EVN xây dựng nền tảng chăm sóc khách hàng thống nhất
Với mục tiêu đứng trong Top 4 ASEAN về kinh doanh và dịch vụ khách hàng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện theo phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm”, phân tích hành vi để cung cấp các dịch vụ gia tăng, đảm bảo khách hàng có khả năng tương tác “mọi lúc, mọi nơi” trên không gian số.
*Tiệm cận Top 4 ASEAN
Thông tin từ EVN cho hay, với kinh doanh và dịch vụ khách hàng, tập đoàn đặt mục tiêu đứng trong Top 4 ASEAN. Qua kết quả đo lường một số chỉ số chính về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như qua đánh giá của các tổ chức quốc tế, EVN cũng đã tiệm cận với mục tiêu này.
Ông Bùi Quốc Hoan, Phó Trưởng Ban Kinh doanh EVN cho biết, cụ thể, với chỉ số tiếp cận điện năng, chuỗi cải cách triển khai từ 2013 đã giúp tăng 129 bậc. Tới nay, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 trong ASEAN, sau Malaysia, Thái Lan, Singapore; đứng thứ 27 thế giới và có đóng góp quan trọng vào chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam. Với chỉ số độ tin cậy cung cấp điện, EVN đang nỗ lực tiếp cận nhóm Top 4 ASEAN.
Về điểm hài lòng khách hàng của EVN, tư vấn độc lập thực hiện với phương pháp đánh giá tương đồng các nước trong khu vực. EVN đã đạt 8,29 điểm/10 điểm trong năm 2019; thuộc Top 4 ASEAN.
Đáng chú ý, các kết quả chuyển đổi số trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng như: hóa đơn điện tử, ứng dụng hiện trường, thanh toán điện tử, dịch vụ trực tuyến, trung tâm chăm sóc khách hàng đa kênh,... của EVN có tỷ lệ giao dịch cao và tương đương các doanh nghiệp điện lực hàng đầu, như: Sing Power của Singapore, MEA của Thái Lan.
Theo thông tin từ ông Bùi Quóc Hoan, trong khu vực ASEAN, EVN là đơn vị đầu tiên triển khai hợp đồng mua bán điện điện tử và thực hiện các giao dịch dịch vụ điện với hình thức điện tử. Không những đi đầu, mà EVN còn triển khai rộng khắp và được khách hàng rất ủng hộ.
Các giao dịch điện theo hình thức điện tử của EVN triển khai chính thức từ tháng 12/2019 và tới nay, đã có trên 2 triệu hợp đồng.
*Khách hàng là trung tâm
EVN cho biết, chuyển đổi số trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng của EVN được triển khai đồng bộ theo phương châm “Lấy khách hàng làm trung tâm” và áp dụng triệt để nguyên tắc chuyển đổi các hoạt động chưa được số hóa trở thành số hóa; các hoạt động còn thủ công, chưa tự động chuyển thành tự động; áp dụng các công nghệ mới thay thế cho các công nghệ cũ; tận dụng sức mạnh của công nghệ số, dữ liệu số, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng mới cho tập đoàn cũng như cho khách hàng.
Theo Đề án chuyển đổi số của Tập đoàn và theo nhiệm vụ được giao từ Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN, chuyển đổi số trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng sẽ tập trung vào các nội dung như: xây dựng nền tảng chăm sóc khách hàng dùng chung cho toàn tập đoàn nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng theo hướng “cá nhân hóa” và tạo ra trải nghiệm khách hàng toàn diện, nhất quán; liên kết nền tảng chăm sóc khách hàng của EVN với các đối tác khác để cùng nhau chăm sóc và tạo ra giá trị gia tăng mới cho khách hàng.
Cùng đó, tự động hóa hoạt động tiếp nhận và xử lý các yêu cầu khách hàng qua Trung tâm chăm sóc khách hàng. Xây dựng cơ sở dữ liệu định danh khách hàng thống nhất trong EVN. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích hành vi khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ.
EVN cũng sẽ đẩy mạnh chất lượng cung cấp dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4; hợp đồng mua bán điện và các dịch vụ điện được giao dịch theo phương thức điện tử; thanh toán tiền điện và tiền dịch vụ theo phương thức không dùng tiền mặt.
Một công việc trọng tâm khác sẽ được EVN thực hiện, đó là số hóa toàn bộ các công việc hiện trường của người lao động thông qua các ứng dụng được triển khai trên nền tảng di động.
Tập đoàn cũng sẽ hiện đại hóa hệ thống đo đếm thông qua việc triển khai công tơ điện tử và thí điểm hệ thống công tơ thông minh; cải tiến chỉ số tiếp cận điện năng thông qua việc kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia như dân cư, đất đai,... để cắt giảm hồ sơ, thủ tục của khách hàng; ứng dụng cung cấp dịch vụ điện không cần khảo sát thông qua việc sử dụng dữ liệu thông tin hiện trường, thông tin quản lý vận hành trên nền GIS.
Theo ông Bùi Quốc Hoan, tập đoàn đã triệt để áp dụng tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn mực quốc tế vào công tác cải tiến, số hoá, ảo hoá các dịch vụ điện. Thông qua việc chuyển đổi quy trình, con người và công nghệ; EVN nỗ lực mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng.
Cụ thể, việc triển khai dịch vụ đa kênh, phục vụ trực tuyến, tích hợp cung cấp dịch vụ qua cổng Dịch vụ công Quốc gia,… giúp khách hàng dễ tiếp cận, dễ tham gia, dễ giám sát các dịch vụ điện. Thông tin về các dịch vụ của EVN, cũng như quá trình giải quyết được công khai, minh bạch đến khách hàng.
Với các hồ sơ thủ tục của khách hàng, có thể được EVN tiếp nhận qua các kênh giao dịch trực tuyến, hoặc qua ứng dụng hiện trường khi EVN đi khảo sát, thi công, đã mang lại sự thuận lợi và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng.
Thời gian EVN xử lý, giải quyết yêu cầu của khách hàng được rút ngắn triệt để thông qua các công nghệ. Chẳng hạn như các ứng dụng định vị địa điểm giúp người công nhân nhanh chóng di chuyển, tới giải quyết kịp thời yêu cầu của khách hàng. Chi phí dịch vụ được tính toán minh bạch và giúp khách hàng thuận tiện thanh toán qua các ngân hàng và ví điện tử của các trung gian thanh toán./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVNICT giữ vai trò chủ chốt trong chuyển đổi số của EVN
18:25' - 10/06/2021
Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin đang nắm giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hướng tới trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.
-
Doanh nghiệp
EVNSPC số hóa trên lĩnh vực sản xuất - kinh doanh
18:25' - 10/06/2021
Ông Nguyễn Phước Đức, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, trong giai đoạn 2021 -2022 tính đến năm 2025, Tổng công ty đang triển khai chuyển đổi số với 5 nhiệm vụ trọng tâm.
-
Chuyển động DN
EVN ủng hộ 400 tỷ đồng cho Quỹ phòng, chống COVID-19
13:11' - 05/06/2021
Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa quyết định ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 với số tiền 400 tỷ đồng; trong đó đã bao gồm cả 30 tỷ đồng mà EVN đã trao tặng tại Bộ Y tế vào ngày 28/5/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.