EVNICT và Kế hoạch chuyển đổi số - Bài 2: Nhiều hệ thống phần mềm phát huy hiệu quả
Hiện các hệ thống, phần mềm dùng chung như EVNHES (Đọc dữ liệu đo đếm từ xa), IMIS (Quản lý đầu tư xây dựng), CMIS (Quản lý khách hàng dùng điện)… do Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) xây dựng đã và đang triển khai trong toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Các hệ thống, phần mềm được EVNICT xây dựng một cách xuyên suốt và tích hợp về các hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh, tự động hóa của Công ty mẹ - Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Đồng thời, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau, hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định của cấp quản lý các đơn vị thành viên, cung cấp các thông tin cốt lõi cho cấp quản lý của Tập đoàn.
Ông Phạm Ngọc Hiển – Phó Giám đốc EVNICT cho biết, các hệ thống phần mềm dùng chung cũng đã căn bản thống nhất nghiệp vụ trên từng lĩnh vực trong toàn Tập đoàn, đáp ứng những nghiệp vụ lõi trong quản lý của các đơn vị, cụ thể về các lĩnh vực: Tài chính kế toán, Vật tư, tài sản; Quản lý kỹ thuật; Kinh doanh bán điện và dịch vụ khách hàng; Quản lý nhân sự; Quản trị văn phòng.
Cụ thể, các hệ thống về Quản trị nội bộ như hệ thống ERP (Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) được triển khai, sử dụng tại tất cả 992 đơn vị trong EVN và EVN là một trong 4 đơn vị trong cả nước đầu tư hệ thống ERP. Đây là một công cụ quản lý tài chính hiện đại và tiên tiến phù hợp với xu thế quản lý chung của thế giới.
Hệ thống HRMS (Quản lý nguồn nhân lực) được triển khai và sử dụng tại tất cả các đơn vị trong EVN, giúp Tập đoàn quản lý được 97.126 CBCNV trong toàn Tập đoàn. Hệ thống có thể quản lý được từ khâu bổ nhiệm cán bộ, đăng ký kế hoạch đào tạo, phê duyệt kế hoạch đào tạo đến khâu cuối cùng là quản lý học viên.
Hệ thống IMIS cũng được xây dựng và triển khai áp dụng tại 239 đơn vị từ tháng 10/2016 đúng theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên EVN. Đây là một trong các phần mềm được đánh giá cao ngay từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng nhờ những tính năng mới, phù hợp với yêu cầu quản lý dự án và sát với nhu cầu thực tế nhất
Đối với các Cổng thông tin điện tử, Website Internet đã đảm bảo cung cấp thông tin và truyền thông, kịp thời phản ánh các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất của EVN và các đơn vị.Bên cạnh đó, hệ thống Cổng thông tin nội bộ phục vụ quản lý và điều hành tại EVN – EVN Portal đã được EVNICT hoàn thành triển khai là nơi tập trung, cung cấp, trao đổi, tương tác thông tin trong Cơ quan EVN và các đơn vị thuộc EVN. Đồng thời, giúp Lãnh đạo Tập đoàn, các Ban/Văn phòng của Cơ quan EVN trong quản lý tổng hợp, khai thác số liệu tình hình sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng, nhanh chóng; sử dụng báo cáo điện tử để thay thế báo cáo giấy, hướng tới đồng nhất một nguồn dữ liệu.
Với các hệ thống chuyên ngành, EVNICT cho biết, hệ thống CMIS được xây dựng và triển khai thống nhất tại 5 Tổng công ty Điện lực. Đây là hệ thống phần mềm lõi phục vụ toàn bộ việc kinh doanh bán điện, bao gồm toàn bộ các tính năng, chức năng đáp ứng các yêu cầu theo quy trình nghiệp vụ kinh doanh điện và dịch vụ khách hàng (25 dịch vụ điện), ứng dụng 100% chữ ký số trong phát hành hóa đơn khách hàng; số hoá hợp đồng mua bán điện, triển khai cung cấp dịch vụ điện trực tuyến.
Hệ thống PMIS (Quản lý kỹ thuật) được triển khai, áp dụng tại 9 Tổng công ty và các Công ty phát điện. Hệ thống này theo dõi được lý lịch, tình trạng thiết bị, quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm định kỳ; giúp cho đơn vị quản lý có cái nhìn chính xác, tổng quan nhất về hệ thống lưới, nhà máy điện.
Hệ thống EVNHES được EVNICT triển khai, áp dụng tại các đơn vị để thu thập dữ liệu công tơ điện tử từ xa của tất cả các chủng loại công tơ có trên lưới của EVN kết nối với hệ thống CMIS, Kho dữ liệu đo đếm, hệ thống MDMS (Quản lý dữ liệu đo đếm) để hỗ trợ việc ghi chỉ số, tính toán hoá đơn cho khách hàng và giao nhận điện năng nội bộ.
Ông Phạm Ngọc Hiển cũng cho biết, trong quá trình triển khai, mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin còn phân tán, chưa thống nhất nên dẫn đến việc các đơn vị khai thác và sử dụng chưa phát huy được hết khả năng, năng lực của hệ thống công nghệ thông tin.
Cùng với việc tính tích hợp và liên thông giữa các hệ thống phần mềm dùng chung chưa cao, các hệ thống thông tin phục vụ trực tuyến cho lãnh đạo quản lý các cấp còn ít và không được cập nhật thông tin; Phần mềm phục vụ quản lý, ra quyết định của lãnh đạo các cấp như: dữ liệu được chiết xuất từ nhiều nguồn khác nhau và không được cập nhật, không có đầu mối chịu trách nhiệm về dữ liệu đưa vào phần mềm, dẫn tới việc vô hiệu hóa các tính năng cần thiết của phần mềm.
Một vướng mắc nữa nảy sinh trong quá trình thực hiện hệ thống phần mềm dùng chung là chưa có chuẩn chung về cấu trúc cơ sở dữ liệu. Các dữ liệu được tổ chức và lưu trữ độc lập theo từng ứng dụng chưa có sự quy hoạch dữ liệu trong kiến trúc tổng thể của toàn EVN; Chưa có giải pháp tích hợp, nguyên tắc chia sẻ dữ liệu giữa EVN và các đơn vị.
Cùng với đó, việc bổ sung, hiệu chỉnh các yêu cầu nghiệp vụ, quản lý, điều hành cũng như các tiện ích hỗ trợ cho người sử dụng đôi khi chưa được kịp thời, làm giảm hiệu quả sử dụng chương trình phần mềm.
Để khắc phục các tồn tại trong quá trình thực hiện các hệ thống, phần mềm dùng chung, EVNICT đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ.
Theo đó, tập trung hóa và chuyên nghiệp hóa các bộ phận sản xuất phần mềm về tổ chức, chính sách thực hiện, con người, quy trình, môi trường làm việc. Cùng với việc ưu tiên phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo hướng: Xử lý tính toán tập trung và đa nền tảng; Lấy yếu tố người dùng làm trung tâm; Liên kết và chia sẻ thông tin tối đa, EVNICT còn tăng cường đầu tư, hợp tác phát triển các nguồn nhân lực chất lượng cao.
EVNICT cũng tăng cường đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu các bài toán nghiệp vụ kết hợp với các công nghệ mới để áp dụng phù hợp với nhu cầu, điều kiện của EVN và các đơn vị trong lĩnh vực điện, thay đổi quy trình sản xuất kinh doanh theo hướng tối ưu hóa, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, tăng cường đầu tư, hợp tác để chuyển giao các công nghệ và các tài nguyên phục vụ cho sản xuất phần mềm.
EVNICT cũng tiếp tục duy trì mối liên kết với các đơn vị công nghệ thông tin của các Tổng công ty trong Tập đoàn, đảm bảo phân giao trách nhiệm và lợi ích rõ ràng để kết hợp tối đa các nguồn lực công nghệ thông tin trong ngành. Mặt khác, tăng cường truyền thông và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ phần mềm, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.
Các hệ thống phần mềm do EVNICT xây dựng được triển khai nhằm mục tiêu chính là đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất kinh doanh và quản trị, điều hành của EVN và các Tổng Công ty trong Tập đoàn. Mặc dù có một số hệ thống phần mềm có tính phổ dụng phù hợp với nhiều đối tượng, đơn vị và doanh nghiệp như Smart EVN, Digital Office, EVN Portal… nhưng về cơ bản, các hệ thống phần mềm này có tính chuyên ngành rất cao hoặc có những tính năng nghiệp vụ rất đặc thù theo các quy trình nghiệp vụ nội bộ của EVN và các Tổng Công ty.
EVNICT cho biết, thời gian qua, thông qua các trao đổi, ghi nhớ giữa EVN và các đơn vị ngoài ngành như khối các trường đại học, học viện, EVNICT cũng đã triển khai một số hệ thống phần mềm.
Tuy nhiên, EVNICT xác định việc cung cấp giải pháp, phần mềm áp dụng cho các đơn vị ngoài ngành điện không phải là nhiệm vụ trọng tâm mà Công ty vẫn tập trung thực hiện mục tiêu chính là đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất kinh doanh và quản trị, điều hành của EVN và các đơn vị trong Tập đoàn./.
Xem thêm:
>>EVNICT và Kế hoạch chuyển đổi số - Bài 1: Bốn nhiệm vụ trọng tâm
>>Bài cuối: Có con người mới làm chủ về mặt công nghệ
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVNICT nâng cao chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin
10:15' - 05/07/2021
EVNICT đang tập trung hiện đại hoá quy trình, phương pháp phát triển phần mềm bằng việc đảm bảo tiến độ xây dựng và triển khai phần mềm, nâng cao chất lượng các phiên bản phát hành.
-
Công nghệ
EVNICT đã đạt được 10 giải thưởng Sao khuê
11:37' - 16/06/2021
Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã nhận được 10 giải thưởng Sao khuê do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) trao.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp
10:08'
Ngoài sản xuất ván sàn container, Hòa Phát sẽ sản xuất các loại ván cao cấp để phục vụ nhu cầu của các ngành nội thất, giao thông, xây dựng trong và ngoài nước.
-
Chuyển động DN
GO! Yên Bái tuyển dụng lao động địa phương
14:41' - 18/05/2025
Tập đoàn Central Retail Việt Nam và Ban lãnh đạo Hệ thống siêu thị GO! miền Bắc tổ chức Ngày hội tuyển dụng nhằm chuẩn bị cho sự kiện khai trương Đại siêu thị GO! Yên Bái trong thời gian tới.
-
Chuyển động DN
Nestlé MILO phản hồi thông tin về lợi ích của sản phẩm trên bao bì và quảng cáo
13:04' - 18/05/2025
Nestlé MILO thông tin về kết quả và lợi ích của sản phẩm Nestlé MILO trên bao bì và qua quảng cáo đến người tiêu dùng.
-
Chuyển động DN
CMC lần đầu công bố hai giải pháp AI trong lĩnh vực y tế
11:41' - 18/05/2025
Tại Triển lãm Kinh tế tư nhân toàn quốc tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội, CMC đã lần đầu công bố hai giải pháp AI tiên phong trong lĩnh vực y tế.
-
Chuyển động DN
Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc
06:00' - 17/05/2025
Trung tâm mới sẽ nghiên cứu nhu cầu đặc thù của khách hàng Trung Quốc cũng như những yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhằm đáp ứng các giới hạn do Washington thiết lập.
-
Chuyển động DN
Lên phương án vận hành hệ thống điện khi miền Bắc bước vào cao điểm nắng nóng
21:53' - 16/05/2025
NSMO đã chủ động lên phương án để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ vận hành hệ thống điện quốc gia, bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, phục vụ hiệu quả các hoạt động kinh tế, xã hội.
-
Chuyển động DN
Petrovietnam lên kế hoạch tăng hiệu suất vận hành các nhà máy
20:17' - 15/05/2025
Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đang chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung bám sát thị trường và tăng tốc đầu tư.
-
Chuyển động DN
Saudi Aramco ký nhiều thỏa thuận trị giá 90 tỷ USD với các công ty hàng đầu Mỹ
12:38' - 15/05/2025
Ngày 14/5, Tập đoàn dầu khí quốc gia Saudi Arabia Saudi Aramco đã ký kết 34 bản ghi nhớ (MoU) và thỏa thuận hợp tác với các công ty hàng đầu của Mỹ, với tổng giá trị tiềm năng lên tới 90 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
VinSpeed xác định đường sắt cao tốc Bắc – Nam là dự án dài hạn
18:49' - 14/05/2025
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.