EVFTA: Nâng tầm cho gạo Việt
Nhưng xét về giá trị lâu dài, cánh cửa EVFTA sẽ nâng tầm cho gạo Việt Nam. Có thể xem thị trường EU là điểm khởi phát để gạo Việt Nam đi vào các thị trường chất lượng cao khác. Mới đây đã có những lô hàng đầu tiên sang châu Âu theo hiệp định EVFTA. Đây cũng chính là tín hiệu tốt cho thấy triển vọng xuất khẩu của gạo Việt Nam sang các thị trường chất lượng cao và cũng cơ hội để Việt Nam nâng tầm cho thương hiệu gạo.
Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn EU đề ra, doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều việc phải làm. Đặc biệt là bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc hạt gạo, tập trung xuất khẩu các loại gạo thuộc phân khúc chất lượng cao, gạo thơm, gạo đặc sản để có mức giá tốt. Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xoay quanh vấn đề này.
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của ngành hàng lúa gạo thời gian qua?
Ông Lê Quốc Thanh: Hàng năm, trên toàn thế giới sản xuất khoảng 500 triệu tấn lúa gạo; trong đó lượng gạo mà các nước nhập khẩu khoảng 45 triệu tấn. Việt Nam là một trong những nước cường quốc về sản xuất cũng như xuất khẩu gạo. Đây là một sản phẩm thế mạnh của ngành nông nghiệp Việt Nam. Riêng năm 2019, Việt Nam xuất khẩu khoảng trên 6,3 triệu tấn.
Phóng viên: Theo Hiệp định EVFTA, EU cấp hạn ngạch cho Việt Nam xuất khẩu 80.000 tấn gạo/năm với thuế suất 0%. Số lượng tuy chưa phải là nhiều nhưng nhiều ý kiến cho rằng sẽ mở ra cánh cửa nâng tầm chất lượng gạo của Việt Nam. Ông nhận định thế nào về vấn đề này ra sao?
Ông Lê Quốc Thanh: Đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là ngành sản xuất lúa gạo trong bối cảnh nỗ lực chung của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành tái cơ cấu đối với nền sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là tái cơ cấu trong chuỗi sản xuất lúa gạo.
Việc EU cho phép Việt Nam đưa sản phẩm lúa gạo vào thị trường của khu vực này là tín hiệu mừng, ghi dấu ấn sự nỗ lực phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và đặc biệt là nông dân tiến tới cung cấp sản phẩm cho thị trường có những yêu cầu, rào cản kỹ thuật chất lượng cao.
Phóng viên: Để tận dụng ưu đãi từ EVFTA, mới đây Chính phủ vừa ban hành Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu. Ông đánh giá thế nào về khả năng đáp ứng tiêu chuẩn EU của các doanh nghiệp Việt Nam ?
Ông Lê Quốc Thanh: Đây là một hành động rất quyết liệt của Chính phủ. Mặc dù chỉ có 80 nghìn tấn vào thị trường EU nhưng Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu quy định về những điều kiện cho người sản xuất, cho doanh nghiệp để tham gia vào thị trường khó tính này.
Có thể nhận thấy đây là hành động đồng hành cùng với người sản xuất. Chính vì vậy câu chuyện này đang trở thành một phong trào trong sản xuất lúa gạo theo những tiêu chuẩn của EU và người nông dân hoàn toàn có thể đáp ứng như tiêu chuẩn khó khăn nhất.
Việc các cơ quan chức năng sẵn sàng đồng hành từ người sản xuất đến doanh nghiệp thể hiện đúng tinh thần chúng ta vào cuộc để tiến tới khẳng định là một thương hiệu gạo đáp ứng được các tiêu chuẩn mang tính chất toàn cầu của Việt Nam.
Phóng viên: Được đánh giá là có những thành công trong quá trình tái cơ cấu, tuy nhiên ngành hàng lúa gạo hiện vẫn còn những tồn tại nhất định trong khâu sản xuất, chế biến cũng như tiêu thụ. Theo ông,chúng ta cần những giải pháp gì để ngành hàng lúa gạo phát triển và cạnh tranh bền vững?
Ông Lê Quốc Thanh: Mặc dù đối với sản xuất lúa gạo đang là thế mạnh của Việt Nam nhưng trên thực tế chúng ta cũng mới thực sự đi vào những thị trường có những yêu cầu chất lượng cao. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra trước mắt chúng ta cần phải có những giải pháp rất cụ thể cho sản xuất lúa gạo.
Tôi cho rằng việc đầu tiên là chúng ta phải đồng bộ hóa từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và trở thành những chuỗi liên kết thực sự trong sản xuất lúa gạo.
Khi đã nói đến chuỗi liên kết thị trường chúng ta phải có được quy hoạch tổng thể cho sản xuất lúa gạo bắt đầu bằng việc xây dựng những vùng nguyên liệu và từ vùng nguyên liệu sẽ có những chuỗi gắn kết trực tiếp giữa người sản xuất, với doanh nghiệp và thể hiện được vai trò, trách nhiệm với nhau trong một chuỗi liên kết chặt.
Chúng ta có thế mạnh từ hệ thống chính trị, hệ thống các lực lượng vào cuộc đồng bộ, đồng hành cùng các lực lượng sản xuất và doanh nghiệp từ đó sẽ trở thành những liên kết bền vững.
Tôi cho rằng chỉ khi có một sự liên kết bền vững và đồng bộ thì thương hiệu gạo của chúng ta mới phát triển bền vững, không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường thế giới.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Bàn giải pháp xuất khẩu cá ngừ sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA
16:08' - 10/10/2020
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã mang đến triển vọng cho xuất khẩu cá ngừ từ Việt Nam sang thị trường EU những tháng cuối năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Cơ hội để nông nghiệp Việt Nam thúc đẩy sản xuất
16:26' - 09/10/2020
Hiệp định EVFTA sẽ là cơ hội vàng, tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam, nhất là các sản phẩm có thế mạnh như thủy sản, rau quả, gạo, cà phê, hồ tiêu, các sản phẩm đồ gỗ....
-
Kinh tế Việt Nam
Thực thi EVFTA: Khẳng định chất lượng nông sản Việt
08:25' - 04/10/2020
Sau hơn 1 tháng Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) thực thi, nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có chuyển biến tích cực tại thị trường EU.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Ngành lúa gạo sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường EU
09:36' - 03/10/2020
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ mang lại nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức đối với ngành lúa gạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Các quốc gia không nên đình chỉ hoạt động xuất khẩu thực phẩm
11:57'
WTO kêu gọi các nước thành viên không cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu mặt hàng thực phẩm mà chỉ cần kiểm soát chặt chẽ.
-
Ý kiến và Bình luận
Phát triển vùng: Xoá bỏ xung đột lợi ích "Mạnh ai nấy làm"!
11:17'
Với sự thiếu gắn kết trong mỗi vùng, trong liên vùng, 6 vùng kinh tế - xã hội đang chưa khai thác hết những tiềm năng, lợi thế sẵn có.
-
Ý kiến và Bình luận
M&S dự đoán người tiêu dùng sẽ hạn chế chi tiêu thời gian tới
10:44'
Người tiêu dùng được dự đoán sẽ thay đổi hành vi và hạn chế chi tiêu khi quay trở lại làm việc sau các kỳ nghỉ mùa hè và đối mặt với giá cả cao hơn và hóa đơn năng lượng gia tăng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng giám đốc WTO kêu gọi các nước không đình chỉ xuất khẩu thực phẩm
09:46'
Ngày 25/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã kêu gọi các nước không đình chỉ hoặc hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm cơ bản.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga và Iran tăng cường sử dụng đồng nội tệ của hai nước
08:52'
Nga và Iran đang tìm cách mở rộng hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực thương mại và năng lượng, nhân dịp Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak thăm Tehran.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia y tế trấn an về bệnh đậu mùa khỉ
15:46' - 25/05/2022
Các chuyên gia cho rằng rất ít khả năng virus gây bệnh đậu mùa khỉ gây ra đại dịch trên toàn thế giới như virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Moderna và Pfizer công bố kết quả thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
11:36' - 25/05/2022
Hai nhà sản xuất dược phẩm của Mỹ là Moderna và Pfizer gần đây đã lần lượt công bố hiệu quả sinh miễn dịch sau khi tiêm thử nghiệm hai loại vaccine ngừa COVID-19 của các hãng này cho trẻ dưới 5 tuổi.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO cải tổ ngân sách để đảm bảo hoạt động hiệu quả
10:41' - 25/05/2022
Ngày 25/5, các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí cải tổ cách thức đóng góp cho cơ quan y tế này của LHQ, qua đó đảm bảo ngân sách ổn định để chi cho các ưu tiên của WHO.
-
Ý kiến và Bình luận
NOAA cảnh báo người dân Mỹ cần đề phòng mùa bão mạnh trong năm 2022
10:10' - 25/05/2022
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cảnh báo mùa bão Đại Tây Dương năm 2022 sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường.