Gặp khó trong thực hiện Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng
Trước tình trạng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ, còn vướng nhiều khó khăn trong việc thực hiện quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý kinh doanh vàng (Nghị định 24), ngày 21/9, Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này.
Vướng thủ tục cấp phép sản xuất
Theo quy định của Nghị định 24, từ ngày 26/5/2013 những đơn vị sản xuất trang sức mỹ nghệ phải có Giấy chứng nhận do Ngân hàng Nhà nước cấp sau khi được Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ vẫn chưa nắm được các quy định của Nghị định này và gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện.
Ông Hồ Trúc Tường, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Vàng bạc đá quý Ngọc Hải, cho biết: Trước đây, những mô hình chế tác trang sức mỹ nghệ gia đình, cá nhân, hộ kinh doanh không cần có giấy chứng nhận, chỉ cần có vốn tối thiểu 5 tỷ đồng.
Từ khi Nghị định 24 có hiệu lực, thì đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ phải được có giấy chứng nhận từ Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp bị lúng túng trong việc đăng ký kinh doanh lại cũng như thực hiện quy trình, thủ tục đăng ký theo quy định của Nghị định 24.
Đánh giá về các quy định cấp giấy phép trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ, một số chuyên gia cho rằng: Rất khó xác định được đơn vị kinh doanh có sản xuất trang sức mỹ nghệ hay không, vì trên thực tế là kinh doanh nữ trang thì không cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất trang sức mỹ nghệ.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ chỉ đơn thuần là điều kiện cần và đủ cho một loại hình hoạt động có điều kiện để quản lý Nhà nước, nhưng các đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh lẫn lộn gây khó khăn cho thống kê quản lý cũng như tiến đến sự minh bạch thị trường.
Ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ vẫn không muốn minh bạch hoạt động sản xuất trang sức mỹ nghệ, do đang sử dụng công cụ thuế khoán ở các điểm bán truyền thống để tiết giảm chi phí.
Song song đó, các doanh nghiệp ngại công bố tài sản, dù hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân có quy mô hàng trăm thợ lành nghề. Ngoài ra, một số doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động dưới hình thức gia công để không cần xin cấp Giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước.
Trước những vướng mắc của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: Trong Nghị định 24, quy định sản xuất trang sức mỹ nghệ có hẳn một nội dung riêng về hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi đặt trụ sở kinh doanh. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh địa phương sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Nhiều vi phạm về chất lượng
Nhằm tạo bước chuyển biến về quản lý và nâng cao nhận thức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo cho các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện cuộc thanh tra liên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ.
Tính đến tháng 9/2016, trên cả nước có 43 tỉnh, thành phố, đã thanh tra gần 1.300 đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ và xử phạt nhiều đơn vị vi phạm với số tiền hơn 2,165 tỷ đồng.
Trong đó, các đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ vi phạm về nhãn hàng hóa không đạt chiếm 59%; sử dụng phương tiện đo không đạt yêu cầu (15%); khối lượng hàng hóa không đạt (2%); không công bố tiêu chuẩn áp dụng (14%); hàng hóa không đạt chất lượng (2,5%); vi phạm khác (7,4%).
Đặc biệt, trên thị trường vẫn còn tồn tại hàng ngàn sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ được sản xuất theo tiêu chuẩn cũ, không đáp ứng được các các quy định của Nghị định 24. Nếu đem nấu lại hoặc chế tác lại các sản phẩm này, sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp do hao hụt hàm lượng vàng, tiền công thiết kế, nhân công...
Ngoài ra, hầu hết doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị cân đạt chuẩn, có dán tem cho phép sử dụng, nhưng theo quy định của Nghị định 24, cân phải có kẹp chì niêm phong mới được lưu hành trong kinh doanh vàng, điều này gây trở ngại cho doanh nghiệp.
Liên quan đến vấn đề đảm bảo hàm lượng vàng của sản phẩm, bà Đinh Thị Ngọc, đại điện Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng Bảo Trân, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: Hiện tại, thị trường có rất nhiều loại máy thử nhanh hàm lượng vàng, khiến doanh nghiệp khó rất xác định loại máy nào đạt chuẩn để lựa chọn đầu tư.
Do đó, cơ quan quản lý cần có quy định và hướng cho doanh nghiệp sản xuất vàng đăng ký, đóng dấu thương hiệu và niêm yết hàm lượng vàng trên sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Tp. Hồ Chí Minh, cho biết: Hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ của các doanh nghiệp chưa được tạo điều kiện phát triển tương xứng.
Điển hình, việc nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, chưa có cơ chế chính sách thuận lợi, dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp mua nguyên liệu trôi nổi và không đảm bảo nguồn gốc xuất sứ rõ ràng để sản xuất. Đồng thời, vàng trang sức mỹ nghệ Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm ngoại nhập.
Theo ông Phan Văn Đồng, Chánh thanh tra Sơ Khoa học và Công nghê Tp. Hồ Chí Minh, trong thời gian tới Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố, sẽ tiếp tục phối hợp và đẩy mạnh triển khai cuộc thanh tra liên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ.
Bên cạnh việc đảm bảo mục tiêu nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật, cuộc thanh tra liên ngành còn chú trọng ghi nhận những vướng mắc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh để có đề xuất với Bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Hà Nội xử lý hơn 20 đơn vị vi phạm kinh doanh hàng đa cấp
14:47' - 21/09/2016
Sở Công Thương Hà Nội đã phát hiện và xử lý 20 đơn vị bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố vi phạm pháp luật với tổng số tiền phạt gần 1,3 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Big C khai tử một số mô hình kinh doanh
18:04' - 19/09/2016
Ngày 19/9, Big C Việt Nam chính thức công bố sẽ đóng cửa Trang thương mại điện tử Cdiscount kể từ ngày 31/12/2016.
-
Xe & Công nghệ
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng tại Đắk Lắk
10:44' - 19/09/2016
Trong 8 tháng đầu năm 2016, Đắk Lắk đã phát hiện 44/165 cơ sở vi phạm trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng; đồng thời, xử phạt hành chính gần 130 triệu đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.