GDP có thêm 162 tỷ USD nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công
Sáng 2/5, Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì tổ chức đã diễn ra với các phiên hội thảo, tọa đàm chuyên đề.
Phiên Hội thảo hiến kế về phát triển kinh tế số với chủ đề: “Hoàn thiện thể chế và các nền tảng phát triển kinh tế số tại Việt Nam” nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.
Gần 300 đại biểu, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, các hiệp hội, ngân hàng, doanh nghiệp, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ số trong nước và nước ngoài tham dự. Các kiến nghị, đề xuất tại Hội thảo được tổng hợp, báo cáo tại Phiên toàn thể của Diễn đàn vào chiều cùng ngày.
Hội thảo xoay quanh những vấn đề trọng tâm về phát triển nền kinh tế số Việt Nam như thiết lập mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế số; xây dựng và phát triển dữ liệu mở tại Việt Nam; giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; hợp tác công - tư trong phát triển hạ tầng số cốt lõi, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số; thiết lập xác thực - định danh điện tử tại Việt Nam và nhiều vấn đề liên quan đến các quy định pháp lý.
* GDP có thêm 162 tỷ USD nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công
Tại Hội thảo, các đại biểu có chung nhìn nhận, trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh.
Kinh tế số phát triển cùng với các hiện tượng mới nổi như công nghệ blockchain, nền tảng số, phương tiện truyền thông xã hội, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử, nông nghiệp chính xác; các doanh nghiệp liên quan đến phát triển phần mềm, ứng dụng, phát triển nội dung số và truyền thông, các dịch vụ và đào tạo liên quan, cùng với các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất và phát triển thiết bị công nghệ thông tin - truyền thông.
Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, Việt Nam cũng đang phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh liên quan như: Khung pháp lý; an toàn, an ninh mạng; sự thiếu hụt nguồn nhân lực ICT có chất lượng cao; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển Chính phủ điện tử.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, kinh tế số đang diễn ra nhanh chóng và có tác động to lớn, sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia; thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh, đến cách thức tiêu dùng, giao tiếp...
Dẫn nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore), Thứ trưởng này cho biết, kinh tế số của Việt Nam đạt 3 tỷ USD năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Tổ chức Data 61 (Australia), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công. Trong sự biến chuyển này, doanh nghiệp là trung tâm trong phát triển kinh tế số.
Bốn chính sách để phát triển kinh tế số ở Việt Nam được Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nêu ra, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng nền tảng thể chế cho các mô hình kinh doanh kinh tế số, bao gồm sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cho các ngành đang có nhiều mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số...
Cải cách thể chế để thu hút đầu tư công nghệ số trong các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ số.
Ông cũng đề cập đến việc phát triển hạ tầng kết nối, khuyến khích doanh nghiệp nhanh chóng phát triển dịch vụ internet di động 5G, xây dựng xa lộ internet cho các dịch vụ nhiều người dùng, xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu khác, đào tạo nguồn nhân lực các chuyên ngành an ninh mạng, công nghệ thông tin, truyền thông, giải trí... để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sản xuất và việc làm.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn các doanh nghiệp chủ động tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số và tham gia xây dựng các yếu tố nền tảng cho kinh tế số.
Chỉ ra rằng cần thúc đẩy kinh tế số ở mọi thành phần, Tổng Giám đốc ABB Việt Nam Brian Hull đề xuất Việt Nam nên tổ chức những cuộc thi hàng năm để tìm ra những nhà sản xuất tốt nhất, công nghệ, nhân lực giỏi nhất.
Đây là cách để mọi người hiểu rằng công nghệ số đang hiện diện, những kỹ sư trẻ có cơ hội tốt để nâng cao kinh nghiệm trong sản xuất.
Cùng với đó, tìm giải pháp thúc đẩy việc áp dụng công nghệ ở cả bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho sự phát triển. Những sáng kiến, dự án lớn được đưa ra cần đảm bảo Chính phủ sử dụng những công nghệ, những hạ tầng hiện đại nhất.
* Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
“Để phát triển kinh tế số, phải xây dựng được sự tin cậy trong hạ tầng số. Người tiêu dùng không thể giao dịch, người tham gia không thể tạo ra sự liên kết nếu không có sự tin cậy. Vì thế, an toàn, an ninh mạng, sự đảm bảo trong giao dịch là điều kiện quan trọng để xây dựng hạ tầng số và cho sự phát triển của kinh tế số”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng nhận định.
Theo ông, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Đề án quốc gia về chuyển đổi số, trong đó đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để chuyển đổi số nền kinh tế, xã hội, chuyển đổi số cơ quan nhà nước và một số ngành trọng điểm.
Bộ cũng chú trọng vào những giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh không gian mạng, tăng cường các giải pháp để chống mã độc, giảm các cuộc tấn công mạng từ nước ngoài vào Việt Nam.
Cũng đề cập đến việc đảm bảo an toàn an ninh mạng, Tổng Giám đốc ABB Việt Nam Brian Hull cho rằng, có nhiều ưu điểm khi thực hiện chuyển đổi sang hạ tầng thông minh, nhưng điều này cũng tiềm ẩn thách thức đến từ việc đảm bảo sự an toàn trong hoạt động. Nhiều nhà sản xuất toàn cầu đã phải dừng hoạt động vì những cuộc tấn công mạng.
Do đó, theo ông, cùng với hạ tầng thông minh, cần xây dựng những giải pháp đảm bảo an toàn an ninh hệ thống. Những công ty Việt Nam đảm bảo được điều này thì có thể đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.
Theo Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam Phạm Thế Trường, việc phát triển kinh tế số đi kèm với những thách thức, đặc biệt là về an toàn thông tin cá nhân.
"Bao nhiêu phần trăm trong số chúng ta sử dụng smartphone có thể khẳng định mình không bị theo dõi. Khi một người dân có tiền mua điện thoại, thì việc đảm bảo tự do cá nhân sẽ thuộc trách nhiệm của ai", ông Phạm Thế Trường đặt câu hỏi.
Vị Tổng Giám đốc này cho rằng trách nhiệm đó thuộc về Nhà nước. Chính phủ cần có những biện pháp để đảm bảo sự an toàn cho người dân trong nền kinh tế số, trước những thách thức ngày càng gia tăng phải đối mặt./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi?
15:17' - 02/05/2019
Bên cạnh các kênh dẫn vốn hấp dẫn, quỹ hưu trí tự nguyện được đánh giá kênh hiệu quả cho nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn
12:46' - 02/05/2019
Kinh tế tư nhân vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, rào cản phát triển, trong đó có vấn đề tiếp cận các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nhập CPTPP: Thách thức lớn nhất là doanh nghiệp phải tự đổi mới
11:53' - 02/05/2019
Thách thức lớn nhất là các doanh nghiệp phải tự đổi mới chính mình. Doanh nghiệp cần có tư duy coi cạnh tranh là lẽ đương nhiên của nền kinh tế thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).