.
-
Hàng hoá
Ngành xuất khẩu trái cây Brazil lo ngại tác động của thuế quan Mỹ
09:01' - 19/07/2025
Theo các nhà sản xuất Brazil, nếu mức thuế bổ sung được Mỹ áp dụng sẽ đe dọa chuỗi sản xuất xoài sử dụng tới 250.000 lao động trực tiếp và gần 1 triệu việc làm gián tiếp tại nhiều bang.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga
16:34' - 18/07/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều 18/7 sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga.
-
Hàng hoá
Các nhà sản xuất sô-cô-la châu Âu vẫn lao đao sau cơn sốt giá ca cao
15:05' - 18/07/2025
Mức giá cao kỷ lục của ca cao đang gây tổn hại đến lợi nhuận của các nhà sản xuất tại châu Âu- khu vực tiêu thụ sô-cô-la hàng đầu thế giới.
-
Hàng hoá
Tác nhân nào đẩy giá thịt bò tại Mỹ cao kỷ lục ?
11:02' - 18/07/2025
Giá thịt bò tại Mỹ đã leo lên mức cao kỷ lục do những tác nhân nào?
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản lại "phi mã"
10:02' - 18/07/2025
Theo số liệu chính thức công bố ngày 18/7, giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 6 vừa qua đã tăng vọt 99,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Hàng hoá
Sầu riêng Đắk Lắk “lên luồng xanh” xuất ngoại
09:34' - 18/07/2025
Chuẩn bị cho mùa vụ thu hoạch sầu riêng, nông dân Đắk Lắk đang “chạy nước rút” chăm sóc vườn cây nhằm tạo ra những trái sầu riêng chất lượng, mang lại vụ mùa bội thu.
-
Hàng hoá
Các mặt hàng năng lượng, kim loại đồng loạt tăng giá
08:25' - 18/07/2025
Chỉ số MXV-Index nhích thêm 0,3% lên 2.227 điểm. Nhóm năng lượng và kim loại gây chú ý cho các nhà đầu tư khi nhiều mặt hàng đồng loạt tăng giá.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng sau các cuộc tấn công liên tiếp vào mỏ dầu Iraq
07:37' - 18/07/2025
Giá dầu tăng 1 USD trong phiên 17/7, sau khi các máy bay không người lái tấn công những mỏ dầu tại khu vực Kurdistan của Iraq ngày thứ tư liên tiếp, cho thấy rủi ro vẫn còn hiện hữu tại khu vực này.